Bài dạy Hóa học Lớp 8 - Bài 40+41 - Năm học 2019-2020

MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức:  
- HS hiểu được khái niệm dung môi chất tan và dung dịch. 
- Nắm được dung dịch bão hoà và dung dịch chưa bão hòa. 
- Tìm hiểu được biện pháp thúc đẩy sự hoà tan chất rắn trong nước được nhanh hơn nhờ: 
khuấy, đun nóng, nghiền nhỏ. 
- HS biết được cách pha chế dung dịch bão hòa và chưa bão hòa. 
 2.  Kỹ năng:   
- Phân tích so sánh.
pdf 7 trang Hạnh Đào 15/12/2023 2320
Bạn đang xem tài liệu "Bài dạy Hóa học Lớp 8 - Bài 40+41 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbai_day_hoa_hoc_lop_8_bai_4041_nam_hoc_2019_2020.pdf
  • pdfHOA 8_HD_TUAN 28.pdf

Nội dung text: Bài dạy Hóa học Lớp 8 - Bài 40+41 - Năm học 2019-2020

  1. HỆ THỐNG KIẾN THỨC – KỸ NĂNG - MÔN: HÓA HỌC 8 TUẦN 28 (Từ ngày 06/4/2020 đến ngày 11/04/2020) HỌC SINH THỰC HIỆN THEO HƯỚNG DẪN SAU: - Chép bài vào tập học, xem các thí nghiệm như SGK/135, hoàn thành phiếu học tập. - Làm bài tập theo yêu cầu của mỗi bài. BÀI 40: DUNG DỊCH MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - HS hiểu được khái niệm dung môi chất tan và dung dịch. - Nắm được dung dịch bão hoà và dung dịch chưa bão hòa. - Tìm hiểu được biện pháp thúc đẩy sự hoà tan chất rắn trong nước được nhanh hơn nhờ: khuấy, đun nóng, nghiền nhỏ. - HS biết được cách pha chế dung dịch bão hòa và chưa bão hòa. 2. Kỹ năng: - Phân tích so sánh. A.NỘI DUNG BÀI HỌC: I. Dung môi – chất tan – dung dịch * Thí nghiệm 1: - Cho 1 thìa đường vào cốc nước khuấy nhẹ. - Trong thí nghiệm này. +Đường là chất tan. +Nước hoà tan đường nước là dung môi. +Nước đường dung dịch. * Thí nghiệm 2: - Cho vào mỗi cốc một thìa dầu ăn (cốc 1 đựng nước, cốc 2 đựng dầu hoả ) khuấy nhẹ. - Làm thí nghiệm và nhận xét:
  2. + Cốc 1: nước không hoà tan được dầu ăn. + Cốc 2: dầu hoả hoà tan được dầu ăn tạo thành hỗn hợp đồng nhất. - Dầu ăn: chất tan. - Dầu hoả: dung môi. Dung môi là chất có khả năng hoà tan chất khác để tạo thành dung dịch. Chất tan là chất bị hoà tan trong dung môi. Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan. II. Dung dịch chưa bão hòa và dung dịch bão hòa * Thí nghiệm 3. - Tiếp tục cho đường vào cốc ở thí nghiệm 1 khuấy nhẹ. Khi dung dịch vẫn còn có thể hoà tan được thêm chất tan gọi là dung dịch chưa bão hoà. - Tiếp tục cho đường vào cốc dung dịch trên, vừa cho đường vừa khuấy. -Dung dịch không thể hòa tan thêm được chất tan dung dịch bão hoà.
  3. Vậy : Ở một nhiệt độ xác định: -Dung dịch chưa bão hoà là dung dịch có thể hoà tan thêm chất tan. -Dung dịch bão hoà là dung dịch không thể hoà tan thêm chất tan. III. Làm thế nào để quá trình hòa tan chất rắn trong nước xảy ra nhanh hơn. - Làm thí nghiệm: cho vào mỗi cốc (25 ml nước) một lượng muối ăn như nhau. + Cốc 1: để yên. + Cốc 2: khuấy đều. + Cốc 3: đun nóng + Cốc 4: nghiền nhỏ. - Vậy: Muốn quá trình hoà tan chất rắn xảy ra nhanh hơn, ta thực hiện 1, 2 hoặc cả 3 biện pháp sau: + Khuấy dung dịch. + Đun nóng dung dịch. + Nghiền nhỏ chất rắn. B. DẶN DÒ: - HS làm bài tập 1,2,3,4,5,6 trang 138 SGK BÀI 41: ĐỘ TAN CỦA MỘT CHẤT TRONG NƯỚC Trọng tâm kiến thức – kĩ năng : *Kiến thức : - Biết được khái niệm về độ tan của một chất trong nước. - Nắm được các yếu tố ảnh hưởng đến độ tan của chất rắn: nhiệt độ, áp suất. *Kĩ năng : - Tra được bảng tính tan để xác định được: chất tan, chất không tan, chất ít tan. - Giải thích được một số hiện tượng thực tế. - Tính được độ tan của chất rắn ở nhiệt độ xác định.
  4. PHƯƠNG THỨC HỌC TẬP 1) Phương pháp học tập : tìm tòi, nghiên cứu. 2) Nội dung học tập : hoàn thành phiếu học tập tại nhà. HỌ VÀ TÊN HỌC SINH : LỚP : BÀI 41: ĐỘ TAN CỦA MỘT CHẤT TRONG NƯỚC NỘI DUNG 1 : CHẤT TAN – CHẤT KHÔNG TAN. Tìm hiểu : chất tan – chất không tan. NỘI DUNG : ĐỘ TAN CỦA MỘT CHẤT TRONG NƯỚC. Tìm hiểu : + Định nghĩa và công thức độ tan. + Những yếu tố ảnh hưởng đến độ tan. PHIẾU HỌC TẬP BÀI 41: ĐỘ TAN CỦA MỘT CHẤT TRONG NƯỚC I-/ Chất tan và chất không tan. 1. Thí nghiệm về tính tan của chất Thí nghiệm 1: Lấy lượng nhỏ muối ăn (NaCl) vào ống nghiệm rồi cho nước cất vào lắc mạnh. Lọc lấy nước lọc. Nhỏ vài giọt nước lọc lên tấm kính sạch. Làm bay hơi nước từ từ cho đến hết.(Hình 6.4) Nhận xét: (Gợi ý: quan sát tấm kính TN1 ở hình 6.4) Kết luận: Muối ăn (NaCl) .trong nước. (tan/không tan) Thí nghiệm 2: Tương tự TN1 thay muối ăn (NaCl) bằng canxi cacbonat (CaCO3) (Hình 6.4) Nhận xét: (Gợi ý: quan sát tấm kính TN2 ở hình 6.4) Kết luận: Canxi cacbonat (CaCO3) .trong nước. (tan/không tan) Hình 6.4
  5. Ta nhận thấy, có chất tan và có chất không tan trong nước. Ngoài ra còn có chất tan nhiều và có chất tan ít trong nước. 2. Tính tan trong nước của một số axit, bazơ, muối. - Đọc thông tin trong SGK/140. (axit, bazơ, muối HS sẽ được tìm hiểu ở năm lớp 9). - Dựa vào bảng tính tan SGK/156, hãy cho biết khả năng tan trong nước của các hợp chất sau đây: - KOH: . - BaSO4: - Ca(OH)2: - AlCl3: . HS có thể tìm hiểu về cách sử dụng bảng tính tan trên internet. II-/ Độ tan của một chất trong nước. Ở 250C, khi hòa tan 36 gam muối ăn (NaCl) vào 100g nước thì thu được dung dịch muối bão hòa. Ta nói độ tan của NaCl ở 250C là 36 gam. 1. Định nghĩa: Độ tan (kí hiệu S) của một chất trong nước là . chất đó hòa tan trong nước để tạo thành dung dịch . ở nhiệt độ xác đinh. Công thức: 풕 푺 = . 푯 푶 S : độ tan (gam) mct : mH2O : . Hãy xác dịnh độ tan của NaCl ở 200C, biết rằng ở 200C khi hòa tan 60 gam NaCl trong 200 gam nước thì thu được dung dịch bão hòa. 2. Những yếu tố ảnh hưởng đến độ tan. a. Độ tan của chất rắn trong nước phụ thuộc vào nhiệt độ.
  6. 0 0 Dựa vào hình 6.5 hãy xác định độ tan của NaNO3 , KBr lần lượt ở 30 C và 60 C. Kết luận: Khi tăng nhiệt độ thì độ tan của chất rắn .Số ít trường hợp, khi tăng nhiệt độ thì độ tan lại giảm. b. Độ tan của chất khi trong nước phụ thuộc vào nhiệt độ và áp suất Hình 6.6 Ảnh hưởng của nhiệt độ đến độ tan của chất khí Dựa vào hình 6.6, hãy nhận xét về độ tan của khí N2 khi nhiệt độ giảm dần. Kết luận: Độ tan của chất khí trong nước sẽ nếu ta nhiệt độ và tăng áp suất. III-/ Dặn dò. - Học bài 41. - Đọc trước bài 42. IV-/ Bài tập.
  7. A. Bài tập sách giáo khoa - Hoàn thành các bài tập trong sách giáo khoa của bài 41/tr142. B. Bài tập luyện thêm Bài 1. Tại sao khi mở nắp chai nước ngọt có ga lại có nhiều bọt khí thoát ra? Bài 2. Tìm khối lượng đường cần dùng để hòa tan vào 250 gam nước ở 200C để tạo thành dung dịch bão hòa. Biết rằng ở 200C, độ tan của đường là 200 gam.