Bài dạy Hóa học Lớp 8 - Bài 42: Nồng độ dung dịch - Năm học 2019-2020

I. MỤC TIÊU:                 
1. Kiến thức: 
 - Nắm được khái niệm nồng độ phần trăm (C%) của dung dịch. 
- Công thức tính C% của dung dịch. 
 - Khái niệm về  nồng độ moℓ (CM). 
 - Công thức tính CM của dung dịch. 
 - Vận dụng kiến thức để làm các bài tập liên quan. 
2. Kĩ năng: 
 - Xác định chất tan, dung môi, dung dịch trong một số trường hợp cụ thể. 
 - Vận dụng được công thức để tính C% ; CM của một số dung dịch hoặc các đại lượng có 
liên quan. 
3. Thái độ: 
          Có ý thức học tập cẩn thận, nghiêm túc và khoa học. 
II. PHƯƠNG THỨC HỌC TẬP
pdf 4 trang Hạnh Đào 15/12/2023 3280
Bạn đang xem tài liệu "Bài dạy Hóa học Lớp 8 - Bài 42: Nồng độ dung dịch - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbai_day_hoa_hoc_lop_8_bai_42_nong_do_dung_dich_nam_hoc_2019.pdf
  • pdfHOA 8_HD_TUAN 29.pdf

Nội dung text: Bài dạy Hóa học Lớp 8 - Bài 42: Nồng độ dung dịch - Năm học 2019-2020

  1. HỆ THỐNG KIẾN THỨC – KỸ NĂNG - MÔN: HÓA HỌC 8 TUẦN 29 (Từ ngày 13/4/2020 đến ngày 18/04/2020) HỌC SINH THỰC HIỆN THEO HƯỚNG DẪN SAU: - Chép bài vào tập học, xem thêm SGK/143,144,145 và hoàn thành phiếu học tập. - Làm bài tập theo yêu cầu vào tập bài tập. - Chụp bài làm của mình gửi cho giáo viên môn Hóa học. BÀI 42: NỒNG ĐỘ DUNG DỊCH I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nắm được khái niệm nồng độ phần trăm (C%) của dung dịch. - Công thức tính C% của dung dịch. - Khái niệm về nồng độ moℓ (CM). - Công thức tính CM của dung dịch. - Vận dụng kiến thức để làm các bài tập liên quan. 2. Kĩ năng: - Xác định chất tan, dung môi, dung dịch trong một số trường hợp cụ thể. - Vận dụng được công thức để tính C% ; CM của một số dung dịch hoặc các đại lượng có liên quan. 3. Thái độ: Có ý thức học tập cẩn thận, nghiêm túc và khoa học. II. PHƯƠNG THỨC HỌC TẬP 1) Phương pháp học tập : tìm tòi, nghiên cứu. 2) Nội dung học tập : hoàn thành phiếu học tập tại nhà. Phiếu học tập BÀI 42: NỒNG ĐỘ DUNG DỊCH 1. Nồng độ phần trăm của dung dịch: .
  2. Công thức tính nồng độ phần trăm của dung dịch: mct C%.m dd C% .100% mct mdd 100% m .100% m ct dd C% Trong đó: mct: mdd: C%: Lưu ý: Khối lượng dung dịch = khối lượng dung môi + khối lượng chất tan (mdd = mdm + mct ) Ví dụ 1: Hòa tan 15g NaCl vào 45g nước. Tính C% của dung dịch. Giải: Khối lượng dung dịch là: mdd = mct + mdm=15+45 = 60(g) Nồng độ phần trăm của dung dịch là: m 15 C% ct .100% .100% 25% m 60 dd Ví dụ 2: Dung dịch H2SO4 nồng độ 14%. Tính khối lượng H2SO4 có trong 150g dung dịch. Giải: Khối lượng chất tan H2SO4 là: C%.m 14%.150 m dd 21(g) ct 100% 100% Ví dụ 3: Hòa tan 50g đường vào nước, được dung dịch đường có nồng độ 25%. a. Tính khối lượng dung dịch đường thu được. b. Tính khối lượng nước cần dùng cho sự pha chế. Giải: a. Khối lượng dung dịch đường thu được là:
  3. m .100% 50.100% m ct 200(g) dd C% 25% b. Khối lượng nước cần dùng cho sự pha chế là: mdm= mdd – mct = 200 – 50 = 150 (g) 2. Nồng đô mol của dung dịch  Nồng độ mol ( kí hiệu là CM) của dung dịch cho biết số mol chất tan trong 1 lít dung dịch.  Công thức tính nồng độ mol của dung dịch là: 풏 CM = 푽 Trong đó: CM: (M) hoặc (mol/l) n: (mol) V: (lit) Ví dụ 1: a/ Trong 200 ml dung dịch có hoà tan 16g NaOH. Tính nồng độ mol của dung dịch. b/ Tính khối lượng H2SO4 có trong 50 ml dung dịch H2SO4 2M. a/ Hướng dẫn + Đổi Vdd thành lit. + Tính khối lượng mol NaOH + Tính số mol chất tan (nNaOH). + Áp dụng công thức tính CM. Tóm tắt Lời giải a/Vdd = 200 ml = 0,2 l Số mol của 16g NaOH: mNaOH = 16g m 16 nNaOH = = = 0,4 mol CM = ?M M 40 Nồng độ mol của dung dịch: n 0,4 CM = = = 2(M) V 0,2 b/ Hướng dẫn + Đổi Vdd thành lit. + Tính số mol H2SO4 + Tính khối lượng mol M của H2SO4 + Áp dụng công thức tính m Tóm tắt Lời giải b/ Vdd = 50 ml = 0,05 l Số mol của H2SO4: CM = 2M n = CM.Vdd = 2 . 0,05 = 0,1(mol) mH2SO4 = ?g Khối lượng H2SO4: m = n.M = 0,1 . 98 = 9,8(g)
  4. Ví dụ 2: Trộn 2 lít dung dịch đường 0,5M với 3 lít dung dịch đường 1M. Tính nồng độ mol của dung dịch đường sau khi trộn. Hướng dẫn : + Tính số mol đường (n1) có trong 2 lít dung dịch đường 0,5M + Tính số mol đường (n2) có trong 3 lít dung dịch đường 1M + Tính Vdd sau khi trộn. + Tính CM sau khi trộn. Tóm tắt Lời giải Vdd1 = 2l Số mol đường có trong dung dịch 1: CM1 = 0,5 M n = CM1 Vdd1 = 0,5 . 2 = 1 (mol) Vdd2 = 3l Số mol đường có trong dung dịch 2: CM2 = 0,5 M n = CM2 Vdd2 = 1. 3 = 3 (mol) CM = ?M Thể tích của dung dịch sau khi trộn: Vdd = 2 + 3 = 5 (lit) Nồng độ mol của dung dịch đường sau khi trộn: n 1+3 4 CM = = = =0,8 (M) V 5 5 DẶN DÒ: - Học thuộc các công thức có chú thích trong bài. - Làm bài tập: A. Bài tập sách giáo khoa - Hoàn thành các bài tập 1 → 7 trong sách giáo khoa trang 145,146 B. Bài tập luyện thêm Cho 6,5 gam kẽm tác dụng với 100 ml dung dịch axit clohidric (HCl). Sau phản ứng thu được muối kẽm clorua (ZnCl2) và có bọt khí thoát ra (H2). a. Viết phương trình hóa học của phản ứng trên. b. Tính thể tích khí thoát ra ở điều kiện tiêu chuẩn. c. Tính nồng độ mol của dung dịch axit clohidric đã dùng.