Bài dạy Sinh học Lớp 7 - Tuần 24 - Năm học 2019-2020
A. KIẾN THỨC – KỸ NĂNG CẦN ĐẠT
- Trình bày đặc điểm cấu tạo trong của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn.
- Nêu được đặc điểm cấu tạo của hệ thần kinh phù hợp với nhiều hoạt động phức tạp.
B. NỘI DUNG BÀI HỌC
- Trình bày đặc điểm cấu tạo trong của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn.
- Nêu được đặc điểm cấu tạo của hệ thần kinh phù hợp với nhiều hoạt động phức tạp.
B. NỘI DUNG BÀI HỌC
Bạn đang xem tài liệu "Bài dạy Sinh học Lớp 7 - Tuần 24 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- bai_day_sinh_hoc_lop_7_tuan_24_nam_hoc_2019_2020.pdf
- SINH 7_HD_TUAN 24.pdf
Nội dung text: Bài dạy Sinh học Lớp 7 - Tuần 24 - Năm học 2019-2020
- NỘI DUNG KIẾN THỨC KỸ NĂNG - MÔN SINH 7 TUẦN 24 ( 09/03/2020 đến 14/3/2020) BÀI - CẤU TẠO TRONG CỦA CHIM BỒ CÂU A. KIẾN THỨC – KỸ NĂNG CẦN ĐẠT - Trình bày đặc điểm cấu tạo trong của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn. - Nêu được đặc điểm cấu tạo của hệ thần kinh phù hợp với nhiều hoạt động phức tạp. B. NỘI DUNG BÀI HỌC I. Các cơ quan dinh dưỡng 1. Tiêu hóa: cấu tạo hoàn chỉnh hơn bò sát nên tốc độ tiêu hóa nhanh hơn. 2. Tuần hoàn: Tim 4 ngăn hoàn chỉnh, 2 vòng tuần hoàn, máu đỏ tươi đi nuôi, có van giúp máu chỉ chảy theo một chiều. So sánh sự khác nhau giữa hệ tuần hoàn của chim bồ câu với hệ tuần hoàn của thằn lằn. 3. Hô hấp: Phổi gồm một mạng ống khí dày đặc tạo nên một bề mặt trao đổi khí rất rộng. Sự thông khí ở phổi là nhờ hệ thống túi khí (9 túi) phân nhánh. Khi chim đậu, hô hấp nhờ sự thay đổi thể tích lồng ngực. Hệ hô hấp của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay như thế nào? 4. Bài tiết: Thận sau, không có bóng đái. 5. Sinh dục: chim trống có đôi tinh hoàn và các ống dẫn tinh phát triển. Ở chim mái chỉ có buồng trứng và ống dẫn trứng bên trái phát triển. II. Các cơ quan dinh dưỡng Não trước, não giữa và não sau phát triển hơn bò sát liên quan đến nhiều hoạt động phức tạp. C. DẶN DÒ: Trả lời câu hỏi 1 SGK/142 BÀI – ĐA DẠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA LỚP CHIM A. KIẾN THỨC – KỸ NĂNG CẦN ĐẠT - Biết được sự đa dạng của lớp Chim gồm 3 nhóm: Chim chạy, chim bơi, chim bay. - Trình bày đặc điểm chung của lớp Chim - Nêu được vai trò thực tiễn của Chim. B. NỘI DUNG BÀI HỌC I. Các nhóm chim
- - Lớp chim được chia làm 3 nhóm: + Nhóm Chim chạy: Hoàn toàn không biết bay, chạy nhanh (chim đà điểu). + Nhóm Chim bơi: Chim hoàn toàn không biết bay, bơi giỏi (chim cánh cụt). + Nhóm Chim bay: Gồm đa số các loài chim biết bay hiện nay (gà, vịt, chim bồ câu, ). Kể tên một vài đại diện khác của các nhóm chim mà em biết? II. Đặc điểm chung Trình bày đặc điểm chung của lớp Chim? - Mình có lông vũ bao phủ. - Chi trước biến đổi thành cánh. Có mỏ sừng. - Phổi có mạng ống khí, có túi khí tham gia vào hô hấp. - Tim 4 ngăn, máu đỏ tươi nuôi cơ thể, là động vật hằng nhiệt. - Trứng có vỏ đá vôi, được ấp nở ra con nhờ thân nhiệt của chim bố, mẹ. III. Vai trò Nêu vai trò thực tiễn của lớp Chim? Cho ví dụ dẫn chứng. - Lợi ích: + Cung cấp thực phẩm. + Làm chăn, đệm, đồ trang trí. + Huấn luyện để săn mồi, phục vụ du lịch. + Ăn sâu bọ và động vật gặm nhấm. + Giúp phát tán cây rừng. - Tác hại: + Ăn hạt, quả, cá + Là động vật trung gian truyền bệnh. C. DẶN DÒ TUẦN 25 - Ôn nội dung kiến thức tuần 24. - Sưu tầm một số video về đời sống và tập tính của chim.
- - Làm bảng 1 SGK/ 150.