Bài dạy Vật lý Lớp 9 - Bài 42+ 43: Thấu kính hội tụ. Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ - Năm học 2019-2020

I. Mục tiêu bài học: 
- Lý thuyết: Học sinh nắm đặc điểm cấu tạo , hình dạng của TKHT 
- Học sinh nhận biết được TKHT( nhìn , sờ vào TK) 
- Hs nhận biết đường truyền của 3 tia sáng đặc biệt qua TKHT 
- Hs biết cách dựng ảnh qua TKHT 
II. Nội dung bài học:
pdf 3 trang Hạnh Đào 15/12/2023 4140
Bạn đang xem tài liệu "Bài dạy Vật lý Lớp 9 - Bài 42+ 43: Thấu kính hội tụ. Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbai_day_vat_ly_lop_9_bai_42_43_thau_kinh_hoi_tu_anh_cua_mot.pdf
  • pdfLY 9_HD_TUAN 26.pdf

Nội dung text: Bài dạy Vật lý Lớp 9 - Bài 42+ 43: Thấu kính hội tụ. Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ - Năm học 2019-2020

  1. HỆ THỐNG KIẾN THỨC – KỸ NĂNG - MÔN: VẬT LÝ 9 TUẦN 26 (Từ ngày 23/3 đến ngày 28/3/2020) CHỦ ĐỀ: “THẤU KÍNH HỘI TỤ. ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI THẤU KÍNH HỘI TỤ” I. Mục tiêu bài học: - Lý thuyết: Học sinh nắm đặc điểm cấu tạo , hình dạng của TKHT - Học sinh nhận biết được TKHT( nhìn , sờ vào TK) - Hs nhận biết đường truyền của 3 tia sáng đặc biệt qua TKHT - Hs biết cách dựng ảnh qua TKHT II. Nội dung bài học: Bài 42, 43: THẤU KÍNH HỘI TỤ. ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI THẤU KÍNH HỘI TỤ Thấu kính làm bằng vật liệu trong suốt (thủy tinh hay nhựa) được giới hạn bởi hai mặt cầu (một trong hai có thể là mặt phẳng) I .Thấu kính hội tụ - Thấu kính hội tụ có phần rìa mỏng hơn phần giữa - Một chùm tia tới song song với trục chính của thấu kính hội tụ cho chùm tia ló hội tụ tại tiêu điểm của thấu kính. Kí hiệu TKHT - Quang tâm O của thấu kính là một điểm mà mọi tia sáng tới điểm đó đều truyền thẳng. - Trục chính (Δ) của thấu kính là đường thẳng đi qua quang tâm của thấu kính và vuông góc với mặt ( ) F O F’ của thấu kính. - Mỗi thấu kính có hai tiêu điểm F và F’ nằm về hai phía của thấu kính và cách đều quang tâm. F, F’: là tiêu điểm - Tiêu cự là khoảng cách từ quang tâm đến mỗi tiêu điểm OF = OF’ = f O :là quang tâm S * Đường truyền ba tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ: : là trục chính ( ) F O F’ R
  2. - 1: Tia tới đến quang tâm thì tia ló tiếp tục truyền thẳng theo phương của tia tới. S I - 2: Tia tới song song với trục chính thì tia ló qua tiêu điểm F’. ( ) F O F’ - 3: Tia tới qua tiêu điểm F thì tia ló S song song với trục chính. ( ) F O F’ II .Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ I R 1/Đặc điểm ảnh của một vật tạo bởi TKHT - Vật đặt ngoài khoảng tiêu cự cho ảnh thật, ngược chiều với vật. - Vật đặt trong khoảng tiêu cự cho ảnh ảo, lớn hơn vật và cùng chiều với vật. - Khi vật đặt rất xa thấu kính thì ảnh thật có vị trí cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự. 2/ Cách dựng ảnh: a/ Muốn dựng ảnh S’ của một điểm sáng S đặt trước thấu kính hội tụ và ngoài trục chính ta chỉ cần vẽ đường truyền của hai trong ba tia sáng đặc biệt. S I I ( ) F O F’ S’ b/Muốn dựng ảnh A’B’ của một vật sáng AB đặt trước thấu kính hội tụ (AB vuông góc với trục chính của thấu kính, A nằm trên trục chính), chỉ cần dựng ảnh B’ của B bằng cách vẽ đường truyền của hai tia sáng đặc biệt, sau đó từ B’ hạ vuông góc xuống trục chính ta có ảnh A’ của A.
  3. III: Dặn dò: - Dựng ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ trong 2 trường hợp: vật đặt ngoài tiêu cự và vật đặt trong tiêu cự.