Bài giảng Hóa học Lớp 8 - Bài 26: Oxit - Trường THCS Hồng Bàng

I./ ĐỊNH NGHĨA  

CuO, K2O, CO2, P2O5

+ Những chất trên là đơn chất hay hợp chất?

+ Những hợp chất trên được tạo bởi  mấy nguyên tố?

+ Trong những hợp chất trên đều có chung nguyên tử nào?

pptx 23 trang Hạnh Đào 14/12/2023 720
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Hóa học Lớp 8 - Bài 26: Oxit - Trường THCS Hồng Bàng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_hoa_hoc_lop_8_bai_26_oxit_truong_thcs_hong_bang.pptx

Nội dung text: Bài giảng Hóa học Lớp 8 - Bài 26: Oxit - Trường THCS Hồng Bàng

  1. TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HỒNG BÀNG HOÁ HỌC 8 Ñaëng Höõu Hoaøng
  2. BÀI 26 OXIT Thời gian 1 tiết
  3. I./ ĐỊNH NGHĨA CuO, K2O, CO2, P2O5 + Những chất trên là đơn chất hay hợp chất? + Những hợp chất trên được tạo bởi mấy nguyên tố? + Trong những hợp chất trên đều có chung nguyên tử nào?
  4. I./ ĐỊNH NGHĨA CuO, K2O, CO2, P2O5 * Những hợp chất được tạo bởi 2 nguyên tố , trong đó có 1 nguyên tố O gọi là oxit.
  5. I./ ĐỊNH NGHĨA Oxit là gì? Oxit là hợp chất của 2 nguyên tố , trong đó có một nguyên tố là oxi.
  6. I./ ĐỊNH NGHĨA Bài tập . Trong các chất sau: Na2O ; Ba(OH)2 ; FeS ; SO3 ;CaSO4 ; Fe3O4 chất nào thuộc loại oxit? OXIT Na2O Ba(OH)2 FeS SO3 CaSO4 Fe3O4
  7. I./ ĐỊNH NGHĨA Câu hỏi. Vì sao Ba(OH)2; CaSO4; FeS không phải là oxit?
  8. II./ CÔNG THỨC Em có nhận xét gì về thành phần nguyên tố trong công thức của các oxit : P2O5 ; K2O ; SO3 ; Fe2O3 Gọi M là kí hiệu của 1 nguyên tố khác trong công thức hoá học của oxit ; x, y lần lượt là chỉ số của M và O. Hãy viết công thức dạng chung của oxit. Công thức chung của oxit: MxOy
  9. II./ CÔNG THỨC Nhắc lại quy tắc về hóa trị đối với hợp chất gồm 2 nguyên tố hóa học. Theo quy tắc hoá trị : x.n = y.II Gọi n là hóa trị của M, hãy viết biểu thức theo đúng quy tắc hóa trị cho công thức dạng chung của oxit. n II Công thức chung của oxit: MxOy
  10. II./ CÔNG THỨC Công thức chung của oxit: n II MxOy Ký hiệu của oxi O kèm theo chỉ số y Ký hiệu của một nguyên tố khác M kèm theo chỉ số x * Để lập công thức hoá học của oxit phải biết hóa trị của nguyên tố tạo oxit hoặc phần trăm các nguyên tố trong oxit và phân tử khối.
  11. II./ CÔNG THỨC Bài tập . Lập nhanh công thức hoá học của hợp chất oxit tạo bởi : Công thức hoá học Cr(III) và O Cr2O3 P (V) và O P2O5
  12. II./ CÔNG THỨC Bài tập . Tính hóa trị của Al và K có trong: Al2O3 Al ( III ) K ( I ) K2O
  13. III./ PHÂN LOẠI Dựa vào thành phần cấu tạo hoá học của oxit. Em hãy phân loại các oxit sau: CO2 P2O5 K2O SO2 Fe2O3, MgO
  14. III./ PHÂN LOẠI 1. OXIT AXIT Thường là oxit của phi kim và tương ứng với một axit Oxit axit Axit tương ứng SO3 H2SO4 (axit sunfuric) CO2 H2CO3 (axit cacbonic) P2O5 H3PO4 (axit photphoric)
  15. III./ PHÂN LOẠI 2. OXIT BAZƠ Thường là oxit của kim loại và tương ứng với một bazơ Oxit bazơ Bazơ tương ứng Na2O NaOH (bazơ natri hidroxit) CaO Ca(OH)2 (bazơ canxi hidroxit) CuO Cu(OH)2 (bazơ đồng hidroxit)
  16. IV./ CÁCH GỌI TÊN Nguyên tắc chung gọi tên oxit Tên oxit : Tên nguyên tố + oxit Thí dụ K2O - Kali oxit ZnO - Kẽm oxit CO - Cacbon oxit
  17. IV./ CÁCH GỌI TÊN Nếu kim loại có nhiều hoá trị Tên gọi : Tên kim loại (kèm theo hoá trị) + oxit Thí dụ Cu2O - Đồng (I) oxit CuO - Đồng (II) oxit
  18. IV./ CÁCH GỌI TÊN Nếu phi kim có nhiều hoá trị Tên gọi : Tên phi kim + oxit (có tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim) (có tiền tố chỉ số nguyên tử oxi) Dùng các tiền tố để chỉ số nguên tử 1: mono 2: đi 3: tri 4: tetra 5: penta
  19. IV./ CÁCH GỌI TÊN Thí dụ CO - Cacbon monooxit CO2 - Cacbon đioxit SO2 - Lưu huỳnh đioxit SO3 - Lưu huỳnh trioxit P2O3 - điphotpho trioxit P2O5 - điphotpho pentaoxit
  20. Bài tập . Hãy phân loại và gọi tên các oxit : P2O3; Fe2O3; CaO ; N2O5 ; theo nội dung bảng sau: OXIT AXIT OXIT BAZƠ Công thức Tên gọi Công thức Tên gọi hoá học hoá học P2O3 Điphotpho trioxit Fe2O3 Sắt (III)oxit N2O5 Đinitơ pentaoxit CaO Canxi oxit
  21. KIẾN THỨC CẦN NHỚ
  22. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ * ĐỐI VỚI BÀI HỌC Ở TIẾT HỌC NÀY - Học bài, làm bài tập 1, 2, 3 SGK trang 91. * ĐỐI VỚI BÀI HỌC Ở TIẾT HỌC TIẾP THEO - Chuẩn bị giờ sau: Điều chế oxi – Phản ứng phân hủy
  23. Bài học đã chấm dứt Thân ái chào các em 23 tháng 10 năm 2013