Bài giảng Lịch sử Khối 5 - Bài: Bến Tre đồng khởi - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học Nguyễn Văn Tạo
MỤC TIÊU:
- Tìm hiểu về phong trào “Đồng khởi” của nhân dân tỉnh Bến Tre
- Bài học từ phong trào “Đồng khởi”
- Yêu thích môn học
+ Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực quan sát, ghi nhớ
+ Giáo dục sự yêu thích với môn học.
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Lịch sử Khối 5 - Bài: Bến Tre đồng khởi - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học Nguyễn Văn Tạo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- bai_giang_lich_su_khoi_5_bai_ben_tre_dong_khoi_nam_hoc_2020.pptx
Nội dung text: Bài giảng Lịch sử Khối 5 - Bài: Bến Tre đồng khởi - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học Nguyễn Văn Tạo
- Trường Tiểu học Nguyễn Văn Tạo Lịch sử Khối 5 Bài:Bến Tre đồng khởi
- Thứ tư ngày 03 tháng 2 năm 2021 Lịch sử Bến Tre đồng khởi
- Hoàn cảnh bùng nổ phong trào “Đồng khởi”
- Vì sao nhân dân miền Nam đồng loạt đứng lên chống lại Mĩ –Diệm? Mĩ thi hành những cuộc thảm sát đẫm máu cho nhân dân miền Nam. Trước tình hình đó, không còn con đường nào khác, nhân dân buộc phải vùng lên phá tan ách kìm kẹp.
- Phong trào bùng nổ vào thời gian nào? Tiêu biểu nhất là ở đâu? Phong trào bùng nổ từ cuối năm 1959 - đầu năm 1960, mạnh mẽ nhất là ở Bến Tre.
- Hoàn cảnh bùng nổ phong trào “Đồng khởi” Bến Tre - - Mĩ thi hành những cuộc thảm sát đẫm máu cho nhân dân miền Nam. Trước tình hình đó , không còn con đường nào khác, nhân dân buộc phải vùng lên phá tan ách kìm kẹp. - Phong trào bùng nổ từ cuối năm 1959 đầu năm 1960, mạnh mẽ nhất là ở Bến Tre.
- Phong trào “Đồng khởi” của nhân dân tỉnh Bến Tre
- 1. Thuật lại sự kiện ngày 17-1-1960? 2. Sự kiện này ảnh hưởng gì đến các huyện khác của Bến Tre ? Nêu kết quả phong trào “Đồng khởi “ ở Bến Tre. 3. Phong trào“Đồng khởi“ Bến Tre có ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam như thế nào? 4. Ý nghĩa của phong trào “Đồng khởi” Bến Tre.
- 1. Thuật lại sự kiện ngày 17-1- 1960? Ngày 17-1-1960, nhân dân huyện Mỏ Cày đứng lên khởi nghĩa, mở đầu cho phong trào “ Đồng khởi “ tỉnh Bến Tre.
- 2. Sự kiện này ảnh hưởng gì đến các huyện khác của Bến Tre? Nêu kết quả phong trào “Đồng khởi”ở Bến Tre. Phong trào lan nhanh ra các huyện khác. Trong 1 tuần lễ, ở Bến Tre đã có 22 xã được giải phóng, 29 xã khác tiêu diệt ác ôn,vây đồn, giải phóng nhiều ấp.
- 3. Phong trào“Đồng khởi“ Bến Tre có ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam như thế nào ? Phong trào “Đồng khởi “ Bến Tre đã trở thành ngọn cờ tiên phong, đẩy mạnh cuộc đấu tranh của đồng bào miền Nam ở cả nông thôn và thành thị. Nông dân, công nhân, trí thức, đều tham gia đấu tranh chống Mĩ – Diệm.
- 4. Ý nghĩa của phong trào “Đồng khởi” Bến Tre • Phong trào mở ra thời kì mới cho cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam. Nhân dân miền Nam cầm vũ khí chống quân thù, đẩy Mĩ và quân đội Sài Gòn vào thế bị động, lúng túng.
- Ngày 17-1-1960, nhân dân huyện Mỏ Cày đứng lên khởi nghĩa, mở đầu cho phong trào đồng khởi. Phong trào lan rộng khắp các huyện khác của Bến Tre. Sau một tuần: 22 xã được giải phóng, 29 xã khác tiêu diệt được ác ôn, giải phóng được nhiều ấp.
- Nhiều nơi, Uỷ ban nhân dân tự quản được thành lập, bọn phản cách mạng bị trừng trị, dân nghèo được chia ruộng. Mở ra thời kì mới: Nhân dân miền Nam cầm vũ khí chống quân thù, Mĩ – Diệm rơi vào thế bị động, lúng túng.
- Bài học: Cuối năm 1959 - đầu năm 1960, phong trào “Đồng khởi ” nổ ra và thắng lợi ở nhiều vùng nông thôn miền Nam. Bến Tre là nơi tiêu biểu của phong trào “Đồng khởi”.