Bài giảng Vật lí Lớp 9 - Tiết 40: Máy phát điện xoay chiều - Trường THCS Quách Văn Phẩm

II. Máy phát điện xoay chiều trong kỹ thuật

1. Đặc tính kỹ thuật.

Máy phát điện xoay chiều trong kĩ thuật :

Cường độ dòng điện đến : 2000 A, công suất 300 MW.

Hiệu điện thế đến 25000 V, tần số 50 Hz

2. Cách làm quay máy phát điện

Để làm quay Rôto của máy phát điện người ta dùng tua bin nước, động cơ nổ, cánh quạt gió….

pptx 19 trang BaiGiang.com.vn 31/03/2023 1280
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Vật lí Lớp 9 - Tiết 40: Máy phát điện xoay chiều - Trường THCS Quách Văn Phẩm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_vat_li_lop_9_tiet_40_may_phat_dien_xoay_chieu_truo.pptx

Nội dung text: Bài giảng Vật lí Lớp 9 - Tiết 40: Máy phát điện xoay chiều - Trường THCS Quách Văn Phẩm

  1. VẬT LÍ 9
  2. Kiểm tra bài cũ: 1. Dòng điện xoay chiều là gì ? 2. Nêu các cách tạo ra dòng điện xoay chiều ?
  3. Cái đinamô ở xe đạp nhỏ xíu và nhà máy thủy điện Hòa Bình khổng lồ đều cho dòng điện xoay chiều. Vậy cấu tạo và chuyển vận của chúng có gì giống nhau và khác nhau ?
  4. Tiết 40 : MÁY PHÁT ĐIỆN XOAY CHIỀU I – Cấu tạo và hoạt động của máy phát điện xoay chiều . 1. Quan sát : Hình 34.1 Hình 34.2 C1. Hãy chỉ ra những bộ phận chính của mỗi loại máy phát điện này và nêu lên chỗ giống và khác nhau của chúng.
  5. Hình 34.1 Hình 34.2 Máy phát điện có cuộn dây quay Máy phát điện có nam châm quay
  6. Giống nhau : Gồm hai bộ phận chính là cuộn dây và nam châm . Khác nhau : Máy ở hình 34.1 Máy ở hình 34.1 Rô to (phần quay) : cuộn dây Rô to (phần quay) : cuộn dây Stato (phần đứng yên): Nam châm Stato (phần đứng yên): Nam châm *Có thêm bộ góp điện : Vành khuyên và thanh quét (chổi than).
  7. C2 : Vì sao khi ta cho nam châm ( hoặc cuộn dây ) quay ta lại thu được dòng điện xoay chiều trong các máy trên khi nối hai cực của máy với các dụng cụ tiêu thụ điện. Khi nam châm hoặc cuộn dây quay thì số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây luân phiên tăng giảm
  8. Kết luận Các máy phát điện xoay chiều đều có hai bộ phận chính là nam châm và cuộn dây. Một trong hai bộ phận đó đứng yên gọi là Stato, bộ phận còn lại có thể quay được gọi là Rô to.
  9. II. Máy phát điện xoay chiều trong kỹ thuật 1. Đặc tính kỹ thuật. Máy phát điện xoay chiều trong kĩ thuật : Cường độ dòng điện đến : 2000 A, công suất 300 MW. Hiệu điện thế đến 25000 V, tần số 50 Hz 2. Cách làm quay máy phát điện Để làm quay Rôto của máy phát điện người ta dùng tua bin nước, động cơ nổ, cánh quạt gió .
  10. Nhà máy thủy điện:điện: Tuabin thủy lực (Tuabin nước)
  11. Nhà máy nhiệt điện Tua bin hơi nước
  12. Dùng cánh quạt gió
  13. Máy phát điện động cơ xăng, động cơ dầu Dùng động cơ nổ ( động cơ đốt trong)
  14. III. Vận dụng C3. So sánh chỗ giống và khác nhau về cấu tạo và hoạt động của đinamô ở xe đạp và máy phát điện xoay chiều trong công nghiệp Giống nhau: đều có nam châm và cuộn dây dẫn khi một trong hai bộ phận quay thì xuất hiện dòng điện xoay chiều. Khác nhau : Đinamô xe đạp có kích thước nhỏ hơn, công suất phát điện nhỏ hơn, hiệu điện thế , cường độ dòng điện ở đầu ra nhỏ hơn
  15. Muốn máy phát điện xoay chiều phát điện liên tục thì phải làm thế nào ? Trả lời : Phải làm cho nam châm hoặc cuộn dây quay liên tục. Có thể dùng tay quay hoặc động cơ . . . . Ghi nhớ Một máy phát điện xoay chiều có hai bộ phận chính là nam châm và cuộn dây dẫn. Một trong hai bộ phận đó đứng yên gọi là Stato, bộ phận còn lại quay gọi là Rôto
  16. CÓ THỂ EM CHƯA BIẾT: Trong các máy phát điện lớn dùng trong công nghiệp, người ta dùng nam châm điện thay cho nam châm nam châm vĩnh cửu để tạo ra từ trường mạnh. Để đưa dòng điện một chiều vào nam châm điện. Người ta dùng một bộ góp điện. Bộ góp điện gồm hai vành khuyên gắn với hai đầu cuộn dây của nam châm điện và thanh quét (hay chổi than) luôn tì sát vào vành khuyên . Dây dẫn nối hai chổi than với hai cực của nguồn điện ở ngoài . Nhờ thế mà khi nam châm quay, dây dẫn nối không bị xoắn lại .
  17. Hướng dẫn về nhà * Học thuộc ghi nhớ *Giải các bài tập: 34.1 đến 34.7 – SBT * Đọc và chuẩn bị trước nội dung bài 35: “Các tác dụng của dòng điện xoay chiều – Đo cường độ và hiệu điện thế xoay chiều”.