Bộ đề thi thử THPT quốc gia môn Văn theo hướng mới 2019

Câu 1: Chỉ ra điều cần làm trước mắt được nêu trong đoạn trích.

Câu 2: Phân tích ngắn gọn tác dụng của câu hỏi tu từ được sử dụng trong đoạn trích trên.

Câu 3: Anh/chị hiểu thế nào về ý kiến: “Trường đời là trường học vĩ đại nhất, nhưng để thành công bạn cần có nền tảng về mọi mặt”?

docx 305 trang Tú Anh 21/03/2024 1720
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ đề thi thử THPT quốc gia môn Văn theo hướng mới 2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbo_de_thi_thu_thpt_quoc_gia_mon_van_theo_huong_moi_2019.docx

Nội dung text: Bộ đề thi thử THPT quốc gia môn Văn theo hướng mới 2019

  1. BỘ ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN VĂN THEO HƯỚNG MỚI 2019 Sưu tầm và giới thiệu SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ KỲ THI THỬ THPTQG NĂM 2019 LẦN 1 TĨNH Bài thi: NGỮ VĂN TRƯỜNG THPT HÀ HUY TẬP Thời gian làm bài: 120 phút Mã đề 01 I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích dưới đây: Tuổi trẻ là đặc ân vô giá của tạo hóa ban cho bạn. Vô nghĩa của đời người là để tuổi xuân trôi qua trong vô vọng.( ) Người ta bảo, thời gian là vàng bạc, nhưng sử dụng đúng thời gian của tuổi trẻ là bảo bối của thành công. Tài năng thiên bẩm chỉ là điểm khởi đầu, thành công của cuộc đời là mồ hôi, nước mắt và thậm chí là cuộc sống. Nếu chỉ chăm chăm và tán dương tài năng thiên bẩm thì chẳng khác nào chim trời chỉ vỗ cánh mà chẳng bao giờ bay được lên cao. Mỗi ngày trôi qua rất nhanh. Bạn đã dành thời gian cho những việc gì ? Cho bạn bè, cho người yêu, cho đồng loại và cho công việc? Và có bao giờ bạn rùng mình vì đã để thời gian trôi qua không lưu lại dấu tích gì không ? Các bạn hãy xây dựng tầm nhìn rộng mở ( ), biến tri thức của loài người, của thời đại thành tri thức bản thân và cộng đồng, vận dụng vào hoạt động thực tiễn của mình. Trước mắt là tích lũy tri thức khi còn ngồi trên ghế nhà trường để mai ngày khởi nghiệp; tự mình xây dựng các chuẩn mực cho bản thân; nhận diện cái đúng, cái sai, cái đáng làm và cái không nên làm. Trường đời là trường học vĩ đại nhất, nhưng để thành công bạn cần có nền tảng về mọi mặt, thiếu nó không chỉ chông chênh mà có khi vấp ngã. (Theo Báo mới.com ; 26/ 03/ 2016) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1: Chỉ ra điều cần làm trước mắt được nêu trong đoạn trích. Câu 2: Phân tích ngắn gọn tác dụng của câu hỏi tu từ được sử dụng trong đoạn trích trên. Câu 3: Anh/chị hiểu thế nào về ý kiến: “Trường đời là trường học vĩ đại nhất, nhưng để thành công bạn cần có nền tảng về mọi mặt”? Câu 4: Anh/Chị có cho rằng “Tài năng thiên bẩm chỉ là điểm khởi đầu, thành công của cuộc đời là mồ hôi, nước mắt và thậm chí là cuộc sống” không? Vì sao? II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa. Câu 2 (5.0 điểm) Trong bài thơ “Tây Tiến”, nhà thơ Quang Dũng đã hai lần nhắc đến sự hi sinh của người lính Tây Tiến: “Anh bạn dãi dầu không bước nữa Gục lên súng mũ bỏ quên đời !” Và:
  2. “Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành” (Trích Tây Tiến - Quang Dũng, Ngữ văn 12, Tập một, NXBGD, 2016) Cảm nhận của anh/chị về hình tượng người lính trong những dòng thơ trên. Từ đó nhận xét ngắn gọn về tinh thần bi tráng của hình tượng. Hết Họ và tên thí sinh: .Số báo danh: . SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ KỲ THI THỬ THPTQG NĂM 2019 LẦN 1 TĨNH Bài thi: NGỮ VĂN TRƯỜNG THPT HÀ HUY TẬP Thời gian làm bài: 120 phút Mã đề 02 I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích dưới đây: Tuổi trẻ không chỉ là khái niệm chỉ một giai đoạn trong đời người, mà còn chỉ một trạng thái tâm hồn. Tuổi trẻ không nhất thiết phải gắn liền với sức khỏe và vẻ tráng kiện bên ngoài, mà lại gắn với ý chí mạnh mẽ, trí tưởng tượng phong phú, sự mãnh liệt của tình cảm và cảm nhận phấn khởi với suối nguồn cuộc sống. Tuổi trẻ thể hiện ở lòng can đảm chứ không phải tính nhút nhát, ở sở thích phiêu lưu trải nghiệm hơn là ở sự tìm kiếm an nhàn. Những đức tính đó thường dễ thấy ở những người năm sáu mươi tuổi hơn là ở đa số thanh niên tuổi đôi mươi. Không ai già đi vì tuổi tác, chúng ta già đi khi để tâm hồn mình héo hon. Thời gian hình thành tuổi tác, thái độ tạo nên tâm hồn. Năm tháng in hằn những vết thương trên da thịt, còn sự thờ ơ với cuộc sống tạo nên những vết nhăn trong tâm hồn. Lo lắng, sợ hãi, mất lòng tin vào bản thân là những thói xấu hủy hoại tinh thần của chúng ta. (Trích Điều kỳ diệu của thái độ sống – Mac Anderson, tr.68, NXB Tổng hợp Tp.Hồ Chí Minh, 2017) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Chỉ ra các yếu tố gắn với tuổi trẻ được nêu trong đoạn trích. Câu 2: Phân tích ngắn gọn tác dụng của biện pháp liệt kê được sử dụng trong đoạn trích. Câu 3: Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến: “Thời gian hình thành tuổi tác, thái độ tạo nên tâm hồn”? Câu 4: Anh/Chị có cho rằng “Lo lắng, sợ hãi, mất lòng tin vào bản thân là những thói xấu hủy hoại tinh thần của chúng ta” không? Vì sao? II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm)
  3. - Đồng tình, vì chính sự khác biệt làm nên sự phong phú cho cuộc sống của con người. (0,5 điểm) Trung lập, vô thưởng vô phạt (Noncommittal); nói cho vui (Amused); phê phán (Critical), Câu 4(VD).Nếu viết một đoạn tiếp theo đoạn trích trên, anh/chị sẽ viết về vấn đề gì? Tại sao? Trả lời: Tùy vào nội dung trả lời của TS mà cho điểm. Khuyến khích TS trình bày ý kiến cá nhân theo hướng tích cực và có tính sáng tạo. Sau đây là một vài gợi ý: - Một nơi nào đó dành cho những suy nghĩ tự do, độc đáo và những khác biệt có thể tìm thấy tiếng nói chung. - Một nơi nào đó mà anh/chị đã từng sống trong sự hòa thuận, an nhiên. - Một nơi nào đó mà anh/chịtừng hoặc sẽ cho là thiên đường có thật.(1,0 điểm) - Lý do:Câu hỏi được thiết kế để kiểm tra năng lực liên tưởng, tưởng tượng và khả năng liên kết chủ đề ở người học. Vì thế, chấp nhận những hướng trả lời khác nhau của thí sinh nếu có lí lẽ và căn cứ xác đáng; có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0điểm) Từ văn bản trên, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của anh/ chị về vấn đề đặt ra trong câu nói: “để yêu thương ai đó khác mình thực sự rất khó khăn”. a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành đoạn văn; kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng; thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau; có thể bày tỏ quan điểm, suy nghĩ riêng nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng; có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Sau đây là một vài một số gợi ý tham khảo: - Giải thích:Con người thường khó chấp nhận sự khác biệt. - Bàn luận: + Tại sao yêu thương một ai đó khác mình thực sự rất khó khăn? + Chỉ yêu người giống mình mà khó yêu người khác mình sẽ để lại hậu quả gì? - Bài học nhận thức và hành động: + Phải biết chấp nhận, thừa nhận sự khác biệt. + Rèn tính kiên trì, nhẫn lại, biết lắng nghe để thấu hiểu và đồng cảm. + Phải có lòng nhân hậu, bao dung với tất cả mọi người. d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. (2,0 điểm) Câu 2. (5,0điểm) Trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”, Nguyễn Minh Châu đã miêu tả phản ứng của người đàn bà hàng chài.Trước những trận đòn man rợ của chồng, người đàn bà ấy đã “không hề kêu lên một tiếng, không chống trả, không tìm cách chạy trốn”. Nhưng khi thằng Phác, con trai chị đã xông đến đánh chính cha mình, bảo vệ cho mẹ để rồi nhận hai cái bạt tai ngã dúi xuống
  4. cátthì như có một viên đạn “đang xuyên qua tâm hồn người đàn bà, làm rỏ xuống những dòng nước mắt” (Nguyễn Minh Châu – Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, tr. 72) Phân tích hình ảnh người đàn bà hàng chài trong hai lần miêu tả trên, từ đó làm nổi bật quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu về con người. Hết a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề gồm nhiều ý/đoạn văn, kết bài kết luận được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: bi kịch và vẻ đẹp tâm hồn của người đàn bà hàng chài. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. - Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm. - Nếu vấn đề nghị luận: Bi kịch và vẻ đẹp tâm hồn của người đàn bà hàng chài. - Bi kịch của người đàn bà hàng chài: + Cam chịu trước những trận đòn “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng” để trút bỏ những ấm ức trong cuộc mưu sinh của người chồng. + Hành động của thằng Phác như một viên đạn xuyên qua tâm hồn người đàn bà để thức dậy nỗi đau tận cùng. - Vẻ đẹp tâm hồn của người đàn bà hàng chài: + Thương con: cảm thấy đau xót cho con, có lỗi với con vì chẳng thể che chắn, bảo vệ cho con, mang đến cho chúng tuổi thơ trong trẻo yên bình. + Day dứt: bạo lực gia đình cứ tàn nhẫn ăn sâu vào kí ức hàng ngày của chúng, cảnh cha mẹ bất hòa đã làm lệch lạc những suy nghĩ, nhận thức và hành động của những đứa trẻ tội nghiệp. - Quan niệm nghệ thuật về con người: cái đẹp nghệ thuật phải bắt nguồn từ cuộc đời; nhà văn chân chính phải đi tìm cái “hạt ngọc ẩn giấu” trong tâm hồn con người, đi tìm hướng giải thoát con người khỏi những bi kịch. - Nghệ thuật: + Chi tiết đời thường mà độc đáo, mang ý nghĩa khám phá về đời sống. + Tính cách nhân vật được khắc họa rõ nét, phân tích tâm lí sâu sắc. + Cách kể chuyện sinh động bộc lộ nhiều suy tư chiêm nghiệm. d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. Trắc nghiệm khách quan Câu 1 (NB): Trong giây phút bối rối, tôi tưởng chính mình vừa khám phá thấy cái chân lí của sự [ ], khám phá thấy cái khoảnh khắc [ ] của tâm hồn.
  5. Chọn phương án phù hợp để hoàn chỉnh câu văn trên. A. toàn thiện/ trong trẻo B. hoàn thiện, trong ngần C. toàn thiện/ trong ngần D. hoàn thiện/ trong sáng Câu 2 (NB): Miệng mếu máo gọi, người đàn bà ngồi xệp xuống trước mặt thằng bé, ôm chầm lấy nó rồi lại buông ra, chắp tay vái lấy vái để, rồi lại ôm chầm lấy. Trong câu văn trên, tác giả đã sử dụng nhiều nhất loại chi tiết nào? A. Chi tiết tả tâm trạng B. Chi tiết tả cảm xúc C. Chi tiết tả động tác, hành vi D. Chi tiết tả lời thoại. Câu 3 (TH): Theo anh/chị, vì sao sau khi được con trai “cứu” khỏi những làn roi bạo ngược của chồng, người đàn bà hàng chài “ôm chầm lấy nó rồi lại buông ra, chắp tay vái lấy vái để, rồi lại ôm chầm lấy”? A.Vì hờn giận và oán ghét người chồng bạo ngược. B.Vì vừa thương con vừa kinh sợ hành động trái đạo của con. C.Vì hoang mang, bấn loạn sau khi bị đánh. D. Vì đau đớn tủi nhục cho số phận và gia cảnh của mình. Câu 4 (VD): Phát biểu nào chưa đúng với quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu qua truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”? A. Nghệ thuật không phải chỉ là một tấm ảnh đơn thuần “chụp” lại đời sống mà là một bức tranh thấm đẫm hơi thở của cuộc sống. B. Nghệ thuật không chỉ là cái đẹp thuần túy mà còn là sự kết tinh của chân – thiện – mĩ. C. Nghệ thuật là thế giới hoàn toàn do nghệ sĩ tưởng tượng, sáng tạo ra, xa lạ với đời thực, vì nó cao hơn đời thực. D. Nghệ thuật phản ánh hiện thực nhưng không chỉ là hiện thực bên ngoài mà còn là hiện thực tâm hồn. Câu 5 (VDC): Bà cụ Tứ trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân “rỉ xuống hai dòng nước mắt”, người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của nhà văn Nguyễn Minh Châu “rỏ xuống những dòng nước mắt”. Nhận xét nào sau đây là phù hợp nhất về hai chi tiết này? A. Đôi khi có những khổ đau đến tận cùng, những giọt nước mắt sẽ không còn giá trị đối với họ, nước mắt không làm nhòe thêm thân phận nữa mà bây giờ họ phải gồng mình lên để chiến thắng còn hơn phải khóc trong vô vọng.
  6. B. Hai nhà văn đều thể hiện rõ tư tưởng nhân đạo, nhân văn, đó cũng là những điểm sáng trong sự nghiệp văn học của cả hai tác giả. Hai tác phẩm đều khắc họa tình người, tình mẹ và chi tiết “dòng nước mắt” chính là một phương tiện để biểu hiện. C. Cùng gặp nhau ở những điểm chung bởi cả Kim Lân và Nguyễn Minh Châu đều cùng hướng đến đề xuất giải pháp cách mạng từ nỗi đau của chính nhân vật và cùng ca ngợi vẻ đẹp người phụ nữ Việt Nam truyền thống qua hai chi tiết này. D.Cả hai đều có những điểm chung. Đó đều là những dòng lệ của người phụ nữ, của người mẹ trong hoàn cảnh nghèo đói và khốn khổ, là “giọt châu của loài người”, giọt nước chan chứa tình người trào ra từ tâm hồn những bà mẹ giàu lòng vị tha, đức hy sinh. Hồn Trương Ba da hàng thịt. SẢN PHẨM CỦA ĐOÀN TPHCM – TẬP HUẤN CẦN THƠ 2018 ĐỀ TỰ LUẬN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Câu 1 (NB). Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản. (0,5 điểm) Hóa ra, cứ đến một cái ngưỡng nào đó, tôi hay bạn, chúng mình đều sẽ tự nhiên thay đổi. Vì chúng mình không còn là những người trẻ đơn thuần nữa, chúng mình là những người trẻ đã lớn, đã trưởng thành. Lúc còn trẻ chúng mình luôn đặt cái tôi của bản thân lên rất cao, chúng mình nghĩ cái tôi của bản thân là sự thiêng liêng bất khả xâm phạm. Nhưng khi trưởng thành rồi chúng mình mới biết, cái tôi đúng nghĩa phải là cái tôi được đặt ở ngang bằng và dung hòa với tất thẩy. Lúc còn trẻ chúng mình cho rằng, thắng được người khác, khiến người khác sợ có nghĩa là chúng mình giỏi. Nhưng lớn rồi mới thấy giỏi là khiến người khác nể chứ không phải khiến người khác sợ. Lúc còn trẻ chúng mình luôn nghĩ nếu bản thân có gì là phải show ra cho người ta thấy. Lớn rồi mới biết có những thứ mình nên giữ riêng lại cho mình, nếu ai muốn thấy, hãy để người ta tìm (Trích Chúng ta phải thay đổi để lớn lên - Mèo Xù) Trả lời: Phương thức biểu đạt chính: nghị luận (0,5 điểm). Câu 2 (NB). Theo tác giả, cái tôi đúng nghĩa của một người trẻ đã lớn là gì? (0,5 điểm) Hóa ra, cứ đến một cái ngưỡng nào đó, tôi hay bạn, chúng mình đều sẽ tự nhiên thay đổi. Vì chúng mình không còn là những người trẻ đơn thuần nữa, chúng mình là những người trẻ đã lớn, đã trưởng thành.
  7. Lúc còn trẻ chúng mình luôn đặt cái tôi của bản thân lên rất cao, chúng mình nghĩ cái tôi của bản thân là sự thiêng liêng bất khả xâm phạm. Nhưng khi trưởng thành rồi chúng mình mới biết, cái tôi đúng nghĩa phải là cái tôi được đặt ở ngang bằng và dung hòa với tất thẩy. Lúc còn trẻ chúng mình cho rằng, thắng được người khác, khiến người khác sợ có nghĩa là chúng mình giỏi. Nhưng lớn rồi mới thấy giỏi là khiến người khác nể chứ không phải khiến người khác sợ. Lúc còn trẻ chúng mình luôn nghĩ nếu bản thân có gì là phải show ra cho người ta thấy. Lớn rồi mới biết có những thứ mình nên giữ riêng lại cho mình, nếu ai muốn thấy, hãy để người ta tìm (Trích Chúng ta phải thay đổi để lớn lên - Mèo Xù) Trả lời: Theo tác giả, cái tôi đúng nghĩa của một người trẻ đã lớn là cái tôi được đặt ở ngang bằng và dung hòa với tất thẩy. (0,5 điểm) Câu 3 (TH). Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến: có những thứ mình nên giữ riêng lại cho mình, nếu ai muốn thấy, hãy để người ta tìm ? (1,0 điểm) Hóa ra, cứ đến một cái ngưỡng nào đó, tôi hay bạn, chúng mình đều sẽ tự nhiên thay đổi. Vì chúng mình không còn là những người trẻ đơn thuần nữa, chúng mình là những người trẻ đã lớn, đã trưởng thành. Lúc còn trẻ chúng mình luôn đặt cái tôi của bản thân lên rất cao, chúng mình nghĩ cái tôi của bản thân là sự thiêng liêng bất khả xâm phạm. Nhưng khi trưởng thành rồi chúng mình mới biết, cái tôi đúng nghĩa phải là cái tôi được đặt ở ngang bằng và dung hòa với tất thẩy. Lúc còn trẻ chúng mình cho rằng, thắng được người khác, khiến người khác sợ có nghĩa là chúng mình giỏi. Nhưng lớn rồi mới thấy giỏi là khiến người khác nể chứ không phải khiến người khác sợ. Lúc còn trẻ chúng mình luôn nghĩ nếu bản thân có gì là phải show ra cho người ta thấy. Lớn rồi mới biết có những thứ mình nên giữ riêng lại cho mình, nếu ai muốn thấy, hãy để người ta tìm (Trích Chúng ta phải thay đổi để lớn lên - Mèo Xù) Trả lời: Ý kiến “có những thứ mình nên giữ riêng lại cho mình, nếu ai muốn thấy, hãy để người ta tìm” có thể hiểu là lời khuyên: - Nên tập cách sống khiêm tốn, không phô trương. (0,75 điểm) - Để dành những giá trị đặc biệt của bản thân cho những người thật lòng muốn tìm hiểu.(0,25 điểm)
  8. Câu 4 (VD). Anh/chị có đồng tình với quan niệm: lớn rồi mới thấy giỏi là khiến người khác nể chứ không phải khiến người khác sợ? Vì sao? (1,0 điểm) Hóa ra, cứ đến một cái ngưỡng nào đó, tôi hay bạn, chúng mình đều sẽ tự nhiên thay đổi. Vì chúng mình không còn là những người trẻ đơn thuần nữa, chúng mình là những người trẻ đã lớn, đã trưởng thành. Lúc còn trẻ chúng mình luôn đặt cái tôi của bản thân lên rất cao, chúng mình nghĩ cái tôi của bản thân là sự thiêng liêng bất khả xâm phạm. Nhưng khi trưởng thành rồi chúng mình mới biết, cái tôi đúng nghĩa phải là cái tôi được đặt ở ngang bằng và dung hòa với tất thẩy. Lúc còn trẻ chúng mình cho rằng, thắng được người khác, khiến người khác sợ có nghĩa là chúng mình giỏi. Nhưng lớn rồi mới thấy giỏi là khiến người khác nể chứ không phải khiến người khác sợ. Lúc còn trẻ chúng mình luôn nghĩ nếu bản thân có gì là phải show ra cho người ta thấy. Lớn rồi mới biết có những thứ mình nên giữ riêng lại cho mình, nếu ai muốn thấy, hãy để người ta tìm (Trích Chúng ta phải thay đổi để lớn lên - Mèo Xù) Trả lời: - Học sinh có thể nêu quan điểm đồng tình/không đồng tình. (0,25 điểm) - Lý giải: Khi trưởng thành (lớn rồi) chúng ta mới nhận thức được như thế nào là giỏi. Một người khiến người khác nể là người có uy tín, có tài năng, phẩm chất hơn người, đạt được những thành công, thành tựu trong cuộc sống. (0,75) Học sinh có thể trả lời không theo các phương án trong đáp án, nhưng phải lập luận chặt chẽ, hợp lý, phù hợp với luật pháp và chuẩn mực đạo đức xã hội II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (VDC). Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về một phẩm chất tiêu biểu làm nên một người trẻ đã lớn.(2,0 điểm) Hóa ra, cứ đến một cái ngưỡng nào đó, tôi hay bạn, chúng mình đều sẽ tự nhiên thay đổi. Vì chúng mình không còn là những người trẻ đơn thuần nữa, chúng mình là những người trẻ đã lớn, đã trưởng thành. Lúc còn trẻ chúng mình luôn đặt cái tôi của bản thân lên rất cao, chúng mình nghĩ cái tôi của bản thân là sự thiêng liêng bất khả xâm phạm. Nhưng khi trưởng thành rồi chúng
  9. mình mới biết, cái tôi đúng nghĩa phải là cái tôi được đặt ở ngang bằng và dung hòa với tất thẩy. Lúc còn trẻ chúng mình cho rằng, thắng được người khác, khiến người khác sợ có nghĩa là chúng mình giỏi. Nhưng lớn rồi mới thấy giỏi là khiến người khác nể chứ không phải khiến người khác sợ. Lúc còn trẻ chúng mình luôn nghĩ nếu bản thân có gì là phải show ra cho người ta thấy. Lớn rồi mới biết có những thứ mình nên giữ riêng lại cho mình, nếu ai muốn thấy, hãy để người ta tìm (Trích Chúng ta phải thay đổi để lớn lên - Mèo Xù) Trả lời: a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn: 0,25 điểm - Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo một trong các cách: diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích, song hành. - Đáp ứng tương đối quy định về số lượng từ b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25 điểm - Viết đúng trọng tâm vấn đề nghị luận: một phẩm chất tiêu biểu làm nên một người trẻ đã lớn. c.Triển khai vấn đề nghị luận: 1,0 điểm Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp, kết hợp lí lẽ và dẫn chứng để triển khai vấn đề nghị luận, nhưng phải làm rõ một phẩm chất làm nên một người trẻ đã lớn: tự trọng, tự lập, trung thực, vị tha - Lập luận chặt chẽ, mạch lạc, dẫn chứng thuyết phục. Học sinh có thể trả lời không theo các phương án trong đáp án, nhưng phải lập luận chặt chẽ, hợp lý, phù hợp với luật pháp và chuẩn mực đạo đức xã hội. d. Chính tả, ngữ pháp: 0,25 điểm Học sinh phải đảm bảo đúng chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo: 0,25 điểm Học sinh thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ. Lưu ý: -Không cho điểm tối đa đối với trường hợp học sinh viết bài văn thu nhỏ trong một đoạn văn.
  10. Câu 2 (VDC). Trong đoạn trích cảnh VII, vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ, sau màn đối thoại với xác anh hàng thịt, nhân vật Hồn Trương Ba “bần thần nhập lại vào xác hàng thịt”. Sau màn đối thoại với người thân, Hồn Trương Ba quả quyết: “Lẽ nào ta lại chịu thua mày, khuất phục mày và tự đánh mất mình? Không cần đến cái đời sống do mày mang lại! Không cần!” Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Hồn Trương Ba trong màn đối thoại với xác hàng thịt và người thân để làm rõ vẻ đẹp nhân cách của nhân vật này. (5,0 điểm) Trả lời: a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: 0,5 điểm Mở bài: nêu được vấn đề; Thân bài: triển khai được vấn đề; Kết bài: khái quát được vấn đề b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: 0,5 điểm Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật hồn Trương Ba trong hia màn thoại với Xác hàng thịt và người thân, làm rõ vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: 3,5 điểm Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần phải vận dụng được kỹ năng làm bài, kết hợp tốt các thao tác lập luận, đảm bảo các ý sau: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận: 0,5 điểm - Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Hồn Trương Ba + Màn đối thoại với Xác hàng thịt: chán nản, đau khổ, lúng túng, tức giận, bế tắc, tuyệt vọng. + Màn đối thoại với người thân: đau khổ tột cùng, dứt khoát. - Vẻ đẹp của nhân vật Hồn Trương Ba: tự trọng, thẳng thắn, nhân hậu, vị tha, dũng cảm, - Nhận xét, đánh giá: + Khái quát vẻ đẹp của nhân vật Hồn Trương Ba, từ đó rút ra giá trị tư tưởng của đoạn kịch. + Nghệ thuật viết kịch của Lưu Quang Vũ: sáng tạo từ cốt truyện dân gian; tạo tình huống chưá đựng xung đột kịch hợp lí; khắc họa sinh động nhân vật thông qua đối thoại, độc thoại, hành động, nội tâm, d. Chính tả, ngữ pháp: 0,25 điểm Học sinh phải đảm bảo đúng chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo: 0,5 điểm
  11. Học sinh thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ. ĐỀ TRẮC NGHIỆM Câu 1 (NB). Tác phẩm “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ thuộc thể loại nào? A. Truyện ngắn B. Tùy bút C. Truyện cổ dân gian D. Kịch Câu 2 (TH). Câu nói: “Tôi muốn được là tôi toàn vẹn” trong tác phẩm “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ thể hiện khát vọng gì của nhân vật Hồn Trương Ba ? A. Khát vọng được là người hoàn hảo cả về thể xác lẫn tâm hồn B. Khát vọng được là chính mình, hòa hợp giữa thể xác với tâm hồn C. Khát vọng có được cuộc sống thoải mái cả về thể xác lẫn tâm hồn D. Khát vọng có được cuộc sống theo ý thích của bản thân mình Câu 3 (NB). Nhận định sau đây “Nét đặc sắc trong sáng tác của ông là ở sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và tính trữ tính, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lí, lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm và tài hoa” đề cập đến phong cách của tác giả: A. Nguyễn Tuân B. Nguyễn Khoa Điềm C. Hoàng Phủ Ngọc Tường D. Hồ Chí Minh Câu 4 (TH). Hình ảnh “Cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại” trong đoạn trích “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” được nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường sử dụng để miêu tả vẻ đẹp nào của sông Hương? A. Hoang sơ, dữ dội B. Trữ tình, thơ mộng C. Quyến rũ, gợi cảm
  12. D. Dịu dàng, say đắm Câu 5 (VD). Qua bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường muốn gửi gắm điều gì? A. Tình yêu, sự đắm say trước vẻ đẹp của thiên nhiên, con người lao động ở xứ Huế và đất nước thân yêu. B. Tình yêu, niềm tự hào tha thiết, sâu lắng dành cho vẻ đẹp tâm hồn của con người xứ Huế. C. Tình yêu, niềm tự hào tha thiết, sâu lắng dành cho dòng sông đẹp của xứ Huế và đất nước thân yêu. D. Tình yêu, niềm tự hào tha thiết, sâu lắng dành cho dòng sông quê hương, cho xứ Huế thân yêu, và cũng là cho đất nước. HẾT