Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 43 đến 51 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Phan Ngọc Hiển

I. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng:

1. Kiến thức: 

- Xác định được không khí là hỗn hợp nhiều khí, thành phần không khí theo thể tích gồm 78% nito, 21% oxi, 1% các chất khí khác.

- Xác định được các biện pháp bảo vệ không khí trong lành, tránh ô nhiễm môi trường.

2.  Kĩ năng: Rèn kỹ năng viết  được PTHH và làm được thí nghiệm

điều chế khí oxi và tính toán các bài tập đơn giản.

3. Thái độ: 

- Giáo dục HS có ý thức bảo vệ không khí trong lành, tránh ô nhiễm  môi trường.

4. Năng lực: Năng lực tự học, hợp tác, giao tiếp, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: 

2. Học sinh: Xem trước bài ở nhà.

doc 20 trang BaiGiang.com.vn 01/04/2023 4660
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 43 đến 51 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Phan Ngọc Hiển", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_8_tiet_43_den_51_nam_hoc_2020_2021_truon.doc

Nội dung text: Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 43 đến 51 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Phan Ngọc Hiển

  1. Hóa học 8 Năm học: 2020-2021 Ngày soạn: 24/01/2021 Tuần 22 - Tiết 43 Bài: KHÔNG KHÍ I. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng: 1. Kiến thức: - Xác định được không khí là hỗn hợp nhiều khí, thành phần không khí theo thể tích gồm 78% nito, 21% oxi, 1% các chất khí khác. - Xác định được các biện pháp bảo vệ không khí trong lành, tránh ô nhiễm môi trường. 2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng viết được PTHH và làm được thí nghiệm điều chế khí oxi và tính toán các bài tập đơn giản. 3. Thái độ: - Giáo dục HS có ý thức bảo vệ không khí trong lành, tránh ô nhiễm môi trường. 4. Năng lực: Năng lực tự học, hợp tác, giao tiếp, giải quyết vấn đề và sáng tạo. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: 2. Học sinh: Xem trước bài ở nhà. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC: 1. Khởi động: (5 phút) Mục tiêu: Tạo sự hứng thú, say mê học tập của hs trước khi bước vào bài mới Bài tập 1: Trong các phản ứng sau đây, phản Đáp án: b,d. ứng nào là phản ứng hóa hợp? to a / 2KHCO3  K2CO3 CO2 H2O to b / S O2  SO2 to c/ CaCO3  CaO CO2 d / SO3 H2O H2SO4 to e / 2Al(OH)3  Al2O3 3H2O Dựa vào kết quả câu 2 phần kiểm tra bài cũ. Giáo viên giới thiệu phản ứng phân hủy. Vậy giữa phản ứng phân hủy và phản ứng hóa hợp có gì giống và khác nhau? 2. Hình thành kiến thức: (37 phút) HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY - TRÒ NỘI DUNG * Hoạt động 1: Không khí ( 35 phút )
  2. Hóa học 8 Năm học: 2020-2021 Mục tiêu: - Xác định được không khí là hỗn hợp nhiều khí, thành phần không khí theo thể tích gồm 78% nito, 21% oxi, 1% các chất khí khác. - Xác định được các biện pháp bảo vệ không khí trong lành, tránh ô nhiễm môi trường. 1. Thành phần của không khí. - GV tổ chức HS hoạt động cá nhân: a, Thí nghiêm + Quan sát thí nghiệm mô phỏng: Xác định thành phần của không khí. * Không khí là hỗn hợp nhiều + Khi P cháy, mực nước trong ống thủy chất khí. Trong đó theo thể tích là tinh thay đổi ntn. 78% nito, 21% oxi. + Chất gì ở trong ống đã tác dụng với P để tạo P205 (khói trắng) + Mực nước dâng lên mực 2 có giúp ta tính được thể tích khí oxi trong ống nghiệm khống. + Thể tích khí còn lại. + Chất khí có duy trì sự cháy không. + Qua TN vừa rồi, em có nhận xét gì về thành phần không khí. - HS trả lời. - GV nhận xét và chốt lại kiến thức 2. Ngoài khí oxi và nito còn chứa những chất gì ? - GV đưa 2 cốc nước: + Cốc nước đá *Trong không khí ngoài nito và + Nước vôi trong dể trong không khí lâu oxi còn có hơi nước, khí bị đục. cacbonic, các khí hiếm chúng - GV tổ chức HS hoạt động cá nhân: chiếm khoảng 1%. ? Nhận xét hiện tượng. ? Vậy trong không khí ngoài nitơ và oxi còn có chất nào khác. - HS trả lời. - GV nhận xét và chốt lại kiến thức 3. Bảo vệ không khí trong lành, tránh ô nhiễm môi trường. - GV tổ chức HS hoạt động cá nhân: - Không khí ô nhiễm gây hại đến + Nguyên nhân sự ô nhiễm môi trường. sức khỏe còn người và ảnh hưởng + Hiện nay môi trường không khí ở Huyện đến đời sống ĐV, TV, các công Năm Căn của chúng ta như thế nào. trình xây dựng. + Không khí ô nhiễm gây ra những tác hại - Biện pháp : gì và em có biện pháp gì để bảo vệ môi + Trong cây xanh
  3. Hóa học 8 Năm học: 2020-2021 - Viết phương trình hóa học điều chế hiđro và phương trình hóa học của phản ứng giữa CuO và H2 3. Thái độ: - Giáo dục tính cẩn thận trong việc tính toán và lập pthh -Yêu thích môn học. Cẩn thận kiên trì trong việc giải các bài tập tính theo PTHH -Giáo dục tính cẩn thận trong việc phân loại phản ứng.và vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống. -Có ý thức nghiêm túc, cẩn thận trong học tập và trong thực hành thí nghiệm. TIẾT 1 II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Dụng cụ: lọ nút, giá ống nghiệm, đèn cồn, ống nghiệm có nhánh, cốc thủy tinh. Hóa chất: Khí oxi đựng trong lọ và khí Hidro, Zn, dd HCl 2. HS: Tìm hiểu trước nội dung bài học. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Khởi động: 3’ -GV nêu các câu hỏi vào bài: ?Hãy cho biết H2 có KHHH và CTHH như thế nào ?(Dễ) ? NTK và PTK của H2 là bao nhiêu ?(Dễ) - HS trả lời: KHHH: H, CTHH: H2, NTK: 1, PTK: 2 2. Hoạt động dạy học 30’ Hoạt động của giáo viên - học sinh Nội dung 1. Hoạt động 1: Tìm hiểu TCVL –10’ Mục tiêu: - Trình bày được tính chất vật lí của Hiđro: Trạng thái màu sắc, tỉ khối tính tan trong nước.( Hidro là khí nhẹ nhất). KHHH: H CTHH: H2 NTK: 1 - PTK: 2 I. Tính chất vật lí: -GV giới thiệu lọ đựng khí : ?Hãy quan sát lọ đựng H 2 và nhận xét về trạng thái, màu sắc của hiđrô.(TB) H2 là chất khí, không màu. - H2 là chất khí không màu, không ?Dựa vào khối lượng mol của khí H 2 Em có mùi, không vị. kết luận gì về tỉ khối của H 2 so với không khí -Tan rất ít trong H2O ?(Khá) - Nhẹ nhất trong các chất khí. Khí H2 nhẹ hơn không khí.
  4. Hóa học 8 Năm học: 2020-2021 2 d H2 KK 29 H2 là chất khí nhẹ nhất trong tất cả các chất khí. 0 -GV: 1 lít H2O ở 15 C hòa tan được 20 ml khí H2. vậy H2 là chất tan nhiều hay tan ít trong nước 0 1 lít H2O ở 15 C hòa tan được 20 ml khí H2. Vậy H2 là chất tan ít trong nước. - GV chốt lại và cho HS rút ra kết luận về tính chất vật lí của Hidro 2. Hoạt động 2: Tìm hiểu TCHH - thực hành, quan sát - 20’ Mục tiêu: - Phát biểu đúng tính chất hóa học của hidro: tác dụng với khí oxi. - Quan sát thí nghiệm, hình ảnh rút ra được nhận xét về tính chất vật lí và tính chất hó học của hiđro. - Viết đúng PTHH thể hiện TCHH của H2 -GV: Giới thiệu dụng cụ và hóa chất. Tiến hành II. Tính chất hóa học: thí nghiệm điều chế hydro ? Khi cho viên Zn tiếp xúc với dung dịch HCl có hiện tượng gì ?(TB) Khi cho viên Zn tiếp xúc với dung dịch HCl có chất khí không màu bay ra. GV: Đó là khí H2 . -Lưu ý HS quan sát thí nghiệm đốt cháy H2 1. Tác dụng với oxi. trong không khí cần chú ý: -PTHH: t0 ?Màu của ngọn lửa H 2, mức độ cháy khi đốt H 2 2H2 + O2  2H2O như thế nào? (Dễ) -Hỗn hợp khí H2 và O2 là hỗn hợp Khí H2 cháy trong không khí với ngọn lửa nổ. Hỗn hợp sẽ gây nổ mạnh nhất nhỏ. 2V 1V khi trộn H 2 : O2 -Khí H2 cháy mãnh liệt trong oxi với ngọn lửa xanh mờ +Khi đốt cháy H2 trong oxi cần chú ý: ? Thành lọ chứa khí oxi sau phản ứng có hiện tượng gì ?(Khá) ? So sánh ngọn lửa H 2 cháy trong không khí và trong oxi ?(Khá, G) Trên thành lọ xuất hiện những giọt H 2O nhỏ.
  5. Hóa học 8 Năm học: 2020-2021 Chứng tỏ có phản ứng hóa học xảy ra Vậy : Các em hãy rút ra kết luận từ thí nghiệm trên và viết phương trình hóa học xảy ra ? Kết luận: H2 tác dụng với oxi, sinh ra H2O t0 2H2 + O2  2H2O -H2 cháy trong oxi tạo ra hơi H2O, đồng thời toả nhiệt Vì vậy người ta dùng H 2 làm nguyên liệu cho đèn xì oxi-hiđrô để hàn cắt kim loại. ? Nếu H2 không tinh khiết Điều gì sẽ xảy ra ?(G) ? Dựa vào phương trình hóa học hãy nhận xét V V tỉ lệ H2 và O2 ? (G) Khi đốt cháy hỗn hợp H 2 và O2 có tiếng nổ lớn. V V Tỉ lệ: H2 : O2 =2:1 *GV làm thí nghiệm nổ. +Khi đốt cháy hỗn hợp H2 và O2 Có hiện tượng gì xảy ra ? Hỗn hợp sẽ gây nổ mạnh nhất nếu ta trộn: 2V 1V H 2 với O2 +Tại sao khi đốt cháy hỗn hợp khí H2 và khí O2 lại gây ra tiếng nổ ? +Làm cách nào để H2 không lẫn với O2 hay H2 được tinh khiết ? GV giới thiệu cách thử độ tinh khiết của khí H2. 3. Luyện tập: (10’) Cho HS nhắc lại nội dung tính chất vật lí của hidro và tính chất hóa học của hidro là tác dụng được với oxi. . Bài tập: Đốt cháy 2,8 lít H2 (đktc) sinh ra H2O. a.Tính thể tích (đktc) và khối lượng của oxi cần dùng. b.Tính khối lượng H2O thu được. 4. Hướng dẫn về nhà. - Học bài. - Làm bài tập 6 SGK/ 109 - Đọc phần II.2 bài 31 SGK / 106, 107 tiết sau học.
  6. Hóa học 8 Năm học: 2020-2021 TIẾT 2 III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Khỏi động: (5phút) Câu 1: Hãy so sánh sự giống và khác nhau về tính chất vật lý giữa H 2 và O2 ? Câu 2: Tại sao trước khi đốt H2 cần phải thử độ tinh khiết của khí H2 Hãy nêu cách thử độ tinh khiết của khí H2 ? 2. Hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên - học sinh Nội dung 1. Hoạt động 1 : TCHH cuả H2 (tt) - 10’ Mục tiêu: -Viết được PTHH phản ứng giữa khử H2 và các oxit kim loiaj -GV: Ta biết H2 dễ dàng tác dụng với O2 2. Tác dụng với CuO. đơn chất để tạo thành H2O. Vậy H2 có tác dụng được với O2 trong hợp chất không . - Giới thiệu dụng cụ, hóa chất. - Yêu cầu HS quan sát bột CuO trước khi làm thí nghiệm , bột CuO có màu gì ? Bột CuO trước khi làm thí nghiệm có màu đen - GV biểu diễn thí nghiệm : ? Ở nhiệt độ thường khi cho dòng khí H 2 đi qua bột CuO, các em thấy có hiện tượng gì ? Quan sát thí nghiệm và nhận xét: -Ở nhiệt độ thường khi cho dòng khí H2 đi qua bột CuO, ta thấy không có hiện tượng gì chứng tỏ không có phản ứng xảy ra. -GV: Đun nóng ống nghiệm đựng bột CuO dưới ngọn lửa đèn cồn, sau đó dẫn khí H 2 đi qua Hãy quan sát và nêu hiện tượng ? Đun nóng ống nghiệm đựng bột CuO dưới ngọn lửa đèn cồn, sau đó dẫn khí H 2 đi qua, ta thấy xuất hiện chất rắn màu đỏ gạch giống màu kim loại Cu và có nước đọng trên thành ống nghiệm. Phương trình hóa học: t0 ?Em rút ra kết luận gì về tác dụng của H2 H2 + CuO  H2O +Cu
  7. Hóa học 8 Năm học: 2020-2021 với bột CuO, khi nung nóng ở nhiệt độ cao? -Vậy ở nhiệt độ cao H 2 dễ dàng tác dụng với CuO tạo thành kim loại Cu và nước. - Yêu cầu HS xác định chất tham gia , chất tạo thành trong phản ứng trên ? -Hãy viết phương trình hóa học xảy ra và nêu trạng thái các chất trong phản ứng ? -Em có nhận xét gì về thành phần cấu tạo của các chất trong phản ứng trên ? Nhận xét: Khí H2 đã chiếm nguyên Phương trình hóa học: tố O2 trong hợp chất CuO. Khí H 2 t0 H2 + CuO  Cu + H2O có tính khử Nhận xét: + H2 H2O (không có O2) (có O2 ) + CuO Cu Kết luận: ở nhiệt độ thích hợp, H 2 (có O2) (không có O2 ) không những kết hợp được với CuO bị mất oxi Cu. đơn chất O2 mà còn có thể kết hợp H2 thêm oxi H2O với nguyên tố oxi trong 1 số oxit - GV chốt lại và giải thích thêm nếu cần thiết. kim loại. Các phản ứng này đều toả Khí H2 đã chiếm nguyên tố O 2 trong hợp nhiều nhiệt. chất CuO, người ta nói: H2 có tính khử. -Ngoài ra H2 dễ dàng tác dụng với nhiều oxit kim loại khác như: Fe2O3 , HgO , PbO, các phản ứng trên đều toả nhiệt. Em có thể rút ra kết luận gì về tính chất hóa học của H2 Hoạt động 2 : Tìm hiểu ứng dụng của H2 –5’ Mục tiêu: Nêu được các ứng dụng của H2 III.Ứng dụng của hidro: -GV: Yêu cầu HS quan sát hình 5.3 SGK/ (SGK tr 107) 108 Hãy nêu những ứng dụng của H 2 mà em biết ? Dựa vào cơ sở khoa học nào mà em biết được những ứng dụng đó ? -HS quan sát hình trả lời câu hỏi của GV. +Dựa vào tính chất nhẹ H2 được nạp vào khí cầu. +Điều chế kim loại do tính khử của H2. - GV chốt lại và cho HS rút ra kết luận về ứng dụng quan trong của Hidro
  8. Hóa học 8 Năm học: 2020-2021 Hoạt động 3 : Tìm hiểu PP điều chế hydro trong PTN –20’ Mục tiêu: - Phản ứng thế là phản ứng trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của nguyên tố khác trong phân tử hợp chất. - Thí nghiệm điều chế hiđro từ dung dịch HCl và Zn hoặc Fe, Mg, Al ) . Đốt cháy H2 trong không khí. Thu khí H2 bằng cách đẩy không khí. I. Điều chế khí hidro trong -GV giới thiệu nguyên liệu thường được dùng để điều PTN chế H2 trong phòng thí nghiệm là axit HCl và kim loại Zn.Vậy chúng ta điều chế H2 bằng cách nào ? -Khí H2 được điều chế bằng -GV biểu diễn thí nghiệm: cách: cho axit (HCl, -Giới thiệu dụng cụ làm thí nghiệm. H2SO4loãng) tác dụng với -Nghe và ghi nhớ nguyên liệu để điều chế H2 trong kim loại (Zn, Al, Fe, ) phòng thí nghiệm. -Phương trình hóa học: -Quan sát thí nghiệm biểu diễn của GV nêu nhận Zn + 2HCl ZnCl2+H2 xét. Fe + H2SO4 FeSO4 + H2 ?Hãy quan sát hiện tượng xảy ra khi cho viên kẽm vào dung dịch axit HCl Nêu nhận xét ? -Nhận biết khí H 2 bằng que +Khi cho viên kẽm vào dung dịch axit HCl dung đóm đang cháy. dịch sôi lên và có khí thoát ra, viên kẽm tan dần. -Thu khí H2 bằng cách: ?Khí thoát ra là khí gì ? Hãy nêu hiện tượng xảy ra +Đẩy nước. khi đưa que đóm còn tàn than hồng vào đầu ống dẫn +Đẩy không khí. khí ? +Khí thoát ra không làm cho que đóm bùng cháy khí đó không phải là khí oxi. +Khí thoát ra cháy với ngọn lửa màu xanh nhạt đó là khí H2. +Sau khi phản ứng kết thúc, lấy 1-2 giọt dung dịch trong ống nghiệm đem cô cạn thu được chất rắn màu trắng. -Yêu cầu HS quan sát màu sắc ngọn lửa của khí thoát ra khi đốt trên đầu ống dẫn khí rút ra nhận xét ? -Sau khi phản ứng kết thúc, lấy 1-2 giọt dung dịch trong ống nghiệm đem cô cạn Yêu cầu HS quan sát hiện tượng và rút ra nhận xét ? Chất rắn màu trắng là muối kẽm Clorua có công thức là: ZnCl2. Hãy viết phương trình phản ứng xảy ra ? -Yêu cầu HS chạm tay vào đáy ống nghiệm vừa tiến
  9. Hóa học 8 Năm học: 2020-2021 hành thí nghiệm Nhận xét ? -Để điều chế H 2 trong phòng thí nghiệm người ta có thể thay dung dịch axit HCl bằng H2SO4 loãng và thay Zn bằng Fe, Al, ?Hãy nhắc lại tính chất vật lý của hiđrô ? Dựa vào tính chất vậy lý của hiđrô, theo em ta có thể thu H2 theo mấy cách ? ?Khi thu O2 bằng cách đẩy không khí người ta phải chú ý điều gì ? Vì sao ? Khí H2 ít tan trong nước và nhẹ hơn không khí nên ta có thể thu H2 theo 2 cách : +Đẩy nước. +Đẩy không khí. Vậy khi thu H2 bằng cách đẩy không khí ta phải thu như thế nào ? -GV tiến hành thu khí oxi theo 2 cách. ?Hãy so sánh cách thu khí H2 với cách thu khí O2 ? II. Phản ứng thế -Yêu cầu HS quan sát phản ứng: - Phản ứng thế là phản ứng Zn + 2HCl ZnCl2 + H2 hoá học xảy ra giữa đơn (đ.c) (h.c) (h.ch) (đ.c) chất và hợp chất. Trong đó Nhận xét: phân loại các chất tham gia và sản phẩm nguyên tử của đơn chất thay tạo thành trong phản ứng ? thế cho nguyên tử của một ? Nguyên tử Zn đã thay thấy nguyên tử nào trong axit nguyên tố trong hợp chất HCl để tạo thành muối ZnCl2 ? Ví dụ: -HS quan sát phương trình phản ứng và nhận xét: Zn + 2HCl ZnCl2 + H2 +Zn và H2 là đơn chất. 2Al 3H2SO4 Al2 (SO4 )3 3H2 +ZnCl2 và HCl là hợp chất. Phản ứng này được gọi là phản ứng thế. -Yêu cầu HS nhận xét phản ứng: 2Al 3H2SO4 Al2 (SO4 )3 3H2 Yêu cầu HS rút ra định nghĩa phản ứng thế ? -Nhận xét: Nguyên tử Al đã thay thế nguyên tử H trong hợp chất H2SO4. Bài tập . Trong những phản ứng sau, phản ứng nào là phản ứng thế ? Hãy giải thích sự lựa chọn đó ? a. 2Mg + O2 2MgO
  10. Hóa học 8 Năm học: 2020-2021 b.KMnO4 K2MnO4+ MnO2+O2 c. Fe + CuCl2 FeCl2 + Cu d. Mg(OH)2 MgO + H2O e. Fe2O3 + H2 Fe + H2O f. Cu + AgNO3 Ag + Cu(NO3)2 3. Luyện tập: 5’ Bài tập 5: Yêu cầu HS đọc và tóm tắt đề bài tập 5 SGK/ 117 +Hướng dẫn HS lập tỉ số của các chất tham gia phản ứng: Yêu cầu HS tìm chất dư. a.nFe dư = 0,15 (mol) mFe dư = 8,4 (g) b. Thể tích H2: 5,6 (l) 4. Hướng dẫn về nhà - Học bài. - Làm bài tập 1,2,3,4 SGK/ 117 - Ôn tập những kiến thức đã học ở chương 5 và làm bài tập SGK/ 119 tiết sau học bài 34: Bài luyện tập 6 TIẾT 3 BÀI LUYỆN TẬP 6 II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Câu hỏi, bài tập 2. Học sinh: Xem lại kiến thức đã học. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC: 1. Khởi động: (2 phút) Mục tiêu: Tạo sự hứng thú, say mê học tập của học sinh trước khi bước vào bài mới. GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung trọng tâm của chương. 2. Hình thành kiến thức – Luyện tập: (42phút) Hoạt động của thầy – trò Nội dung Hoạt động 1: Kiến thức cần ghi nhớ. (15 phút ) Mục tiêu: Hệ thống hoá các kiến thức và khái niệm hóa học về O 2 ,H2. Biết so sánh các tính chất và cách điều chế H2 so với O2. . * GV tổ chức HS hoạt động cá nhân: I. Kiến thức cần ghi nhớ: 1. TCHH của Oxi + Nêu lại tính chất hóa học của oxi. a)Tác dụng với phi kim: + Viết PTHH minh họa.
  11. Hóa học 8 Năm học: 2020-2021 t0 PTHH: S + O2  SO2 b)Tác dụng với kim loại: t0 PTHH: 3Fe+ 2O2  Fe3O4 c)Tác dụng với hợp chất: t0 PTHH: CH4 + 2O2  CO2 + 2H2O * Khí Oxi là một đơn chất phi kim rất hoạt động, đặc biệt là ở nhiệt độ cao, nó dễ dàng tham gia PỨ với nhiều kim loại, phi kim và hợp chất. Trong các hợp chất, + Oxit là gì? nguyên tố Oxi luôn có hóa trị II. 2. Oxit là một hợp chất tạo bởi hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là + Khí H2 có những tính chất hoá học như thế Oxi. nào? 3. TCHH của Hiđro + Tác dụng với Oxi: t0 PTHH: 2H2 + O2  2H2O - Cá nhân liên hệ kiến thức cũ trả lời + Tác dụng với Đồng (II) oxit: - 3 HS lên viết PTHH 4000 C - HS khác nhận xét PTHH: H2 + CuO  Cu GV điều chỉnh và chốt lại + H2O *Khí H2 đã chiếm nguyên tố oxi trong hợp chất CuO. H2 có tính khử (khử Oxi). Hoạt động 2: Bài tập. ( 27 phút ) Mục tiêu : Vận dụng các kiến thức để làm các bài tập và tính toán có tính tổng hợp liên quan đến O2 và H2. * GV tổ chức HS hoạt động cặp nhóm: II. Bài tập GV hướng dẫn HS làm bài tập Câu 1: Hoàn thành các phương trình hóa HS chia nhóm thảo luận thống nhất kết quả học sau: t0 Đại diện nhóm trình bày ở bảng a. HNO3  NO2 + O2 + H2O Yêu cầu: b. NO + O2  NO2 0 t t0 a. 4HNO3  4NO2 + O2 + 2H2O (phân c. Cu(NO3)  CuO + NO2 + O2 hủy) d. MgO + CO2  MgCO3 b. 2NO + O2  2NO2 (hóa hợp) Hãy cho biết các phản ứng hóa học trên t0 c. 2Cu(NO3)  2CuO + 2NO2 + 3O2 (phân thuộc loại phản ứng hóa học nào (hóa hủy) hợp hay phân hủy) d. MgO + CO2  MgCO3 (hóa hợp) Câu 2: STT Công Tên gọi Phân Câu 2: Hoàn thành bảng sau: thức loại
  12. Hóa học 8 Năm học: 2020-2021 1 CO2 Cacbon Oxit axit STT Công thức Tên gọi Phân loại đioxit 1 CO2 2 Fe2O3 Sắt (III) oxit Oxit 2 Sắt (III) bazơ oxit 3 SO2 Lưu huỳnh Oxit axit 3 SO2 đioxit 4 Nhôm 4 Al2O3 Nhôm oxit Oxit oxit bazơ Nhóm khác nhận xét, các nhóm còn trao đổi chéo bài để nhận xét. GV điều chỉnh và chốt lại. * GV tổ chức HS hoạt động nhóm: Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn 6,2 g GV hướng dẫn HS làm bài tập photpho trong bình đựng khí oxi (Gợi ý: Dựa trên đề bài tìm số mol của P, viết a.Tính khối lượng điphotphopentaoxit PTHH tìm số mol của P 2O5 theo pt. Tinh Voxi, tạo thành sau phản ứng. Vkk) b.Tính thể tích khí oxi tham gia phản HS chia nhóm thảo luận thống nhất kết quả ứng (đktc) Đại diện nhóm trình bày ở bảng c.Tính thể tích không khí cần dùng để Yêu cầu: đốt cháy hết lượng photpho ở trên (biết np = 6,2: 31 = 0,2 mol thể tích oxi chiếm 1/5 thể tích không 4P + 5O2  2P2O5 khí) 0,2mol 0,25mol 0,1 mol m 0,1x142 14,2g P2O5 Voxi = 0,25 x 22,4 = 5,6 lít Vkk = 5x 5,6 = 28 lít Nhóm khác nhận xét. GV điều chỉnh. Thảo luận nhóm làm bài tập 6 SGK/ 119 Bài 6 sgk/119 *Hướng dẫn: Muốn biết chất nào tạo nhiều khí a. Zn + H2SO4 H2 + ZnSO4 H2 nhất ta phải viết phương trình hóa học và 65g 22,4l so sánh khối lượng các kim loại tham gia phản 2Al + 3H2SO4 3H2 + Al2(SO4)3 ứng và thể tích chất tạo thành. 2.27g 3.22,4l Fe + H2SO4 H2 + FeSO4 56g 22,4l b.Theo các PTHH, ta thấy: cùng 1 lượng kim loại tác dụng với lượng dư axit thì - Đại diện nhóm trình bày. kim loại Al sẽ có nhiều khí H2 hơn. - Nhóm khác nhận xét. c.Nếu thu cùng 1 lượng khí H2 thì kim GV điều chỉnh và chốt lại. loại Al cần cho phản ứng là nhỏ nhất. 3. Hướng dẫn về nhà: (1 phút)
  13. Hóa học 8 Năm học: 2020-2021 - Nhắc lại các nội dung cần nhớ - Nhấn mạnh phương pháp giải một số dạng toán. - Chuẩn bị bài kiểm tra 1 tiết. TIẾT 4: BÀI THỰC HÀNH SỐ 5 II. CHUẨN BỊ a. Giáo viên: 8 bộ thí nghiệm gồm: a. Hoá chất: Zn, dd HCl, CuO. b. Dụng cụ: - Giá ống nghiệm, ống nghiệm, chổi rửa, ống dẫn khí, kẹp. - Đèn cồn, diêm. - Ống hút, thìa lấy hoá chất. b. HS: Chuẩn bị sẵn mẫu bài thu hoạch trước khi lên lớp III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 1. Hoạt động dạy học: Để củng cố các nguyên tắc điều chế khí hiđro trong phòng thí nghiệm, về tính chất vật lí và tính chất hoá học. Đồng thời để rèn luyện kĩ năng điều ché và thu khí hiđro vào ống nghiệm bằng cách đẩy không khí và đẩy nước. Hoạt động của giáo viên - học sinh Nội dung 1. Hoạt động 1: Kiểm tra sự chuẩn bị 5’ -Hoá chất. -Dụng cụ. ? Những nguyên liệu nào thường dùng để điều chế H2 trong phòng thí nghiệm. Kẽm và axit HCl ? Thử nhận biết khí H2 bằng cách nào. Đốt H2 cháy: màu xanh nhạt. ? Có mấy cách thu H2. Đẩy nước và đẩy không khí. ? Khi thu H2 bằng cách đẩy không khí phải chú ý những vấn đề gì. Để miệng ống nghiệm hướng xuống dưới. ? H2 có tính chất hoá học như thế nào. Tác dụng với O2 H2O. -Khử CuO. 2. Hoạt động 2 : Thực hành – nhóm - 30’ *Thí nghiệm 1 GV lưu ý HS: 1. Thí nghiệm 1: +Để nghiêng ống nghiệm khi bỏ viên Zn vào khỏi bể Điều chế và thu khí ống nghiện. hiđro từ axít clohiđríc
  14. Hóa học 8 Năm học: 2020-2021 +Để khí H2 thoát ra một thời gian trước khi đốt. (HCl), kẽm, đốt cháy HS: Đọc sách nắm vững cách làm thí nghiệm. khí H2 trong không khí. Thí nghiệm 1: điều chế H2. Đốt cháy H2. -Tiến hành thí nghiệm giải thích: 2H2 + O2 2H2O *Thí nghiệm 2 2. Thí nghiệm 2: GV lưu ý HS: Thu khí H2 bằng cách +Thu bằng cách đẩy nước: Phải đổ nước đầy ống nghiệm đẩy không khí. úp ngược vào chậu thu. +Thu bằng cách đẩy không khí: úp miệng ống xuống dưới. 3. Thí nghiệm 3: *Thí nghiệm 3 Khí H2 khử đồng (II) GV lưu ý HS: oxít. +Đặt CuO vào đáy ống nghiệm. +Miệng ống nghiệm đựng CuO thấp hơn đáy ống nghiệm. +Nung nóng CuO trước dẫn H2 vào. 3. Thu hoạch: (10 phút) - Yêu cầu HS làm bản tường trình vào vở theo mẫu kẻ sẵn từ tiết trước. - Thu vở HS chấm bài thực hành. - Yêu cầu HS rửa và thu don dụng cụ thí nghiệm IV. RÚT KINH NGHIỆM: Năm Căn, ngày tháng năm 2021 Tổ trưởng
  15. Hóa học 8 Năm học: 2020-2021