Ôn tập Sinh học Lớp 12 - Chương: Di truyền học

Câu 1: Nội dung nào sau đây không đúng?
A. Mã kết thúc không được t-ARN dịch mã.
B. Các anticodon của t-ARN bổ sung với codon trên mARN theo nguyên tắc bổ sung.
C. Có bao nhiêu riboxom tham gia dịch mã có bấy nhiêu chuỗi polipetit được tạo thành.
D. Các riboxom chuyển dịch trên mARN theo chiều 5' -> 3' từng bộ ba, tương ứng với 10,2A0.
pdf 104 trang Tú Anh 21/03/2024 2600
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ôn tập Sinh học Lớp 12 - Chương: Di truyền học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfon_tap_sinh_hoc_lop_12_chuong_di_truyen_hoc.pdf

Nội dung text: Ôn tập Sinh học Lớp 12 - Chương: Di truyền học

  1. Di truyền học Câu 1: Nội dung nào sau đây không đúng? A. Mã kết thúc không được t-ARN dịch mã. B. Các anticodon của t-ARN bổ sung với codon trên mARN theo nguyên tắc bổ sung. C. Có bao nhiêu riboxom tham gia dịch mã có bấy nhiêu chuỗi polipetit được tạo thành. D. Các riboxom chuyển dịch trên mARN theo chiều 5' -> 3' từng bộ ba, tương ứng với 10,2A0. Câu 2: Ở động vật, để nghiên cứu mức phản ứng của một kiểu gen nào đó cần tạo ra các cá thể A. có kiểu gen khác nhau. B. có kiểu hình giống nhau. C. có cùng kiểu gen. D. có kiểu hình khác nhau. Câu 3: Ở tế bào nhân thực, quá trình dịch mã được bắt đầu bằng bộ ba nào trên mARN và axit amin nào mở đầu chuỗi pôlipeptit? A. AGU và axit foocmin-Met. B. AUG và axit foocmin-Met. C. AUG và axit amin Met. D. AGU và axit amin Met Câu 4: Quy luật di truyền làm hạn chế biến dị tổ hợp là A. liên kết gen. B. phân li độc lập. C. hoán vị gen. D. tương tác gen. Câu 5: Thể đột biến thường không thấy ở người là A. thể đột biến gen. B. thể dị bội. C. thể đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. D. thể đa bội. Câu 6: Một tế bào sinh trứng có kiểu gen AaBbDdEe tiến hành giảm phân bình thường để tạo trứng, số loại trứng tối đa có thể tạo ra là bao nhiêu? A. 1. B. 2. C. 16. D. 8. Câu 7: Khi nói về quy luật di truyền, phát biểu nào sau đây đúng? A. Gen trong tế bào chất di truyền theo dòng mẹ. B. Quy luật phân li là sự phân li đồng đều của các cặp tính trạng. C. Sự liên kết gen hoàn toàn làm tăng biến dị tổ hợp. D. Sự phân li độc lập của các gen làm giảm biến dị tổ hợp Câu 8: Cho biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, phép lai AaBB × aabb cho đời con có bao nhiêu loại kiểu gen? A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.
  2. Câu 9: Điều kiện nào dưới đây không phải là điều kiện nghiệm đúng của định luật phân ly độc lập của MenĐen? A. Các cặp gen qui định các cặp tính trạng tương phản nằm trên cùng một cặp NST tương đồng. B. Bố, mẹ thuần chủng khác nhau hai hay nhiều cặp tính trạng tương phản. C. Nghiên cứu trên một số lượng lớn cá thể. D. Các cặp gen tác động riêng rẽ lên sự hình thành tính trạng. Câu 10: Trong quá trình phiên mã, bộ ba mã sao của mARN sẽ liên kết với bộ ba đối mã của tARN bằng liên kết gì? A. Liên kết phôtphoeste.B. Liên kết hyđrô. C. Liên kết ion.D. Liên kết phôtphodieste. Câu 11: Các gen phân ly độc lập, mỗi gen quy định một tính trạng. Tỉ lệ kiểu hình (A-bbccD-) tạo nên từ phép lai AaBbCcdd x AABbCcDd là bao nhiêu? A. 1/8.B. 1/16.C. 1/64.D. 1/32. Câu 12: Dung dịch có 80% Ađênin, còn lại là Uraxin. Với đủ các điều kiện để tạo thành các bộ ba ribônuclêôtit, thì trong dung dịch này bộ ba AUU và AUA chiếm tỷ lệ A. 16%.B. 38,4%.C. 24%.D. 51,2%. Câu 13: Cho các phát biểu sau: (1) Gen là một đoạn ADN mang thông tin mã hóa cho một sản phẩm xác định, sản phẩm đó có thể là phân tử ARN hoặc chuỗi pôlipeptit. (2) Một đột biến điểm xảy ra trong vùng mã hóa của gen có thể không ảnh hưởng gì đến chuỗi pôlypeptit mà gen đó tổng hợp. (3) Có ba bộ ba làm tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã là 5'UAA3'; 5'UAG3' và 3'UGA5'. (4) Gen bị đột biến sẽ tạo alen mới, cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa. Trong các phát biểu trên, có mấy phát biểu sai? A. 3B. 2C. 4D. 1 Câu 14: Loại đột biến gen nào làm thay đổi số lượng liên kết hydro nhiều nhất của gen? A. Thêm 1 cặp G-X và 1 cặp A-T.B. Thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X. C. Thay thế 1 cặp G-X bằng 1 cặp A-T.D. Thêm 1 cặp A-T và mất 1 cặp G-X Câu 15: Cho lúa hạt tròn lai với lúa hạt dài, F1 100% lúa hạt dài. Cho F1 tự thụ phấn được F2. Trong số lúa hạt dài F2, tính theo lí thuyết thì số cây hạt dài khi tự thụ phấn cho F3 toàn lúa hạt dài chiếm tỉ lệ
  3. Câu 575: Cơ thể mà tế bào sinh dưỡng chỉ thiếu 1 nhiễm sắc thể trên 1 cặp tương đồng được gọi là A. thể tứ bội.B. thể một nhiễm.C. thể bốn nhiễm.D. thể ba nhiễm kép. Câu 576: Mức độ gây hại của alen đột biến đối với thể đột biến phụ thuộc là A. môi trường và tổ hợp gen mang đột biến.B. tác động của các tác nhân gây đột biến. C. tổ hợp gen mang đột biến.D. điều kiện môi trường sống của thể đột biến. Câu 577: Trên mạch tổng hợp ARN của gen, enzim ARN polimeraza đã di chuyển theo chiều A. từ 3' đến 5'.B. chiều ngẫu nhiên. C. từ 5' đến 3'.D. từ giữa gen tiến ra 2 phía. Câu 578: Trong các thí nghiệm của Menđen, khi lai bố mẹ thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản, ông nhận thấy kiểu hình ở thế hệ thứ hai A. đều có kiểu hình giống bố mẹ.B. sự phân ly theo tỉ lệ 3 trội : 1 lặn. C. có sự phân ly theo tỷ lệ 1 trội : 1 lặn.D. đều có kiểu hình khác bố mẹ. Câu 579: Thành phần các nguyên tố hóa học cấu tạo nên ADN là A. C, H, O, N.B. C, H, O, N, S.C. C, H, O, N, P.D. C, H, O. Câu 580: Trong một opêron, nơi enzim ARN-polimeraza bám vào khởi động phiên mã là A. vùng khởi động.B. vùng mã hóa.C. vùng vận hành.D. vùng điều hòa. Câu 581: Thực chất của đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là sự A. làm thay đổi hình dạng và chiều dài của NST. B. sắp xếp lại những khối gen trên nhiễm sắc thể. C. sắp xếp lại các khối gen trên và giữa các NST. D. làm thay đổi vị trí và số lượng gen NST. Câu 582: Thế nào là nhóm gen liên kết? A. Các gen không alen nằm trong bộ NST phân li cùng nhau trong quá trình phân bào. B. Các gen không alen cùng nằm trên một NST phân li cùng nhau trong quá trình phân bào. C. Các gen alen nằm trong bộ NST phân li cùng nhau trong quá trình phân bào. D. Các gen alen cùng nằm trên một NST phân li cùng nhau trong quá trình phân bào. Câu 583: Cho các bệnh, tật và hội chứng di truyền sau đây ở người (1) Bệnh bạch tạng. (2) Bệnh ung thư máu. (3) Tật có túm lông ở vành tai.
  4. (4) Hội chứng Đao. (5) Hội chứng Claiphentơ. (6) Bệnh máu khó đông. Có bao nhiêu bệnh, tật và hội chứng di truyền do đột biến gen gây ra A. 2.B. 3.C. 5.D. 4. Câu 584: Ở một loài thực vật, xét hai cặp gen trên hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng quy định tính trạng màu hoa. Sự tác động của 2 gen trội không alen quy định màu hoa đỏ, thiếu sự tác động của một trong 2 gen trội cho hoa hồng, còn nếu thiếu sự tác động của cả 2 gen trội này cho hoa màu trắng. Tỉ lệ phân li về kiểu hình ở F1 trong phép lai P : Aabb x aaBb. A. 1 đỏ: 1 hồng : 2 trắng.B. 3 đỏ : 1 trắng. C. 1 đỏ : 2 hồng : 1 trắng.D. 2 đỏ : 1 hồng : 1 trắng. Câu 585: Ở đậu Hà Lan, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Cho cây hoa đỏ thuần chủng lai với cây hoa trắng (P), thu được F1. Cho cây F1 tự thụ phấn, thu được F2. Tính theo lí thuyết, trong số các cây ở F2, cây thuần chủng chiếm tỉ lệ A. 1/2.B. 1/4.C. 1/3.D. 2/3. Ab Ab Câu 586: Trong trường hợp liên kết hoàn toàn, phép lai có số kiểu tổ hợp là aB aB A. 4.B. 6.C. 8.D. 16. Câu 587: Ở người, tính trạng màu mắt do một gen nằm trên NST thường quy định. Gen A quy định mắt nâu, gen a quy định mắt xanh. Bố mắt nâu, mẹ mắt nâu, họ sinh được người con mắt xanh. Kiểu gen của bố mẹ là A. AA x Aa.B. Aa x Aa.C. AA x AA.D. Aa x aa. Câu 588: Khi nói về quá trình dịch mã, xét các kết luận sau đây: (1) Ở trên một phân tử mARN, các riboxom khác nhau tiến hành đọc mã từ các điểm khác nhau, mỗi điểm đặc hiệu với mỗi riboxom. (2) Quá trình dịch mã diễn ra theo nguyên tắc bổ sung, nguyên tắc bổ sung được thể hiện giữa bộ ba đối mã của tARN với bộ ba mã hóa trên mARN. (3) Các riboxom trên mARN trượt theo từng bộ ba ở trên mARN theo chiều từ 5' đến 3' từ bộ ba mở đầu đến bộ ba kết thúc. (4) Mỗi phân tử mARN có thể tổng hợp được nhiều chuỗi polipeptit, các chuỗi polipeptit được tổng hợp một mARN luôn có cấu trúc giống nhau. Có bao nhiêu kết luận đúng? A. 1.B. 3.C. 4.D. 2.
  5. Câu 589: Tế bào của một loài sinh vật nhân sơ khi phân chia bị tác động của tác nhân hóa học 5- BU, làm cho gen A đột biến thành gen a. Gen a có 60 chu kì xoắn và có 1400 liên kết hiđrô. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen A là: A. A = T = 401, G = X = 199.B. A = T = 399, G = X = 201. C. A = T = 402, G = X = 199.D. A = T = 399, G = X = 200. Câu 590: Một loài thực vật có bộ NST lưỡng bội 2n = 20. Cho hai cây thuộc loài này giao phấn với nhau tạo ra các hợp tử. Giả sử từ một hợp tử trong số đó (hợp tử H) nguyên phân liên tiếp 4 lần, ở kì giữa của lần nguyên phân thứ tư, người ta đếm được trong tất cả các tế bào con có tổng cộng 336 crômatit. Cho biết quá trình nguyên phân không xảy ra đột biến. Hợp tử H có thể được hình thành do sự thụ tinh giữa. A. giao tử n với giao tử n.B. giao tử (n-1) với giao tử n. C. giao tử (n+1) với giao tử n.D. giao tử n với giao tử 2n. Câu 591: Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao là trội hoàn toàn so với thân thấp do gen a quy định. Cho cây thân cao 4n có kiểu gen AAaa giao phấn với cây thân cao 4n có kiểu gen Aaaa thì kết quả phân tính ở F1 sẽ là A. 35 cao : 1 thấp.B. 3 cao : 1 thấp.C. 5 cao : 1 thấp.D. 11 cao : 1 thấp. Ab Câu 592: Ở một loài thực vật khi cho cây có kiểu gen tự thụ phấn, biết hoán vị gen xảy ra ở aB 2 bố mẹ với tần số như nhau thì kiểu hình lặn về hai tính trạng trên chiếm tỉ lệ phù hợp là A. 5,29%.B. 16,25%.C. 8,5%.D. 6,76%. Câu 593: Khi cá thể có kiểu gen là AABbCc tự thụ phấn, tính trạng trội đều trội hoàn toàn. Tỉ lệ cá thể F1 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn là: A. 1/8.B. 3/16.C. 1/16.D. 3/8. Câu 594: Trên một nhiễm sắc thể, xét 4 gen A, B, C, D. Khoảng cách tương đối giữa các gen là AB = 1,5cM, BC = 16,5cM, BD = 3,5cM, CD = 20cM, AC = 18cM. Trật tự đúng của các gen trên nhiễm sắc thể đó là A. DABC.B. BACD.C. CABD.D. ABCD. Câu 595: Cho biết không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, xác suất sinh một người con có ba alen trội của một cặp vợ chồng đều có kiểu gen AaBbDd là: A. 3/32.B. 27/64.C. 5/16.D. 15/64. Câu 596: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ, có bao nhiêu kết luận dưới đây là đúng? (1) Quá trình nhân đôi có sự hình thành các đoạn okazaki.
  6. (2) Nguyên liệu tổng hợp là các axit amin. (3) Trên mỗi phân tử ADN có nhiều điểm khởi đầu sao chép. (4) Quá trình nhân đôi diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn. (5) Quá trình nhân đôi sử dụng 4 loại nucleotit làm nguyên liệu. A. 2.B. 5.C. 4.D. 3. o Câu 597: Một gen ở sinh vật nhân sơ có chiều dài 4080A và có 3075 liên kết hiđrô. Một đột biến làm thay đổi chiều dài của gen và làm giảm đi 1 liên kết hiđrô thì số nuclêôtit mỗi loại của gen sau đột biến là A. A = T = 526, G = X = 674.B. A = T = 676, G = X = 524. C. A = T = 674, G = X = 526.D. A = T = 524, G = X = 675. Câu 598: Cây lanh Linum usitatissimum là giống cây lấy sợi phổ biến ở các nước châu Á, locus chi phối màu sắc hoa có 2 alen trong đó D quy định hoa đỏ là trội hoàn toàn so với d quy định hoa trắng. Hai locus khác mỗi locus 2 alen là B/b và A/a cùng chi phối chiều cao cây. Tiến hành phép lai phân tích cây dị hợp 3 locus có kiểu hình thân cao, hoa đỏ được đời con 141 cây thân cao, hoa đỏ : 361 thân cao, hoa trắng : 640 thân thấp, hoa trắng : 861 thân thấp, hoa đỏ. Kiểu gen của cây đem lai phân tích là: bD AB Ab A. B.Aa C. AaBbDd.D. Dd Dd Bd ab aB Câu 599: Đặc điểm nào sau đây là của cây được tạo ra từ nuôi cấy hạt phấn kết hợp gây đa bội hóa? A. Cây con ó kiểu gen đồng hợp.B. Cây con đồng loạt giống nhau. C. Cây con cho năng suất cao.D. Cây con có kiểu gen đồng nhất. Câu 600: Một loài sinh vật có 8 nhóm gen liên kết. Số NST có trong 1 tế bào sinh dưỡng của thể tam nhiễm và thể tam bội của loài lần lượt là A. 19 và 48.B. 17 và 24.C. 9 và 24.D. 9 và 19. Câu 601: Hóa chất conxisin dùng để gây ra đột biến nào sau đây? A. Đột biến lệch bội.B. Đột biến đa bội. C. Đột biến gen.D. Đột biến cấu trúc NST. Câu 602: Trong kĩ thuật chuyển gen, enzim nào sau đây được dùng để nối gen cần chuyển tạo ADN tái tổ hợp? A. ADN ligaza.B. ADN polimeraza.C. Restrictaza.D. ARN polimeraza. Câu 603: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của operon, phát biểu nào sau đây đúng?
  7. A. Nếu gen điều hòa tổng hợp chất ức chế liên tục thì operon sẽ không hoạt động. B. Các gen có số lần nhân đôi bằng nhau nhưng số lần phiên mã khác nhau. C. Các gen trong operon có số lần phiên mã và số lần nhân đôi khác nhau. D. Khi operon hoạt động thì các gen sẽ tạo ra các phân tử mARN khác nhau. Câu 604: Dòng thuần là gì? A. Là dòng mà tất cả cá thể có kiểu gen chỉ cho 1 loại kiểu hình. B. Là dòng mà tất cả cá thể có kiểu gen trội có lợi. C. Là dòng mà tất cả cá thể có kiểu gen mang các gen ở trạng thái đồng hợp. D. Là dòng mà tất cả cá thể có kiểu gen đồng nhất. Câu 605: Phát biểu nào sau đây đúng cho cấu trúc của gen ở sinh vật nhân sơ? A. Vùng mã hóa có chứa bộ ba làm nhiệm vụ mở đầu quá trình phiên mã. B. Vùng kết thúc có chứa bộ ba kết thúc. C. Vùng điều hòa nằm ở đầu 3' của mạch gốc. D. Vùng điều hòa nằm ở đầu 3' của mạch không phải mạch gốc. Câu 606: Đột biến nào sau đây không phải là đột biến điểm? A. Đột biến thay thế cặp T-A bằng cặp A-T.B. Đột biến đảo vị trí hai cặp A-T và X-G. C. Đột biến mất 1 cặp X-G.D. Đột biến thay thế cặp A-T bằng cặp G-X. o Câu 607: Cho 1 gen có chiều dài 4080A , tỉ lệ nucleotit loại A chiếm 30% số nucleotit của gen. Tính số nucleotit loại X của gen? A. 360.B. 480.C. 240.D. 720. Câu 608: Ưu thế lai là gì? A. Là hiện tượng con lai có năng suất phẩm chất cao hơn bố mẹ. B. Là hiện tượng con lai có kiểu gen mang tất cả các gen trội có lợi. C. Là hiện tượng con lai có năng suất phẩm chất giữ được các đặc tính tốt của bố mẹ. D. Là hiện tượng con lai có năng suất phẩm chất tốt giống như bố hoặc mẹ. Câu 609: Phép lai nào sau đây là lai phân tích? A. AaBb x aaBb.B. AaBb x aabb.C. Aabb x aaBb.D. Aa x Aa.
  8. Câu 610: Cho 1 cây có kiểu gen AaBBDdEe giảm phân tạo hạt phấn, không có đột biến xảy ra. Bằng phương pháp nuôi cấy hạt phấn và gây đột biến đa bội tạo các dòng thuần. Xác định số dòng tuần thu được? A. 4.B. 16.C. 2.D. 8. Câu 611: Một quần thể tự thụ phấn có cấu trúc di truyền P : 0,1AA + 0,4Aa + 0,5aa =1. Xác định cấu trúc di truyền của quần thể sau 2 thế hệ tự thụ phấn? A. 0,15AA + 0,3Aa + 0,55aa =1.B. 0,2AA + 0,2Aa + 0,7aa =1. C. 0,09AA + 0,42Aa + 0,49aa =1.D. 0,25AA + 0,1Aa + 0,65aa =1. Câu 612: Một loài sinh vật lưỡng bội, xét 1 tế bào sinh tinh có kiểu NST giới tính XY giảm phân, ở kì sau giảm phân 1 cặp NST giới tính không phân li, giảm phân II bình thường. Xác định loại giao tử tạo ra? A. XY và O.B. X, XY và O.C. XX và YY.D. X và Y. Câu 613: Ở người, 1 hợp tử của loài khi nguyên phân 3 lần đã lấy từ môi trường nội bào nguyên liệu tương ứng với 329 NST đơn để tạo ra các tế bào con. Xác định kí hiệu bộ NST của hợp tử đó? A. 2n +2.B. 2n+1.C. 2n.D. 2n-1. Câu 614: Phép lai nào sau đây rất khó thực hiện? A. Cá mún x cá mún.B. Cá kiếm x cá mún. C. Cá khổng tước x cá khổng tước.D. Cá kiếm x cá kiếm. Câu 615: Phép lai nào sau đây có tỉ lệ kiểu hình 3:1 đều ở cả giới đực và giới cái? A. XAXa x XaY.B. X AXa x XAY.C. Aa x aa.D. Aa x Aa. Câu 616: Trình tự đúng trong quy trình tạo giống bằng gây đột biến là: A. xử lí bằng tác nhân gây đột biến → chọn lọc cá thể mong muốn → tạo dòng thuần. B. tạo dòng thuần → chọn lọc cá thể mong muốn → xử lí bằng tác nhân gây đột biến. C. tạo dòng thuần → xử lí bằng tác nhân gây đột biến → chọn lọc cá thể mong muốn. D. xử lí bằng tác nhân gây đột biến → tạo dòng thuần → chọn lọc cá thể mong muốn. Câu 617: Thành tựu nào sau đây là ứng dụng của công nghệ gen? A. Tạo vi khuẩn có khả năng sản xuất insulin của người. B. Tạo chủng nấm (.thiếu) có hoạt tính kháng sinh cao gấp 200 lần dạng ban đầu. C. Tạo dòng lưỡng bội đồng hợp về tất cả các gen. D. Tạo dâu tằm đa bội.
  9. Câu 618: Cá thể nào sau đây là đồng hợp về tất cả các gen? A. AABBDd.B. aabbDd.C. aaBBdd.D. AaBBDD. Câu 619: Một loài thực vật, tính trạng do 1 gen quy định có 2 alen B và b. Một quần thể giao phấn ngẫu nhiên đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tỉ lệ kiểu gen bb là 16%. Tần số các alen B và b trong quần thể lần lượt là bao nhiêu? A. 0,6 và 0,4.B. 0,3 và 0,7.C. 0,5 và 0,5.D. 0,4 và 0,6. Câu 620: Một loài thực vật, A-hoa đỏ trội hoàn toàn so với a-hoa trắng. Cho lai hai cây hoa trắng với nhau ở đời con sẽ có tỉ lệ kiểu hình là A. 3 đỏ : 1 trắng.B. 100% đỏ.C. 100% trắng.D. 1 đỏ : 1 trắng. Câu 621: Một loài thực vật xét hai cặp NST tương đồng, trên 1 cặp NST xét 2 gen mỗi gen có 2 alen, trên cặp NST khác xét 1 gen có 3 alen. Số kiểu gen trong quần thể thực vật trên là A. 54.B. 60.C. 30.D. 27. Câu 622: Gen D tồn tại trên 1 cặp NST thường ở một loài có chiều dài 510 nm. Khi 1 tế bào sinh dưỡng chứa gen trên nguyên phân 3 lần môi trường nội bào cung cấp 63000 nucleotit. Xác định kí hiệu bộ NST của tế bào trên? A. 3n.B. 2n.C. 4n.D. 2n+1 hoặc 3n. Câu 623: Một loài thực vật, A - cây cao trội hoàn toàn so với a-cây thấp, B-hoa đỏ trội hoàn toàn so với b-hoa trắng. Cho cây cao hoa đỏ(P) tự thụ phấn ở đời con thu được 4 loại kiểu hình trong đó kiểu hình cây thấp, hoa trắng chiếm 16%. Xác định kiểu gen của cây(P). AB Ab Ab A. B. C. AaBb.D. ab aB ab BD BD Câu 624: Cho phép lai P: Aa Aa biết giảm phân bình thường, không có hoán vị gen. bd bd Xác định tỉ lệ kiểu gen dị hợp về tất cả các gen thu được ở F1? A. 1/2.B. 3/4.C. 1/4.D. 3/8. Câu 625: Có bao nhiêu ví dụ nào sau đây là thường biến? (1) Người lên sinh sống ở vùng núi cao có số hồng cầu tăng. (2) Do nhiễm phóng xạ nên người bị hồng cầu hình liềm. (3) Hoa cẩm tú cầu có thể thay đổi màu sắc khi thay đổi độ pH đất. (4) Tắc kè hoa biến đổi màu sắc theo môi trường. (5) Cây rau mác khi sống trên cạn có lá hình mũi mác còn khi ngập nước lá có dạng bản dài. A. 5.B. 4.C. 2.D. 3.
  10. Câu 626: Ở người hệ nhóm ABO do 1 gen có 3 alen quy định là IA, IB, IO. Một cặp vợ chồng để nhóm máu A họ sinh 1 đứa con có nhóm máu O. Khả năng để họ sinh đứa con thứ hai là con trai nhóm máu O là bao nhiêu? A. 6,25%.B. 50%.C. 25%.D. 12,5%. Câu 627: Từ 1 cây ăn quả có kiểu gen AaBB, phát biểu nào sau đây sai? A. Nếu dùng phương pháp chiết cành thì sẽ thu được các cây con có kiểu gen đồng loạt giống cây mẹ. B. Nếu dùng phương pháp tự thụ phấn ta có thể thu được các cây có kiểu gen aaBB. C. Nếu dùng phương pháp nuôi cấy hạt phấn ta có thể thu được cây có kiểu gen AaBB. D. Nếu dùng phương pháp nuôi cấy tế bào tạo mô sẹo ta có thể thu được cây có kiểu gen AaBB. Câu 628: Cho các đặc điểm: (1) Tồn tại trong nhân tế bào. (2) Tồn tại trong tế bào chất. (3) Được di truyền nguyên vẹn từ mẹ sang con. (4) Có thể bị đột biến. Yếu tố nào sau đây thỏa mãn cả 4 đặc điểm trên? A. Alen.B. Protein.C. ADN.D. NST. Câu 629: Biết giảm phân bình thường của cây 4n tạo giao tử 2n, cây 3n chỉ cho giao tử n có sức sống, không phát sinh đột biến mới, tính trạng do 1 gen có hai alen quy định, trội lặn hoàn toàn. Có bao nhiêu phép lai sau đây cho đời con có tỉ lệ kiểu hình 5:1? (1) Aaaa x Aa; (2) AAaa x aaaa; (3) AAa x Aaaa; (4) AAaa x AAaa; (5) Aaa x AAa. A. 1.B. 4.C. 2.D. 3. Câu 630: Phát biểu nào sau đây về mức phản ứng là đúng? A. Mức phản ứng của các gen trong cùng kiểu gen là như nhau. B. Mức phản ứng quy định năng suất cụ thể của 1 giống cây trồng. C. Các gen có mức phản ứng rộng thường có tính di truyền ổn định. D. Mức phản ứng do kiểu gen quy định nên được di truyền. Câu 631: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Enzim ADN polimeraza có khả năng tháo xoắn trong nhân đôi ADN. B. Trong sao mã, enzim helicaza tham gia cắt liên kết hidro.
  11. C. Enzim ADN polimeraza hoạt động trước enzim ARN polimeraza. D. Enzim ARN polimeraza có khả năng tháo xoắn ADN và xúc tác cho việc bổ sung. Câu 632: Một gen thực hiện tự nhân đôi liên tiếp 3 lần đã lấy từ môi trường nội bào 8400 nucleotit để tạo nên các gen con. Tính số cặp nu của gen đã cho? A. 600.B. 400.C. 300.D. 1200. BD Câu 633: Một cơ thể có kiểu gen có Aa XY có f = 20% giảm phân bình thường. Số loại giao bd tử chứa X tạo ra là A. 16.B. 8.C. 4.D. 2. Câu 634: Một quần thể động vật ngẫu phối, A- mắt đỏ trội hoàn toàn so với a-mắt trắng, gen trên NST thường. Khi lai các con đực mắt trắng với các con cái mắt đỏ người ta thu được ở F1 tỉ lệ kiểu hình gồm 1 mắt đỏ : 1 mắt trắng. Nếu cho F1 lai với nhau thì ở F2 tỉ lệ kiểu hình mắt trắng chiếm bao nhiêu? A. 9/16.B. 1/16.C. 1/9.D. 1/16. Câu 635: Từ một tế bào 2n của 1 loài thực hiện nguyên phân liên tiếp 6 lần. Tại kì sau của lần nguyên phân thứ 3 có 1 tế bào tất cả các NST không phân li đã tạo được 1 tế bào tứ bội. Sau đó các tế bào tiếp tục nguyên phân bình thường. Tính số tế bào 2n tạo ra A. 56.B. 48.C. 32.D. 64. Câu 636: Một loài thực vật khi lai hai cây hoa trắng thuần chủng F1 thu được đồng loạt hoa đỏ. Cho cây F1 tự thụ phấn đời con thu được tỉ lệ kiểu hình 9 đỏ: 7 trắng. Có bao nhiêu kiểu gen quy định cây hoa trắng ở F1? A. 2.B. 4.C. 3.D. 5. Câu 637: Một loài có 2n = 6, trong các kiểu gen sau, có bao nhiêu kiểu gen được cho là của thể đột biến đa bội? (1) AaaBbDd; (2) AaaBBbDdd; (3) AAABbbDDD; (4) AAAABBbbDDdd. (5) Aaaabbbbbdddd; (6) AAAABBDD; (7) AAABBBddd; (8) aaaBBbDd. A. 4.B. 2.C. 3.D. 5. Câu 638: Một loài thực vật mỗi gen quy định 1 tính trạng, trội lặn hoàn toàn. Cho phép lai sau: P: AaBbDd x AaBbDd. Tính tỉ lệ kiểu hình mang ba tính trạng trội thu được ở F1? A. 15/64.B. 9/32.C. 27/64.D. 9/64. Câu 639 (Thông hiểu): Ở lúa, năng suất cần đạt là 65 tạ/ha. Biết rằng để thu hoạch 100kg thóc cần 1,6 kg nitơ, hệ số sử dụng nitơ trong đất là 67%, lượng nitơ còn tồn dư trong đất là 29 kg/ha. Nếu dùng đạm KNO3 đế bón cho lúa mùa thì cần bao nhiêu kg để đạt được năng suất trên?
  12. A. 21,5161kg. B. 17,4963kg. C. 910,7063kg. D. 1119,8365kg. Câu 640 (Nhận biết): Các bộ ba trên mARN có vai trò quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã là A. 3'UAG5'; 3'UAA5'; 3'AGU5'. B. 3'UAG5'; 3'UAA5'; 3'UGA5'. C. 3'GAU5'; 3'AAU5'; 3'AUG5'. D. 3'GAU5'; 3'AAU5'; 3'AGU5'.