SKKN Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh năng khiếu môn Tiếng Anh Tiểu học

Nghề dạy học là một nghề cao quý. Người giáo viên khi đã chọn nghề giáo là đã thể hiện lòng yêu nghề.Người dạy học là kỹ sư xây đắp tâm hồn và mục tiêu quan trọng là tạo ra học sinh giỏi, những mầm non tương lai cho đất nước.
doc 39 trang Tú Anh 21/03/2024 4900
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh năng khiếu môn Tiếng Anh Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_boi_duong_hoc_sinh_nang_khieu_mon_tieng_anh.doc

Nội dung text: SKKN Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh năng khiếu môn Tiếng Anh Tiểu học

  1. Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh năng khiếu môn Tiếng Anh Tiểu học. PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài. 1.1 Cơ sở lý luận Nghề dạy học là một nghề cao quý. Người giáo viên khi đã chọn nghề giáo là đã thể hiện lòng yêu nghề.Người dạy học là kỹ sư xây đắp tâm hồn và mục tiêu quan trọng là tạo ra học sinh giỏi, những mầm non tương lai cho đất nước. Và có thể nói, đối với một giáo viên Tiếng Anh thì niềm vinh dự, hạnh phúc hơn hết là khơi dậy niềm đam mê, sự hứng thú khi học bộ môn Tiếng Anh nói chung và một cái đích nữa mà người giáo viên Tiếng Anh luôn trăn trở đó là dẫn dắt các em có năng khiếu, có tố chất học môn Tiếng Anh vươn cao hơn nữa trong việc chinh phục kho tang kiến thức môn Tiếng Anh để có thể có cơ hội giao lưu, học hỏi với các bạn trong huyện, trong thành phố . Để có thể gặt hái được những bông hoa điểm tốt trong các cuộc giao lưu môn Tiếng Anh giành cho học sinh năng khiếu thì ngoài năng lực, tố chất của học sinh còn có công lao bồi dưỡng của người thầy là điều không thể phủ nhận được. Là một giáo viên tiếng Anh đứng lớp giảng dạy nhiều năm và đã tham gia bồi dưỡng học sinh năng khiếu nhiều, năm học tôi đã cảm nhận được điều đó. Đối với mỗi môn học trong nhà trường, việc học và dạy đều có đặc thù riêng của nó. Môn tiếng Anh cũng không nằm ngoài lệ. Phương pháp dạy môn tiếng Anh đã được nói và bàn luận rất nhiều từ trước đến nay. Học như thế nào cho tốt? Dạy như thế nào cho thật sự có hiệu quả? Đó là điều băn khoăn trăn trở của mỗi giáo viên dạy môn tiếng Anh đứng lớp. Một tiết dạy bình thường trên lớp cũng cần phải chuẩn bị bài kỹ lưỡng mới có thể dạy tốt được, mang lại hiệu quả cao và tạo được hứng thú cho học sinh . Nhưng một tiết dạy bồi dưỡng học sinh năng khiếu còn có yêu cầu cao hơn rất nhiều. Câu hỏi mà bất cứ ai tham gia bồi dưỡng học sinh năng khiếu cũng luôn đặt ra làm thế nào cho thật sự đạt kết quả tốt trong khoảng thời gian ngắn? Làm sao để cho các em phát huy hết năng lực của mình trên một thời gian làm bài trong giờ ấn định? Làm thế nào để công lao thầy trò không bị uổng phí? Làm sao để mang lại niềm vinh dự cho bản thân của các em nói riêng và nhà trường nói riêng ? Bằng tất cả mọi nỗ lực của mình trong suy nghĩ, tìm tòi, trao đổi, thảo Giáo viên: Kiều Thị Thuận Trường Tiểu học Hương Ngải 1/39
  2. Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh năng khiếu môn Tiếng Anh Tiểu học. luận với các dồng nghiệp khác trong ngành giáo dục cùng với việc cọ xát thực tiễn trải nghiệm công tác bồi dưỡng học sinh năng khiếu Tiếng Anh ở bậc Tiểu học qua một số năm, tôi mạnh dạn chia sẽ một số ý kiến , suy nghĩ của mình qua sáng kiến: “Một số kinh nghiệm về bồi dưỡng học sinh năng khiếu môn Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học” 1.2 Cơ sở thực tiễn Trên thực tế thời gian của một bài thi học sinh năng khiếu là 60 phút hoặc 90 phút song nội dung chương trình thi lại rất rộng.Vì vậy đòi hỏi các em cần lĩnh hội kiến thức một cách chắc chắn và đầy đủ,điều đó chính là yêu cầu khó khăn nhất cho cả người dạy lẫn người học.Đồng thời thời gian bồi dưỡng của giáo viên chưa nhiều,chỉ được bồi dưỡng qua các tiết theo thời khóa biểu.Vì vậy giáo viên còn nhiều băn khoăn cần nghiên cứu tìm giải pháp khắc phục và đó chính là mục đích chính của đề tài này. 2. Mục đích nghiên cứu. - Nâng cao nghiệp vụ sư phạm của bản thân. - Góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng Anh nói chung và bồi dưỡng học sinh năng khiếu môn Tiếng Anh Tiểu học nói riêng. 3. Đối tượng nghiên cứu, đối tượng khảo sát thực nghiệm - Đối tượng nghiên cứu : Sách giáo khoa,sách giáo viên,một số sách bài tập và bài tập trắc nghiệm tiếng Anh dành cho học sinh tiểu học,sách bồi dưỡng HSG Tiếng Anh Tiểu học - Đối tượng khảo sát : Bản thân tôi là giáo viên Tiếng Anh trong trường tiến hành thực hiện nghiên cứu tìm tòi các biện pháp và thực nghiệm các biện pháp đó rồi kiểm chứng tính khả thi của đề tài mà tôi đã chọn . Bên cạnh đó phối kết hợp với Ban giám hiệu nhà trường, giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh học sinh cùng theo dõi và kiểm chứng. - Đối tượng thực nghiệm : Đối tượng mà tôi thực hiện nghiên cứu đề tài này là đối tượng học sinh khối 4,5 của trường. Giáo viên: Kiều Thị Thuận Trường Tiểu học Hương Ngải 2/39
  3. Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh năng khiếu môn Tiếng Anh Tiểu học. Số ít Số nhiều a box boxes a potato Potatoes a watch watches a class classes a bush bushes — Những danh từ tận cùng bằng -y: + Truớc -y là một nguyên âm (cỏ 5 nguyên ám: a. e. i, o, u) thì thêm s VLdu: Số ít Số nhiều a monkey monkeys a boy boys a key keys 2. Danh tír khổng đếm đưọc (Uncountable nouns) - Danh từ không đếm được là danh từ không dùng được với số đếm vì vậy nó không có hình thức số nhiều và không dùng được với a (an). - Dưới đây là một sô danh từ không đếm được mà ta thường gặp: milk tea ink intelligence news water air homework fruit information meat food coffee money Có nhũng danh từ vừa đếm đuực vùa không đếm đuọc tùy theo nghĩa. Giáo viên: Kiều Thị Thuận Trường Tiểu học Hương Ngải 25/39
  4. Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh năng khiếu môn Tiếng Anh Tiểu học. II.ĐẠI TỪ [PRONOUNS] - Đại từ là từ dùng thay thế cho một danh từ hoặc một cụm từ cố tính chất danh từ. 1. Đại từ nhân xung (Personal pronouns): - Đại từ nhân xưng gồm: Đại từ nhân xưng chủ ngữ và đại từ nhân xưng tân ngữ. Ngôi Chủ ngữ Nghĩa Tân ngữ Nghĩa I I tôi me tôi We chúng tôi/ ta us chúng tôi/ ta II You bạn/các bạn you bạn/ các bạn She cô/bà/chị ấy her cô/bà/chị ấy III He chú/ông/ anh ấy him chú/ông/ anh ấy It nó it nó They họ/chúng nó them họ/chúng nó - 2. Đại từ và tính từ chỉ định - This, that, these, those + This / these: dùng để chỉ người hoặc vật ở gần người nói. + That/those: dùng để chỉ người hoặc vật ở xa người nói. a. Đại từ chỉ định Có thể đứng độc lập, làm chủ ngữ hoặc tân ngữ trong câu. b. Tính từ chỉ định Tính từ chỉ định có chức năng như tính từ, đứng trước danh từ và bổ nghĩa cho danh từ đó. 3.Số từ Số từ có hai loại: sô' đếm (Cardinal numerals) và số thứtự(ordinal numerals) Chú ý: Cách chuyển từ số đếm sang số thứ tự: Số thứ tự cấu tạo bằng cách thêm th vào sau số đếm và thêm mạo từ xác định “the” trước nó trừ các số: 1 (the first - 1st), 2 (the second - 2nd), 3 (the third - Giáo viên: Kiều Thị Thuận Trường Tiểu học Hương Ngải 26/39
  5. Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh năng khiếu môn Tiếng Anh Tiểu học. 3rd) cũng như số ghép với chúng như 21 (the twenty-first - 21 st), 22 (the tvventy-second - 22nd) Có những trường hợp chính tả biến đổi: five - the fifth (ve = f), nine – the ninth, twenty – the twentieth (y= ie). III.ĐỘNG TỪ [VERBS] Động từ là những từ chỉ hoạt động hay trạng thái của người hoặc vật. Trong chương trình tiếng Anh tiểu học của các em, động từ được sử dụng chủ yếu chỉ các hoạt động học tập, sinh hoạt hàng ngày, vui chơi giải trí dùng trong các thì hiện tại đơn giản, hiện tại tiếp diễn, quá khứ đơn giản và cấu trúc chỉ hoạt động trong tương lai. 1. Thì hiện tại đơn giản (Simple present) 2. Thì hiện tại tiếp diễn(Present Continuous) 3. Thì quá khứ đơn giản (Simple past) 4. Thì quá khứ tiếp diễn(Past Continuous) 5. Thì tương lai đơn(Simple future) 6. Thì quá khứ tiếp diễn(Past Continuous) 7. Cấu trúc “ be going to” 8. Động từ hình thái ( Modal Verbs) IV. GIỚI TỪ [PREPOSITIONS] - Giới từ là từ nổi dùng để nối danh từ hoặc đại từ với một từ khác trong câu. Giối từ luôn đi trước một danh từ hoặc đại từ. Các danh từ hoặc đại tư đó được gọi là tân ngữ của giới từ. 1. Giói từ chỉ thời gian và địa điêm (Preposítions of Time and Places) : at, on, in, by, from 2. Các giới từ khác: to, infront of, behind, under, with V. TÍNH TỪ (ADJECTIVES) Giáo viên: Kiều Thị Thuận Trường Tiểu học Hương Ngải 27/39
  6. Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh năng khiếu môn Tiếng Anh Tiểu học. - Tính từ là từ chỉ đặc điểm, tính chất, hình dáng, màu sắc, kích cỡ của người hay sự vật hiện tượng. Tính từ được dùng để bổ nghĩa cho danh từ và đại từ, nó thường đứng trước danh từ và sau động từ “to be” V. TRẠNG TỪ (ADVERBS) Trạng từ là từ chỉ thời gian, địa điểm, cách thức, tần suất , được dùng đề bổ nghĩa cho động từ và tính từ trong câu. * Trạng từ chỉ thời gian; now, at present, today, yesterday, tomorrovv, ỉast night' \ * Trạng từ chỉ địa điểm; here, there, in the room * Trạng từ chỉ cách thức: fast, quickly, slowly, well, badly * Trang từ chỉ tần suất; never, seldom, sometimes, oữen, alvvays * Trạng từ chỉ mức độ; very, rather, too * Trạng từ chỉ nghi vấn: where, when, why how VI. CÁC LOẠI CÂU (SENTENCES) Trong tiếng Anh câu được phân chia theo cấu trúc và theo ngữ nghĩa, tuy nhiên trong chương trình tiếng Anh tiểu học các em chỉ cần nhớ một số dạng câu cơ bản sau: - Câu đơn ( simple sentence) - Câu ghép ( compound sentence) - Câu hỏi ( questions) Giáo viên: Kiều Thị Thuận Trường Tiểu học Hương Ngải 28/39
  7. Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh năng khiếu môn Tiếng Anh Tiểu học. Giải pháp 3: Chọn lọc một số đề thi qua các kỳ giao lưu học sinh năng khiếu môn Tiếng Anh , hướng dẫn học sinh định hướng cho phương pháp làm bài sau này. + Đặc điểm: Chỉ có kiến thức ngôn ngữ môn Tiếng Anh thì chưa đủ để đảm bảo thành công trong một kì giao lưu học sinh năng khiếu. Bởi vậy, xác định nội dung ôn tập cho học sinh cũng là điều khó khăn của người bồi dưỡng. Điều lo lắng nhất là sợ dạng đề ôn không đúng với dạng đề giao lưu. Tuy vậy, mỗi giáo viên bồi dưỡng đều phải có định hướng về kiến thức gắn với những chuyên đề ôn tập để giúp học sinh ôn tập có hiệu quả. Tuy nhiên theo tôi dù bồi dưỡng như thế nào đi nữa giáo viên cũng phải soạn ra một số đề thường gặp ở các kỳ giao lưu trước. + Cách tiến hành: -Bản thân giáo viên tự tích lũy, sưu tầm các dạng bài tập mà học sinh gặp phải trong các kỳ cuộc giao lưu mà các em tham gia. -Thông qua mạng Internet, tìm kiếm, nghiên cứu và sưu tầm các dạng bài từ các đề thi học sinh năng khiếu các tỉnh thành trong cả nước. -Tổng hợp, lưu trữ và giao cho học sinh của mình ôn tập, làm thử; sau đó chấm chữa, giải thích, giảng giải kỹ lưỡng trên nền tảng kiến thức mà các em đã và đang được bồi dưỡng. + Kết quả: Sau đây là một số dạng bài mà tôi đã sưu tập và lưu trữ: Ở phần từ vựng giáo viên có thể cho học sinh làm một số dạng bài sau: + Khoanh tròn một từ khác loại: VD : dog ship cat bird + Chọn từ có cách phát âm phần gạch chân khác với các từ còn lại: VD: can have watch badminton + Xếp từ theo đúng chủ đề: - Viết đoạn văn ngắn theo từng chủ đề: + Viết đoạn văn ngắn về bản thân, những người thân trong gia đình, bạn thân, giáo viên, con vật em yêu thích, môn học yêu thích, hoạt động hằng ngày, món ăn yêu thích Giáo viên: Kiều Thị Thuận Trường Tiểu học Hương Ngải 29/39
  8. Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh năng khiếu môn Tiếng Anh Tiểu học. + Hay viết đoạn văn theo thông tin cho sẵn: Name : Duy Anh Age : 21 Country : Vietnam Birthday: May Time to go to school: 6.30 Favourite subject: English Ability: play football, draw pictures + Viết câu / đoạn văn theo từ gời ý: 1.father’s / Hung 2. Oh. house/big? a livingroom/two bedrooms/house. - Chúng ta có thể cho dạng bài tập điền từ khuyết trong câu hoặc đoạn văn: VD: Hi. My is Mai . This is my . This is my He is 30. This is my . She is 25. This is my . His is Minh . He is 4 . I love my family. + Hay chúng ta có thể cho các em đặt câu hỏi cho câu trả lời: VD : 1. It’s ten o’clock. 2. She has lunch at 11.30 every day v v - Hoặc một dạng bài tiếp như sau : I. Matching A B 1.Where is Mary from? a. She is an engineer. 2.Where does Lan live? b. Six days a week. 3.When were you born? c. Because she gets good marks. 4.What does your mother do? d. She comes from Britain. Giáo viên: Kiều Thị Thuận Trường Tiểu học Hương Ngải 30/39
  9. Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh năng khiếu môn Tiếng Anh Tiểu học. 5.What is Nga doing? e. There are thirty- five. 6.How often does Minh go to school? f. Her uncle and aunt. 7.What did you do last night? g. In My Duc district , Hanoi capital. 8.How many students are there in your h. She is cooking dinner. class? i. On May 6th 1998. 9.Why is Lan happy today? j. I did my homework. 10.Who does Hoa live with? Answers: 1 d ; 2 g ; 3 i ; 4 a ; 5 h ; 6 b ; 7 j ; 8 e ; 9 c ; 10 f . II. Chọn đáp án đúng A, B, C hoặc D 1. She is from Moscow , so she is A. Chinese B. Russian C. American D. Vietnamese 2. He lives 86 Tran Hung Dao street. A. on B. in C. at D. from 3. Look! It . again. A. rains B. is raining C. raining D. to rain 4. How often do you play tennis?- I play it A. often B. sometimes C. never D. all A, B, C 5. Where Mrs Mai live two years ago? A. did B. do C. does D. is 6. She works in a hospital, so she is a A. teacher B. driver C. worker D. nurse 7. Music, English, Math are at school. Giáo viên: Kiều Thị Thuận Trường Tiểu học Hương Ngải 31/39
  10. Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh năng khiếu môn Tiếng Anh Tiểu học. A. subjects B. favourites C. games D. festivals 8. There a lot of people at the party last night. A. did B.are C.was D. were Answers: 1 B ; 2 C ; 3 B ; 4 D ; 5 A ; 6 D ; 7 A ; 8 D . III. Cho dạng đúng của động từ trong ngoặc 1. The children . ( play ) in the garden now. 2. Mai usually .( study ) her lessons in the early evening. 3. They ( buy ) that house in 1996. 4. We . ( not have ) our lessons yesterday. 5. Lan and Minh .( not take ) a bus to school everyday. 6. There are some black clouds in the sky. I think it ( rain). IV. Điền từ thích hợp vào chỗ trống It ( 1 )teachers’ day last week.We had celebrations ( 2 ) the school yard. ( 3 ) were a lot of teachers and students.Many ( 4) sang and danced, some told funny stories and some ( 5 ) exciting games.Everyone enjoyed ( 6 ) celebrations very much V. Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi sau: Last month, the students in Hanoi city had an English language festival . At eight o’clock in the morning , the festival began. All the teachers and students at the festival were in beautiful school uniforms.Flowers were everywhere.They had a big concert in Giáo viên: Kiều Thị Thuận Trường Tiểu học Hương Ngải 32/39
  11. Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh năng khiếu môn Tiếng Anh Tiểu học. the school yard.They danced, sang , told stories and performed plays in English . They had a big party ,too. The festival finished at half past eleven .They altogether enjoyed a good time. Questions: 1. What did the students in Hanoi city have last month? => 2. Did the teachers and the students wear uniforms at the festival? => 3. Where did they have a big concert? => 4. What did they do at the festival? => 5. What time did the festival finish ? => 3.3. Kết quả đạt được của thực nghiệm. Qua thực tiễn áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này trong nhà trường đã mang lại một kết quả khả quan rõ rệt. Gíao viên tham gia bồi dưỡng có sự chủ động mạnh dạn, ít gặp những lung túng và vướng mắc như trước đây khi chưa áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. Áp dụng sáng kiến kinh nghiệm đã rút ngắn được nhiều thời gian trong bồi dưỡng mà vẫn đảm bảo được kiến thức và kỹ năng cần thiết cho các em tham gia kỳ giao lưu học sinh năng khiếu. Riêng các em học sinh có hứng thú tích cực học tập, tìm tòi kiến thức mới hơn. Mặc dù kết quả giao lưu các cấp đạt được chưa thực sự cao lắm nhưng đây chính là tiền đề giúp tôi tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện hơn nữa trong phương pháp bồi dưỡng HSNK môn Tiếng Anh trong những năm học sau. Kết quả sau 3 năm học liên tiếp áp dụng đề tài cụ thể như sau : Giáo viên: Kiều Thị Thuận Trường Tiểu học Hương Ngải 33/39
  12. Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh năng khiếu môn Tiếng Anh Tiểu học. -Năm học 2016 – 2017,tôi đã áp dụng vào việc bồi dưỡng HSNK ,năm đó nhà trường có các em HS khối 4,5 tham gia thi Olympic tiếng Anh trên mạng Internet . * Kết quả: + Khối 5: 2 em giải nhì , 2 em giải khuyến khích cấp huyện cuộc thi Olympic Tiếng Anh qua mạng Internet. + Khối 4: 1 em giải ba cấp huyện cuộc thi Olympic Tiếng Anh qua mạng Internet. + 1 em được cử đi thi Olympic TA cấp thành phố -Năm học 2017 – 2018 : Có 6 HS tham gia dự thi giao lưu Tiếng Anh cấp huyện. * Kết quả: + Cấp huyện đạt 1 giải ba và 3 giải khuyến khích. -Năm học 2018 -2019 tôi tiếp tục vận dụng kinh nghiệm BDHSNK này và có 8 học sinh tham gia giao lưu Tiếng Anh cấp huyện. * Kết quả: + Cấp huyện đạt 1 giải nhất, 1 giải nhì và 3 giải ba. + 2 học sinh được cử đi thi Olympic TA cấp thành phố + 1 em học sinh đã đạt giải xuất sắc trong cuộc thi Toefl Primary 2018 do Tổ chức giáo dục IIG Việt Nam tổ chức. Và năm học hiện tại 2019-2020 tôi cũng đã áp dụng đề tài nghiên cứu ngay từ đầu năm học và cũng lựa chọn được đội tuyển cho năm học này: STT Họ và tên Lớp 1 Vương Ngọc Ánh 5D 2 Nguyễn Phương Anh 5D 3 Nguyễn Khắc Nhật Huy 5D 4 Đỗ Thùy Dương 5C Giáo viên: Kiều Thị Thuận Trường Tiểu học Hương Ngải 34/39
  13. Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh năng khiếu môn Tiếng Anh Tiểu học. 5 Cấn Ngọc Hà 5B 6 Hà Tuyết Phương 5B 7 Phí Thành Đạt 5A 8 Phí Thị Kim Ngân 5A 9 Hoàng Minh Nhật 4C 10 Hoàng Vân Khánh 4C 11 Phí Cao Duy Khánh 4B 12 Trịnh Đỗ Linh Anh 4B 13 Đỗ Thị Vân Anh 4B 14 Nguyễn Duy Hưng 4B Tôi đã tiến hành bồi dưỡng cho các em ngay sau khi khảo sát và chọn được đội tuyển. Tuy nhiên, do dịch bệnh Covid 19 nên theo chủ trương và chỉ đạo của cấp trên, toàn bộ học sinh đã dừng đến trường đồng nghĩa với việc giáo viên cũng ngừng bồi dưỡng cho các em. Kỳ giao lưu Tiếng Anh cấp huyện sẽ không được tổ chức. Nhưng không vì vậy mà thầy trò chúng tôi dừng lại việc lĩnh hội tri thức. Các bạn học sinh vẫn đang nỗ lực từng ngày sau khi quay trở lại trường để hoàn thiện và nâng cao kiến thức phục vụ cho việc học tập của mình hiện tại và các năm tiếp theo với những cơ hội tiếp theo. Giáo viên: Kiều Thị Thuận Trường Tiểu học Hương Ngải 35/39
  14. Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh năng khiếu môn Tiếng Anh Tiểu học. PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 3.1. Kết luận chung. - Dạy học là một nghệ thuật. Người giáo viên khi đã chọn nghề dạy học là phải có tâm yêu nghề , đặc biệt là mục tiêu hướng tới và là niềm hạnh phúc nhất trong cuộc đời của người thầy là đào tạo thật nhiều học trò giỏi. Đó là tâm nguyện của tôi cũng như bao người thầy khác. Tuy nhiên để được kết quả thành công tốt đẹp thì mỗi người giáo viên luôn tìm tòi, sáng tạo trăn trở và nỗ lực không ngừng với nhiều thách thức và phương pháp tối ưu nhất . - Phương pháp giảng dạy thì phong phú, kiến thức tiếng Anh thì mênh mông rộng lớn vô cùng, nhất là kiến thức gắn với yêu cầu học sinh năng khiếu. Vì vậy, trong giới hạn sáng kiến kinh nghiệm này, tôi mạnh dạn đưa ra một vài kinh nghiệm về bồi dưỡng học sinh năng khiếu môn Tiếng Anh ở bậc tiểu học có hiệu quả. Hy vọng rằng những nội dung trong chuyên đề này sẽ là những thông tin để được các đồng nghiệp trao đổi, thảo luận để giúp tôi học hỏi thêm những kinh nghiệm thật sự quý báu trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi 3.2. Đề xuất và khuyến nghị : Qua quá trình nghiên cứu đề tài này tôi xin đề xuất một vài ý kiến nhằm góp phần nâng cao chất lượng bồi dưỡng môn tiếng Anh cho học sinh Tiểu học như sau: Phòng giáo dục nên thường xuyên tổ chức hội thảo chuyên môn theo từng cụm trường cho giáo viên tiếng Anh trên toàn huyện để chúng tôi có điều kiện trao đổi, học hỏi, đúc rút kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy cũng như bồi dưỡng học sinh giỏi. Nên có chương trình cụ thể cho việc bồi dưỡng học sinh của từng khối. Cần lựa chọn và thống nhất về chương trình,sách giáo khoa và thời lượng học bộ môn tiếng Anh tiểu học. Trên đây là một vài kinh nghiệm mà tôi đã đúc rút được trong quá trình bồi dưỡng học sinh năng khiếu môn Tiếng Anh tiểu học và cũng đã đạt được những thành công nhất định. Tôi mạnh dạn nêu ra để hội đồng khoa học xem xét, bổ sung, góp ý kiến để tôi có thêm những kinh nghiệm trong giảng dạy nhằm nâng cao trình Giáo viên: Kiều Thị Thuận Trường Tiểu học Hương Ngải 36/39
  15. Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh năng khiếu môn Tiếng Anh Tiểu học. độ chuyên môn nghiệp vụ và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Đây là ý kiến chủ quan của cá nhân tôi nên không tránh khỏi những hạn chế. Rất mong nhận được sự tham gia góp ý của bạn bè đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến của hội đồng khoa học Thạch Thất , ngày 11/6/2020 Người thực hiện Kiều Thị Thuận Giáo viên: Kiều Thị Thuận Trường Tiểu học Hương Ngải 37/39
  16. Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh năng khiếu môn Tiếng Anh Tiểu học. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Anh Tiểu học – Tác giả: Nguyễn Đức Đâọ, Ninh Thị Kim Oanh - NXB Giáo Dục Việt Nam 2. Luật giáo dục tiểu học 3. Điều lệ trường Tiểu học 4. Nhiệm vụ năm học 2019 - 2020 5. Kế hoạch năm học 2019 - 2020 của nhà trường Giáo viên: Kiều Thị Thuận Trường Tiểu học Hương Ngải 38/39
  17. Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh năng khiếu môn Tiếng Anh Tiểu học. MỤC LỤC PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Đối tượng nghiên cứu 3 4. Nhiệm vụ nghiên cứu: 3 5. Phương pháp nghiên cứu 3 6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu. 4 PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 5 Chương 1. Cơ sở lí luận 5 1.1. Một số căn cứ khoa học của đề tài nghiên cứu 5 1.2. Một số khái niệm cơ bản 9 Chương 2. thực trạng của đề tài nghiên cứu 10 2.1 Một vài nét về đặc điểm và tình hình chung của trường tiểu học 10 2.2. Mục đích và yêu cầu điều tra thực trạng: 14 2.3. Nội dung và cách tiến hành thực trạng. 14 2.4. Kết quả điều tra thực trạng. 19 2.5. Đề xuất giải pháp: 21 Chương 3. Tổ chức thực nghiệm khoa học. 22 3.1. Mục đích, yêu cầu của tổ chức thực nghiệm khoa học 22 3.2. Nội dung và cách tiến hành thực nghiệm khoa học. 23 3.3 Kết quả đạt được của thực nghiệm khoa học: 32 PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 36 3.1. Kết luận chung 36 3.2. Đề xuất và khuyến nghị 36 TÀI LIỆU THAM KHẢO 38 MỤC LỤC 39 Giáo viên: Kiều Thị Thuận Trường Tiểu học Hương Ngải 39/39