Tuyển tập 101 đề đọc hiểu có đáp án chi tiết ôn thi THPT quốc gia 2021

Câu 3. Tác giả cho rằng khi―thấy chán những con số‖ thì ―bỏ nó đi mà coi cảnh hồ Ba Bể ở Bắc Cạn hay cảnh núi non Thụy Sĩ, cảnh trời biển ở Ha-oai‖, bởi vì ―coi cảnh hồ Ba Bể ở Bắc Cạn hay cảnh núi non Thụy Sĩ, cảnh trời biển ở Ha-oai‖ sẽ giúp ta thƣ giãn đầu óc, tâm hồn cởi mở, phóng khoáng hơn, làm cho đời sống đỡ nhàm chán, trở nên thú vị hơn. Có thể diễn đạt theo cách khác nhƣng phải hợp lí, chặt chẽ.
docx 166 trang Tú Anh 25/03/2024 1420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tuyển tập 101 đề đọc hiểu có đáp án chi tiết ôn thi THPT quốc gia 2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxtuyen_tap_101_de_doc_hieu_co_dap_an_chi_tiet_on_thi_thpt_quo.docx

Nội dung text: Tuyển tập 101 đề đọc hiểu có đáp án chi tiết ôn thi THPT quốc gia 2021

  1. TUYỂN TẬP 101 ĐỀ ĐỌC HIỂU CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT ÔN THI THPT QUỐC GIA 2021 Đề 1 Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4: (1) Cái thú tự học cũng giống cái thú đi chơi bộ ấy. Tự học cũng là một cuộc du lịch, du lịch bằng trí óc, một cuộc du lịch say mê gấp trăm lần du lịch bằng chân, vì nó là du lịch trong không gian lẫn thời gian. Những sự hiểu biết của loài ngƣời là một thế giới mênh mông. Kể làmsao hết đƣợc những vật hữu hình và vô hình mà ta sẽ thấy trong cuộc du lịch bằng sách vở ? (2) Ta cũng đƣợc tự do, muốn đi đâu thì đi, ngừng đâu thì ngừng. Bạn thích cái xã hội ở thời Đƣờng bên Trung Quốc thì đã có những thi nhân đại tài tả viên ―Dạ minh châu‖ của Đƣờng Minh Hoàng, khúc ―Nghê thƣờng vũ y‖ của Dƣơng Quý Phi cho bạn biết. Tôi thích nghiên cứu đời con kiến, con sâu – mỗi vật là cả một thế giới huyền bí đấy, bạn ạ – thì đã có J.H.Pha-brow và hàng chục nhà sinh vật học khác sẵn sàng kể chuyện cho tôi nghe một cách hóm hỉnh hoặc thi vị. (3) Đƣơng học về kinh tế, thấy chán những con số ƣ? Thì ta bỏ nó đi mà coi cảnh hồ Ba Bể ở Bắc Cạn hay cảnh núi non Thụy Sĩ, cảnh trời biển ở Ha-oai. Hoặc không muốn học nữa thì ta gấp sách lại, chẳng ai ngăn cản ta cả.‖ (Trích Tự học – một nhu cầu thời đại – Nguyễn Hiến Lê, NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, 2003) Câu 1. Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích trên. (0,5 điểm) Câu 2. Trong đoạn (1), tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào? (0,25 điểm) Câu 3. Hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằng khi ―thấy chán những con số‖ thì ―bỏ nó đi mà coi cảnh hồ Ba Bể ở Bắc Cạn hay cảnh núi non Thụy Sĩ, cảnh trời biển ở Ha-oai‖? (0,5 điểm)
  2. Câu 4. Anh/chị hãy nêu ít nhất 02 tác dụng của việc tự học theo quan điểm riêng của mình. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng. (0,25 điểm) Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8: Bao giờ cho tới mùa thu trái hồng trái bƣởi đánh đu giữa rằm bao giờ cho tới tháng năm mẹ ra trải chiếu ta nằm đếm sao Ngân hà chảy ngƣợc lên cao quạt mo vỗ khúc nghêu ngao thằng Bờm bờ ao đom đóm chập chờn trong leo lẻo những vui buồn xa xôi Mẹ ru cái lẽ ở đời sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn bà ru mẹ mẹ ru con liệu mai sau các con còn nhớ chăng (Trích Ngồi buồn nhớ mẹ ta xƣa – Theo Thơ Nguyễn Duy, NXB Hội nhà văn, 2010) Câu 5. Chỉ ra phƣơng thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên. (0,25 điểm) Câu 6. Xác định 02 biện pháp tu từ đƣợc tác giả sử dụng trong bốn dòng đầu của đoạn thơ trên. (0,5 điểm) Câu 7. Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên. (0,5 điểm) Câu 8. Anh/chị hãy nhận xét quan niệm của tác giả thể hiện trong hai dòng thơ: Mẹ ru cái lẽ ở đời – sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng. (0,25 điểm)
  3. Và dƣới đây là đáp án của Bộ GD ĐT : Câu 1. Câu văn nêu khái quát chủ đề của văn bản: Cái thú tự học cũng giống cái thú đi chơi bộ ấy. Câu 2. Thao tác lập luận so sánh/ thao tác so sánh/ lập luận so sánh/ so sánh. HS Trả lời đúng theo một trong các cách trên Câu 3. Tác giả cho rằng khi―thấy chán những con số‖ thì ―bỏ nó đi mà coi cảnh hồ Ba Bể ở Bắc Cạn hay cảnh núi non Thụy Sĩ, cảnh trời biển ở Ha-oai‖, bởi vì ―coi cảnh hồ Ba Bể ở Bắc Cạn hay cảnh núi non Thụy Sĩ, cảnh trời biển ở Ha-oai‖ sẽ giúp ta thƣ giãn đầu óc, tâm hồn cởi mở, phóng khoáng hơn, làm cho đời sống đỡ nhàm chán, trở nên thú vị hơn. Có thể diễn đạt theo cách khác nhƣng phải hợp lí, chặt chẽ. – Điểm 0,5: Trả lời theo cách trên – Điểm 0,25: Câu trả lời chung chung, chƣa thật rõ ý – Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời Câu 4. Nêu ít nhất 02 tác dụng của việc tự học theo quan điểm riêng của bản thân, không nhắc lại quan điểm của tác giả trong đoạn trích đã cho. Câu trả lời phải chặt chẽ, có sức thuyết phục. – Điểm 0,25: Nêu ít nhất 02 tác dụng của việc tự học theo hƣớng trên – Điểm 0: Cho điểm 0 đối với một trong những trƣờng hợp sau: + Nêu 02 tác dụng của việc tự học nhƣng không phải là quan điểm riêng của bản thân mà nhắc lại quan điểm của tác giả trong đoạn trích đã cho; + Nêu 02 tác dụng của việc tự học nhƣng không hợp lí; + Câu trả lời chung chung, không rõ ý, không có sức thuyết phục; + Không có câu trả lời. Câu 5. Phƣơng thức biểu đạt chính của đoạn thơ: phƣơng thức biểu cảm/biểu cảm. – Điểm 0,25: Trả lời đúng theo 1 trong 2 cách trên – Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời
  4. 7/ Những câu trong lời bài hát để lại ấn tƣợng sâu sắc nhất: (HS có thể nêu một trong những câu sau, vấn đề là phải tỏ ra hiểu câu văn đó) – Hãy sống nhƣ đời sống để biết yêu nguồn cội – Sao không là đàn chim gọi bình minh thức giấc – Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tƣ. Lời bài hát đều rất xúc động bởi ý nghĩa sâu xa. Ba câu thơ trên cho ta bài học về đạo lí sống tốt đẹp uống nƣớc nhớ nguồn. Hơn thế, còn định hƣớng cho ta sống có ích nhƣ mặt trời đối với vạn vật trên trái đất. 8/ HS có thể trả lời theo định hƣớng: Lời bài hát đem đến cho mọi ngƣời cảm xúc phong phú, cảm phục, tự hào về tình yêu cuộc đời tha thiết mà tác giả gửi gắm. Đó là khát vọng hóa thân để cống hiến và dựng xây cuộc đời. Đề 94 :Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới. ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG Có con ếch sống lâu ngày trong một cái giếng nọ. Xung quanh chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ. Hàng ngày, nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng, khiến các con vật kia rất hoảng sợ. Ếch cứ tƣởng bầu trời bé bằng cái vung và nó thì oai nhƣ một vị chúa tể. Một năm nọ, trời mƣa to làm nƣớc dềnh lên, tràn bờ, đƣa ếch ra ngoài. Quen thói cũ nó nhâng nháo đƣa mắt lên nhìn bầu trời chả thèm để ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp. Văn bản trên thuộc loại truyện gì? Khi sống dƣới giếng ếch nhƣ thế nào? Khi lên bờ ếch nhƣ thế nào? Ếch là hình ảnh ẩn dụ tƣợng trƣng cho ai? Bầu trời và giếng tƣợng trƣng cho điều gì? 4.Câu chuyện trên để lại cho anh, chị bài học gì? Gợi ý: – Văn bản trên thuộc loại truyện ngụ ngôn.
  5. – Khi sống dƣới giếng ếch thấy trời chỉ là cái vung con mình là chúa tể. Khi lên bờ ếch nhâng nháo nhìn trời và bị trâu dẫm bẹp – Ếch tƣợng trƣng cho con ngƣời. Giếng, bầu trời tƣợng trƣng cho môi trƣờng sống và sự hiểu biết của con ngƣời. – Câu chuyện trên để lại cho ta bài học về tính tự cao, tự đại và giá trị của sự hiểu biết. Tự cao tự đại có thể làm hại bản thân. Sự hiểu biết của con ngƣời là hữu hạn, vì vậy điều quan trọng nhất trong cuộc sống là phải luôn làm một học trò. Biết thƣờng xuyên học hỏi và khiêm nhƣờng. Đề 95 : Đọc bài ca dao sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới Thƣơng thay thân phận con tằm Kiếm ăn đƣợc mấy phải nằm nhả tơ. Thƣơng thay con kiến li ti Kiếm ăn đƣợc mấy phải đi tìm mồi. Thƣơng thay hạc lánh đƣờng mây Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi. Thƣơng thay con quốc giữa trời Dầu kêu ra máu có ngƣời nào nghe. Bài ca dao có những hình ảnh gì? Đƣợc khắc họa nhƣ thế nào? Có những đặc điểm gì chung. 2.Tác giả dân gian đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu ý tác dụng của việc sử dụng phép tu từ đó. 3.Chủ đề của bài ca dao là gì? 4. Anh, chị hãy đặt nhan đề cho bài ca dao trên. Gợi ý:
  6. – Bài ca dao có hình ảnh sau: con tằm, con kiến, chim hạc, con quốc. Những hình ảnh này đƣợc khắc họa qua hành động hàng ngày của chúng (tằm – nhả tơ; kiến – tha mồi, chim hạc – bay, quốc kêu ). Những hình ảnh con vật này đều có chung những đặc điểm là nhỏ bé, yếu ớt nhƣng siêng năng, chăm chỉ và cần mẫn. – Tác giả dân gian đã sử dụng thành công phép điệp ngữ và ẩn dụ. Việc lặp đi lặp lại cấu trúc than thân ―thƣơng thay‖ đi liền với những hình ảnh và hoạt động hàng ngày cùa các hình tƣợng (tằm, kiến, hạc, quốc), và phép tu từ ẩn dụ: dùng hình ảnh những con vật nhỏ bé, yếu ớt nhƣng chăm chỉ, siêng năng để nói về những ngƣời dân lao động thấp cổ, bé họng, đã giúp ngƣời bình dân xƣa nhấn mạnh vào nỗi bất hạnh, phải chịu nhiều áp bức, bất công, bị bóc lột một cách tàn nhẫn của ngƣời lao động nghèo trong xã hội cũ. – Chủ đề của bài ca dao: Nỗi thống khổ, thân phận của ngƣời nông dân trong xã hội cũ. – Nhan đề: có thể đặt theo nhiều cách khác nhau nhƣng phải ngắn gọn và thể hiện chủ đề văn bản. Gợi ý :ca dao than thân, khúc hát than thân Đề 96 :Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới: ‖ Chƣa bao giờ cô Tơ thấy rõ cái đau khổ ngậm ngùi của tiếng đàn đáy buổi này. Tiếng đàn hậm hực, chừng nhƣ không thoát hết đƣợc vào không gian. Nó nghẹn ngào, liễm kiết (kết tụ lại) cái u uất vào tận bên trong lòng ngƣời thẩm âm. Nó là một cái tâm sự không tiết ra đƣợc. Nó là nỗi ủ kín bực dọc bƣng bít. Nó giống nhƣ cái trạng huống thở than của một cảnh ngộ tri âm Nó là niềm vang dội quằn quại của những tiếng chung tình. Nó là cái dƣ ba của bể chiều đứt chân sóng. Nó là cơn gió chẳng lọt kẽ mành thƣa. Nó là sự tái phát chứng tật phong thấp vào cỡ cuối thu dầm dề mƣa ẩm và nhức nhối xƣơng tủy. Nó là cái lả lay nhào lìa của lá bỏ cành .Nó là cái oan uổng nghìn đời của cuộc sống thanh âm. Nó là sự khốn nạn khốn đốn của chỉ tơ con phím‖ ( Trích từ Chùa đàn – Nguyễn Tuân)
  7. Hãy nêu chủ đề của đoạn trích? Thử đặt nhan đề đoạn trích? Tác dụng của biện pháp điệp trong đoạn văn? Biện pháp tu từ nào đã đƣợc sử dụng trong câu văn: ―Tiếng đàn hậm hực, chừng nhƣ không thoát hết đƣợc vào không gian‖ ? Tác dụng của biện pháp tu từ ấy? Từ ―Nó‖ đƣợc sử dụng trong các câu ở đoạn văn trích trên chỉ ai, cái gì? Biện pháp tu từ gì đƣợc nhà văn sử dụng trong việc nhắc lại từ ―Nó―? Trong đoạn văn, Nguyễn Tuân sử dụng rất nhiều tính từ chỉ tính chất. Anh/ chị hãy thống kê 5 từ láy chỉ tính chất. Gợi ý: – Chủ đề: Những sắc thái ngậm ngùi ,nỗi đau của tiếng đàn. – Nhan đề: Cung bậc tiếng đàn . – Biện pháp tu từ: Lặp cấu trúc (Điệp cấu trúc) ->> nhấn mạnh những sắc thái ngậm ngùi ,nỗi đau của tiếng đàn – Biện pháp tu từ: cách nhân hóa – Tác dụng: nhằm thể hiện âm thanh tiếng đàn nhƣ tiếng lòng của một cá thể có tâm trạng, nỗi niềm đau khổ – Từ ―Nó‖ chỉ tiếng đàn – Biện pháp tu từ: điệp từ Chọn đúng 5 từ láy chỉ tính chất, trạng thái (mỗi từ chỉ đƣợc = 0,1đ; 3 – 4 từ: 0,25đ). Chỉ cho điểm 0,5 khi đảm bảo chọn đủ 5 từ. Đề 97 :Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
  8. ― Mỗi năm Việt Nam có hàng trăm nghìn sinh viên, học sinh rời ghế nhà trƣờng hoặc lên đƣờng xuất ngoại du học. Họ sẽ là những doanh nhân và chuyên gia thuộc mọi lĩnh vực, nối tiếp thế hệ đàn anh tiếp tục gánh vác trách nhiệm phát triển đất nƣớc. Với bản chất thông minh, hiếu học sẵn có, việc thu thập kiến thức kỹ thuật thật sự không khó đối với dân Việt. Sinh viên Việt Nam liên tục đạt đƣợc những giải thƣởng quốc tế và ngƣời Việt đƣợc đánh giá là rất thông minh và nhẫn nại. Điều quan trọng là chúng ta cần đầu tƣ nhiều hơn vào lớp trẻ để giúp họ có đƣợc vốn văn hóa sâu dày, biết yêu quý và hãnh diện về văn chƣơng, nghệ thuật và những giá trị cao đẹp của Việt Nam. Có nhƣ vậy họ mới cảm thấy gắn bó và quay về với quê hƣơng đất nƣớc. Những chƣơng trình ―về nguồn‖ và ―mùa hè xanh‖ đều là những cố gắng đúng hƣớng và chắc chắn sẽ mang lại kết quả lâu dài. Trƣớc làn sóng văn hóa ngoại lai đầy sôi động và cám dỗ của thời hội nhập, tôi nghĩ chúng ta cần chú tâm nhiều hơn đến giới trẻ nếu muốn tránh những bƣớc đi sai lầm của các nƣớc bạn. Muốn thu ngắn cách biệt, muốn tạo dựng đƣợc một nền móng kinh tế vững chắc để có thể bắt kịp xứ ngƣời, vấn đề tăng cƣờng chất lƣợng giáo dục đào tạo văn hóa cho lớp trẻ quả là một thách thức của Việt Nam hôm nay‖. (Đầu tƣ cho giới trẻ – Võ Ngọc Hân – vnexpress.net 16/07/2014) Câu 1: Đoạn trích trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào? Câu 2: Xác định nội dung chính của đoạn trích. Câu 3: Những phƣơng thức biểu đạt nào đƣợc sử dụng trong đoạn trích: Miêu tả, biểu cảm Nghị luận, thuyết minh. Nghị luận, biểu cảm. Tự sự, miêu tả. Câu 4: Hãy chỉ ra các phƣơng thức liên kết câu trong đoạn trích trên Phép đồng nghĩa, phép trái nghĩa
  9. Phép thế, phép nối. Phép liên tƣởng, phép đối Phép lặp, phép thế, phép liên tƣởng. Câu 5: Tƣởng tƣợng anh (chị) là tác giả của bài viết trên, hãy viết tiếp một đoạn văn ngắn (5-7 câu) để bàn về một giải pháp cụ thể nhằm tăng cƣờng chất lƣợng giáo dục văn hóa cho giới trẻ hiện nay Yêu cầu về kiến thức: Câu 1 (0,5 điểm): – phong cách ngôn ngữ báo chí. Câu 2 (0,5 điểm): Xác định nội dung của đoạn trích: Khẳng định sự cần thiết của việc đầu tƣ giáo dục văn hóa cho giới trẻ. Câu 3(0,5 điểm): -Phƣơng án C. Câu 4 (0,5 điểm): – Phƣơng án B Câu 5 (1,0 điểm): – Yêu cầu về hình thức: Học sinh viết một đoạn văn hoàn chình, đảm bảo dung lƣợng theo yêu cầu. – Yêu cầu về nội dung: Đoạn văn cần có sự liên kết với nội dung đoạn trích đã cho. Học sinh có thể đƣa ra nhiều giải pháp khác nhau nhƣng cần hợp lí và có sức thuyết phục: đƣa nội dung giáo dục văn hoá nhiều hơn vào nhà trƣờng, tổ chức các hoạt động ngoại khoá có mục đích giáo dục văn hoá cho giới trẻ, tăng cƣờng giáo dục văn hoá trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng
  10. Đề 98 :Đọc đoạn trích trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới. Trong hoàn cảnh đề lao, ngƣời ta sống bằng tàn nhẫn, lừa lọc, tính cách dịu dàng và lòng biết giá ngƣời, biết trọng ngƣời ngay của viên quan coi ngục này là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ. (Trích ―Chữ ngƣời tử tù‖ – Nguyễn Tuân) Những câu văn trên miêu tả suy nghĩ của nhân vật nào? Nhân vật đó nói về điều gì? Văn bản trên đã sử dụng thành công biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của phép tu từ đó? Tìm các từ láy trong văn bản và đặt câu với mỗi từ láy đó Em hãy viết 1 đoạn văn ( 20 dòng )để chứng minh cho suy nghĩ của nhân vật :tính cách dịu dàng và lòng biết giá ngƣời của viên quản ngục Gợi ý Những câu văn trên miêu tả suy nghĩ của nhân vật Huấn Cao Huấn Cao đánh giá về vẻ đẹp phẩm chất, tính cách và tâm hồn của nhân vật quản ngục Văn bản đã sử dụng thành công thủ pháp tu từ so sánh: tính cách dịu dàng, lòng biết giá ngƣời, biết trọng ngƣời ngay của viên quản ngục đƣợc ví nhƣ một âm thanh trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ. Hình ảnh so sánh này có ý nghĩa gợi dậy ở ngƣời đọc sự hình dung khái quát nhất về hoàn cảnh và phẩm chất của nhân vật quản ngục. Đây là hình ảnh súc tích, tạo ra sự đối lập sắc nét giữa trong và đục, thuần khiết và ô trọc, cao quý và thấp hèn, giữa cá thể nhỏ bé, mong manh với thế giới hỗn tạp, xô bồ. Nó là một hình ảnh so sánh hoa mĩ, đắt giá, gây ấn tƣợng mạnh, thể hiện sự khái quát nghệ thuật sắc sảo, tinh tế, có ý nghĩa làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn nhân vật. Các từ láy đƣợc sử dụng : dịu dàng ,trong trẻo
  11. Đặt câu: học sinh có thể đặt theo nhiều cách nhƣng phải đúng về ngữ pháp và phù hợp với nghĩa của từ Viết đoạn văn: Yêu cầu về nội dung: – Chứng minh viên quản ngục là ngƣời có tính cách dịu dàng trong đối xử với Huấn Cao ( dẫn chứng, phân tích) -Viên quản ngục có lòng biết giá ngƣời ( dẫn chứng, phân tích) Yêu cầu về hình thức: viết thành 1 đoạn văn hoàn chỉnh theo dung lƣợng đề bài yêu cầu + – 3 dòng Đề 99 :Đọc đoạn trích” Đất nước” (Nguyễn Đình Thi) và trả lời các câu hỏi sau : Mùa thu nay khác rồi Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi Gió thổi rừng tre phấp phới Trời thu thay áo mới Trong biếc nói cƣời thiết tha Trời xanh đây là của chúng ta Núi rừng đây là của chúng ta Những cánh đồng thơm mát Những ngả đƣờng bát ngát Những dòng sông đỏ nặng phù sa Nƣớc chúng ta, nƣớc những ngƣời chƣa bao giờ khuất Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất Những buổi ngày xƣa vọng nói về
  12. 1.Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào? của ai? 2. Nêu nội dung đoạn thơ? Đoạn thơ đƣợc viết theo thể thơ gì? 3. Trong ba dòng thơ ―Gió thổi rừng tre phấp phới/ Trời thu thay áo mới/ Trong biếc nói cƣời thiết tha‖, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì? Hãy nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó. 4. Đoạn thơ từ câu ―Trời xanh đây là của chúng ta‖ đến câu ―Những buổi ngày xƣa vọng nói về‖ có sử dụng biện pháp tu từ nào. Hãy nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó. 5. Cả đoạn thơ cho ở đề bài tập trung miêu tả hình ảnh gì? Hình ảnh đó hiện ra nhƣ thế nào ? 6. Chữ ―khuất‖ trong câu thơ ―Nƣớc chúng ta, nƣớc những ngƣời chƣa bao giờ khuất‖ có ý nghĩa gì ? 7. Hãy viết 1 đoạn văn khoảng 10 dòng ghi lại cảm nhận của em về đất nƣớc. Gợi ý: 1.‖ Đất nƣớc‖ (Nguyễn Đình Thi) 2. Thể hiện niềm vui sƣớng hân hoan khi mùa thu cách mạng tháng 8/1945 thành công Việt Bắc cái nôi của CM Việt nam đƣợc giải phóng .Thể thơ tự do 3. Biện pháp tu từ nhân hóa. Tác dụng: miêu tả sinh động, chân thực hình ảnh đất trời vào thu: sắc trời mùa thu trong xanh, gió thu lay động cành lá khiến lá cây xào xạc nhƣ tiếng reo vui, tiếng nói cƣời. Đó là một hình ảnh đất nƣớc mới mẻ, tinh khôi, rộn rã sau ngày giải phóng. 4. Tác dụng của phép tu từ điệp ngữ: cụm từ ―của chúng ta‖, ―chúng ta‖ đƣợc nhắc lại nhiều lần trong đoạn thơ nhằm khẳng định, nhấn mạnh quyền làm chủ đất nƣớc của dân tộc ta.
  13. 5. Cả đoạn thơ tập trung miêu tả hình ảnh đất nƣớc. Qua đoạn thơ, hình ảnh đất nƣớc hiện ra sinh động, chân thực, gần gũi. Đó là một đất nƣớc tƣơi đẹp, rộng lớn, màu mỡ, phì nhiêu, tràn đầy sức sống. 6. – Chữ ―khuất‖ trong câu thơ ―Nƣớc chúng ta, nƣớc những ngƣời chƣa bao giờ khuất‖ trƣớc hết đƣợc hiểu với ý nghĩa là mất đi, là khuất lấp. Với ý nghĩa nhƣ vậy, câu thơ ngợi ca những ngƣời đã ngã xuống dâng hiến cuộc đời cho đất nƣớc sẽ ngàn năm vẫn sống mãi với quê hƣơng. Chữ ―khuất‖ còn đƣợc hiểu là bất khuất, kiên cƣờng. Với ý nghĩa này, câu thơ thể hiện thái độ tự hào về dân tộc. Dân tộc Việt Nam bất khuất, kiên cƣờng, chƣa bao giờ khuất phục trƣớc kẻ thù. 7.Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhƣng phải hợp lí và bày tỏ cảm xúc một cách chân thành, không sáo rỗng. Cảm nhận của cá nhân chứ không phải nhắc lại cảm nhận của tác giả trong đoạn thơ Gợi ý : yêu mến, tự hào về đất nƣớc , tự hào trƣớc truyền thống của cha ông Đề 100 :Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn, Trơ cái hồng nhan với nƣớc non. Chén rƣợu hƣơng đƣa say lại tỉnh, Vầng trăng bóng xế khuyết chƣa tròn. Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám, Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn. Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại. Mảnh tình san sẻ tí con con! Câu 1: Em hiểu gì về nhan đề bài thơ? Câu 2: Tác dụng của từ láy ―văng vẳng‖ và từ ―dồn‖ trong việc thể hiện tâm trạng nhà thơ?
  14. Câu 3: Nghĩa của từ ―trơ‖ trong câu thơ ―Trơ cái hồng nhan với nƣớc non‖ là gì? Câu 4: Tác dụng của biện pháp đảo ngữ và các động từ đƣợc sử dụng trong hai câu Xiên ngang, mặt đất rêu từng đám Đâm toạc chân mây đá mấy hòn Câu 5: văn bản trên đƣợc viết theo phong cách ngôn ngữ nào ?sử dụng phƣơng thức biểu đạt nào là chủ yếu? Câu 6: Hãy liên kể tên một số tác phẩm khác cùng viết về thân phận ngƣời phụ nữ mà em đã học? Câu 1: Nhan đề bài thơ ―Tự tình II‖: tự bộc lộ tâm tình. Ở đây nhà thơ tự đối diện với chính mình để tự vấn, xót thƣơng (0,5 điểm) Câu 2: Gợi bƣớc đi vội vã, dồn dập, gấp gáp của thời gian, gợi không gian quạnh hiu, vắng lặng (0,5 điểm) và tâm trạng rối bời, lo âu, buồn bã, cô đơn của con ngƣời khi ý thức đƣợc sự trôi chảy của thời gian, của đời ngƣời (0,5 điểm). Câu 3: Từ ―trơ‖: Nghĩa trong câu thơ: trơ trọi, cô đơn, có gì nhƣ vô duyên, vô phận, rất bẽ bàng và đáng thƣơng (0,5 điểm) . – Sự bền gan, thách thức, sự kiên cƣờng, bản lĩnh của con ngƣời (0,5 điểm). Câu 4: – Miêu tả hình ảnh thiên nhiên nhƣ muốn vùng lên, phá ngang, phẫn uất với đất trời (0,25 điểm) – Đó là hình ảnh thiên nhiên qua cảm nhận của ngƣời mang sẵn niềm phẫn uất và sự bộc lộ cá tính, bản lĩnh không cam chịu nhƣ muốn thách thức số phận của Hồ Xuân Hƣơng (0,25 điểm). Câu 5: phong cách ngôn ngữ nghệ thuật 0,25đ/ phƣơng thức biểu cảm 0,25đ
  15. Câu 6: Một số tác phẩm viết về thân phận ngƣời phụ nữ: Bánh trôi nƣớc (Hồ Xuân Hƣơng), Chinh phụ ngâm khúc (Đặng Trần Côn), Cung oán ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều) (0,5 điểm) Đề 101 :Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi: LÁ ĐỎ Gặp em trên cao lộng gió Rừng lạ ào ào lá đỏ Em đứng bên đƣờng, nhƣ quê hƣơng Vai áo bạc quàng súng trƣờng Đoàn quân vẫn đi vội vã Bụi Trƣờng Sơn nhòa trời lửa Chào em, em gái tiền phƣơng Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn. 1974. Câu 1: Bài thơ đƣợc ghi chú sáng tác năm 1974, hoàn cảnh lịch sử đất nƣớc ta lúc ấy giúp em hiểu thêm điều gì về nội dung, cảm hứng chủ đạo của bài thơ? Câu 2: Câu thơ ―Em đứng bên đƣờng, nhƣ quê hƣơng‖ sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Câu 3: Hình dung và ghi lại cảm xúc của nhân vật trữ tình qua hai câu thơ ―Em đứng bên đƣờng, nhƣ quê hƣơng – Vai áo bạc quàng súng trƣờng‖. Câu 4: Từ láy ―vội vã‖ trong câu thơ ―Đoàn quân vẫn đi vội vã‖ có ý nghĩa gì? Câu 5: Hình ảnh bụi Trƣờng Sơn nhòa trời lửa gợi cho em suy nghĩ gì?
  16. Câu 6: Dựa vào hai câu thơ cuối bài (Chào em, em gái tiền phƣơng – Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn) hãy giải thích tại sao có thể coi bài thơ ―Lá đỏ‖ nhƣ là dự cảm về một Việt Nam chiến thắng? Câu 7: Em đã từng học hoặc đọc thêm những tác phẩm thơ văn nào viết về đề tài chiến tranh chống Mĩ cứu nƣớc? hãy kể tên những tác phẩm ấy? Câu 8: Bài thơ gợi cho em suy nghĩ gì về vẻ đẹp của con ngƣời Việt Nam trong những năm chiến tranh gian khổ? HƢỚNG DẪN Học sinh có thể bày tỏ những suy nghĩ cá nhân nhƣng phải có lập luận hợp lí, giám khảo linh hoạt cho điểm. Dƣới đây chỉ là những gợi ý tham khảo: Câu 1: Bài thơ sáng tác năm 1974. Đó là giai đoạn cả nƣớc đang chuẩn bị cho chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nƣớc. Vì vậy nội dung, cảm hứng chủ đạo của bài thơ là tái hiện không khí khẩn trƣơng của cuộc hành quân, tất cả vì miền Nam ruột thịt, là niềm tin vào tƣơng lai toàn thắng của dân tộc. Câu 2: C Câu 3: Giữa cuộc hành quân vất vả, giữa núi rừng Trƣờng Sơn ―nhòa trời lửa‖ ngƣời chiến sĩ bắt gặp hình ảnh một cô gái thanh niên xung phong (cũng có thể là cô gái giao liên) với ―vai áo bạc quàng súng trƣờng‖ rất đỗi bình dị, thân thƣơng nhƣ hình ảnh của quê hƣơng. Một phút chững lại mừng rỡ giữa cuộc hành quân, lòng ngƣời lính bỗng xao xuyến, bồi hồi. Cuộc gặp gỡ ngắn ngủi thế thôi nhƣng nó nhƣ một dòng suối mát làm dịu đi không khí khói lửa chiến tranh, đem đến cho lòng ngƣời cảm giác ấm áp, bình yên. Câu 4: ―Vội vã‖ nghĩa là đi nhanh, không chần chừ, không do dự => diễn tả không khí khẩn trƣơng của cuộc hành quân. Câu 5: Hình ảnh bụi Trƣờng Sơn nhòa trời lửa gợi lên cái khắc nghiệt, hiểm nguy của chiến tranh.
  17. Câu 6: Hai câu cuối là lời chào, cũng là lời hứa sẽ gặp lại nhau tại Sài Gòn của chàng trai bộ đội và cô gái thanh niên xung phong. Đích đến của cuộc gặp gỡ là Sài Gòn, nơi đoàn quân đang tiến về để giải phóng. Nó thể hiện niềm tin vào ngày mai tất thắng. Câu 7: Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê), Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật), Mảnh trăng cuối rừng (Nguyễn Minh Châu), Dáng đứng Việt Nam (Lê Anh Xuân) . Câu 8: Vẻ đẹp của con ngƣời Việt Nam: dũng cảm, kiên cƣờg trong chiến đấu mà vẫn lãng mạn, lạc quan, yêu đời.