Bài dạy Ngữ văn Lớp 7 - Bài: Dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy và dấu gạch ngang - Năm học 2019-2020

I - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC 
1. Kiến thức 
Công dụng của dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy và dấu gạch ngang trong văn bản. 
2. Kĩ năng 
- Sử dụng dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy và dấu gạch ngang  khi tạo lập văn bản. 
- Đặt câu có dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy và dấu gạch ngang. 
II. BÀI GIẢNG
pdf 5 trang Hạnh Đào 15/12/2023 3400
Bạn đang xem tài liệu "Bài dạy Ngữ văn Lớp 7 - Bài: Dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy và dấu gạch ngang - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbai_day_ngu_van_lop_7_bai_dau_cham_lung_dau_cham_phay_va_dau.pdf
  • pdfVAN 7_HD_TUAN 31.pdf

Nội dung text: Bài dạy Ngữ văn Lớp 7 - Bài: Dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy và dấu gạch ngang - Năm học 2019-2020

  1. NỘI DUNG KIẾN THỨC – KỸ NĂNG - MÔN: NGỮ VĂN 7 TUẦN 31 (Từ ngày 27/4/2020 đến ngày 02/05/2020) B. Tiếng Việt DẤU CHẤM LỬNG, DẤU CHẤM PHẨY VÀ DẤU GẠCH NGANG I - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC 1. Kiến thức Công dụng của dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy và dấu gạch ngang trong văn bản. 2. Kĩ năng - Sử dụng dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy và dấu gạch ngang khi tạo lập văn bản. - Đặt câu có dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy và dấu gạch ngang. II. BÀI GIẢNG Hoạt động 1: Dấu chấm lửng ( dấu ba chấm ) 1.Trong các câu sau, dấu chấm lửng được dùng để : a) Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, (Hồ Chí Minh) Dấu chấm lửng tỏ ý còn nhiều vị anh hùng dân tộc nữa chưa liệt kê. b) Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất cả chạy xông vào thở không ra lời: – Bẩm quan lớn đê vỡ mất rồi! (Phạm Duy Tốn) Dấu chấm lửng biểu thị sự ngắt quãng trong lời nói của nhân vật do quá mệt và hoảng sợ. c) Cuốn tiểu thuyết được viết trên bưu thiếp. (Báo Hà Nội mới) Dấu chấm lửng làm giảm nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho xuất hiện của từ “bưu thiếp” (Tấm bưu thiếp là khuôn khổ quá nhỏ mà viết được cuốn tiểu thuyết.) 2.Công dụng của dấu chấm lửng: ( Ghi nhớ SGK / 122) – Tỏ ý còn nhiều sự vật chưa được liệt kê hết; – Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng; – Làm giảm nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.
  2. Hoạt động 2: Dấu chấm phẩy. 1.Trong các câu sau, dấu chấm phẩy được dùng để : a) Cốm // không phải thức quà của người vội; ăn cốm // phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. CN1 VN1 CN2 VN2 (Thạch Lam) - Là câu ghép. Dấu chấm phẩy dùng để đánh dấu ranh giới giữa hai vế của một câu ghép có quan hệ chặt chẽ với nhau về ý nghĩa, vế sau giải thích theo ý nghĩa cho vế trước. Lưu ý: Trong câu trên có thể thay dấu chấm phẩy (;) bằng dấu phẩy (,). Các câu ghép ở các vế có thể được phân cách bằng dấu phẩy. b) Những tiêu chuẩn đạo đức của con người mới phải chăng có thể nêu lên như sau: yêu nước, yêu nhân dân; trung thành với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà; ghét bóc lột, ăn bám và lười biếng; yêu lao động, coi lao động là nghĩa vụ thiêng liêng của mình; có tinh thần làm chủ tập thể, có ý thức hợp tác, giúp nhau; chân thành và khiêm tốn; quý trọng của công và có ý thức bảo vệ của công; yêu văn hóa, khoa học và nghệ thuật; có tinh thần quốc tế vô sản. (Theo Trường Chinh) Dấu chấm phẩy ở đây dùng để ngăn cách các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp nhằm giúp người đọc hiểu được các bộ phận, các ý trong khi liệt kê. Lưu ý: Ta không nên thay dấu chấm phẩy (;) bằng dấu phẩy (,) vì sẽ không phân biệt được các cặp từ, cụm từ; không phân biệt được các nội dung với ý nghĩa. 2. Dấu chấm phẩy được dùng để: ( Ghi nhớ SGK/ 122) – Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp. – Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp. Hoạt động 3. Dấu gạch ngang. 1. Trong mỗi câu sau, dấu gạch ngang được dùng để : a) Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu [ ]. (Vũ Bằng) Đánh dấu bộ phận giải thích. b) Có người khẽ nói: - Bẩm, dễ có khi đê vỡ! Ngài cau mặt, gắt rằng: - Mặc kệ! (Phạm Duy Tốn) Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật. c) Dấu chấm lửng được dùng để:
  3. - Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết; - Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng; - Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội bất ngờ hay hài ước, châm biếm. (Ngữ văn 7, tập hai) Dùng liệt kê các công dụng của dấu chấm lửng. d) Một nhân chứng thứ hai của cuộc hội kiến Va-ren - Phan Bội Châu (xin chẳng dám nêu tên nhân chứng này) lại quả quyết rằng (Phan) Bội Châu đã nhổ vào mặt Va-ren; cái đó thì cũng có thể. (Nguyễn Ái Quốc) Nối các bộ phận trong liên danh (tên ghép): cuộc hội kiến Va-ren và Phan Bội Châu. 2. Dấu gạch ngang có những công dụng sau: ( Ghi nhớ SGK/ 130) – Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu. – Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê. – Nối các từ nằm trong một liên danh. Hoạt động 4: Luyện tập Học sinh hoàn thành phiếu học tập sau: Hoạt động 5: Dặn dò - Hoàn chỉnh phiếu học tập. - Ôn bài chuẩn bị KT tuần 32. Nội dung ôn tập : Nhận diện câu chủ động và câu bị động.
  4. PHIẾU HỌC TẬP Họ & tên học sinh : Lớp 7/ STT 1. Trong mỗi câu dưới đây, dấu chấm lửng dùng để làm gì? a. - Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à? - Dạ, bẩm - Đuổi cổ nó ra! (Phạm Duy Tốn) b. Ô hay, có điều gì bố con trong nhà bảo nhau chứ sao lại (Đào Vũ) c. Cơm, áo, vợ, con, gia đình bó buộc y. (Nam Cao) STT 2. Hãy nêu công dụng của dấu gạch ngang trong những câu. a Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng (Vũ Bằng) b Chỉ có anh lính dõng An Nam bồng súng chào ở cửa ngục là cứ bảo rằng, nhìn qua chấn song, có thấy một sự thay đổi nhẹ trên nét mặt người tù lừng tiếng. Anh quả quyết – cái anh chàng ranh mãnh đó - rằng có thấy đôi ngọn râu mép người tù nhếch lên một chút rồi lại hạ xuống ngay, và cái đó chỉ diễn ra có một lần thôi. (Nguyễn Ái Quốc)
  5. c – Quan có cái mũ hai sừng trên chóp sọ! – Một chú bé con thầm thì. - Ồ! Cái áo dài đẹp chửa! – Một chị con gái thốt ra. (Nguyễn Ái Quốc) d Tàu Hà Nội – Vinh khởi hành lúc 21 giờ. e Thừa Thiên – Huế là một tỉnh giàu tiềm năng kinh doanh du lịch. HẾT