Bài dạy Sinh học Lớp 6 - Bài 42+43 - Năm học 2019-2020

I) Mục tiêu: 
1) Kiến thức: 
 Nêu được đặc điểm của cây một lá mầm và cây hai lá mầm 
 Phân biệt được lớp Một lá mầm và lớp Hai lá mầm 
2) Kỹ năng: 
 Rèn kỹ năng tự phân tích, quan sát 
3) Thái độ: 
 Giáo dục ý thức bảo vệ đa dạng thực vật 
II) Bài tập
pdf 3 trang Hạnh Đào 15/12/2023 2280
Bạn đang xem tài liệu "Bài dạy Sinh học Lớp 6 - Bài 42+43 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbai_day_sinh_hoc_lop_6_bai_4243_nam_hoc_2019_2020.pdf
  • pdfSINH 6_HD_TUAN 28.pdf

Nội dung text: Bài dạy Sinh học Lớp 6 - Bài 42+43 - Năm học 2019-2020

  1. HỆ THỐNG KIẾN THỨC – KỸ NĂNG - MÔN: SINH 6 TUẦN 28 (Từ ngày 06/4/2020 đến ngày 11/04/2020) Bài 42: LỚP HAI LÁ MẦM VÀ LỚP MỘT LÁ MẦM I) Mục tiêu: 1) Kiến thức: Nêu được đặc điểm của cây một lá mầm và cây hai lá mầm Phân biệt được lớp Một lá mầm và lớp Hai lá mầm 2) Kỹ năng: Rèn kỹ năng tự phân tích, quan sát 3) Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ đa dạng thực vật II) Bài tập 1) Cây Hai lá mầm và cây Một lá mầm - Quan sát hình vẽ 42.1(A+B) trang 137 SGK trả lời câu hỏi: Đặc điểm kiểu rễ, kiểu gân lá, số cánh hoa của cây dừa cạn (Cây Hai lá mầm) và cây rẻ quạt (Cây Một lá mầm) - Học sinh đọc thông tin  / 137+138 SGK - Phân biệt Cây Hai lá mầm và Cây Một lá mầm theo bảng sau: Đặc điểm Cây Hai lá mầm Cây Một lá mầm Kiểu rễ Kiểu gân lá Số cánh hoa Dạng thân Số lá mầm của phôi - Học sinh tự phân biệt các cây có trong vườn nhà (nếu có)
  2. 2) Đặc điểm phân biệt giữa lớp Hai lá mầm và lớp Một lá mầm Học sinh tự thực hiện tại nhà (Học sinh đọc phần 2/138+139 SGK, quan sát hình 42.2/138, sưu tầm và phân biệt 1 số một số loại cây thuộc lớp Hai lá mầm và lớp Một lá mầm) III) Nội dung bài học: - Đặc điểm phân biệt lớp Hai lá mầm và lớp Một lá mầm: Đặc điểm Cây Hai lá mầm Cây Một lá mầm Kiểu rễ Rễ cọc Rễ chùm Kiểu gân lá Gân hình mạng Gân song song, hình cung Số cánh hoa 4 hoặc 5 cánh 3 hoặc 6 cánh Đa dạng ( thân cỏ, thân leo, Dạng thân Đa số thân cỏ ( trừ tre, ) thân bò ) Số lá mầm của phôi Hai lá mầm Một lá mầm Ví dụ Cây dừa cạn, cây bầu, cây bí Cây rẻ quạt, cây lúa, cây ngô Bài 43: KHÁI NIỆM SƠ LƯỢC PHÂN LOẠI THỰC VẬT I) Mục tiêu: 1) Kiến thức: Nêu được các bậc phân loại thực vật và kể tên các bậc phân loại Kể tên được các ngành thực vật trong giới thực vật 2) Kỹ năng: Rèn kỹ năng khái quát hóa 3) Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ thực vât II) Bài tập: 1) Phân loại thực vật là gì? - Làm bài tập điền khuyết /140 SGK 2) Các bậc phân loại - Thực vật có những bậc phân loại nào? Kể tên các bậc phân loại từ cao đến thấp? - Thế nào là loài?
  3. 3) Các ngành thực vật - Học sinh đọc thông tin  / 140+141 SGK - Thực vật có những ngành nào? Đặc điểm? III) Nội dung bài học 1) Phân loại thực vật là gì? - Phân loại thực vật là tìm hiểu sự giống nhau và khác nhau giữa các dạng thực vật để phân chia chúng thành các bậc phân loại 2) Các bậc phân loại - Có các bậc phân loại (từ cao đến thấp): Ngành - Lớp - Bộ - Họ - Chi - Loài - Loài là bậc phân loại cơ sở 3) Các ngành thực vật: - Thực vật có các ngành sau: Ngành Tảo – Ngành Rêu – Ngành Dương Xỉ - Ngành Hạt trần – Ngành Hạt kín + Ngành Tảo: chưa có thân, lá, rễ, sống ở nước là chủ yếu + Ngành Rêu: sống trên cạn nơi ẩm ướt. Có thân, lá nhỏ, rễ giả, sinh sản bằng bào tử + Ngành Dương Xỉ: sống trên cạn, có thân, lá, rễ thật, sinh sản bằng bào tử + Ngành Hạt trần: có thân, lá, rễ đa dạng, có hạt. Chưa có hoa quả. Hạt nằm trên lá noãn hở. Sống ở nhiều nơi khác nhau + Ngành Hạt kín: có thân, lá rễ đa dạng. Có hoa, quả, hạt. Hạt nằm trong quả. Môi trường sống đa dạng DẶN DÒ TUẦN 29 1. Đọc em có biết/139 2. Trả lời câu hỏi Câu 1+2+3/139 SGK Câu 1+2/ 141 SGK 3. Đọc bài Bài 44: Sự phát triển của giới thực vật /142 SGK Bài 45: Nguồn gốc cây trồng /144 SGK (học sinh có thể tìm 1 số loại cây trồng và cây dại (cùng loại) so sánh