Bài dạy Vật lý Lớp 6 - Bài 24: Sự nóng chảy và sự đông đặc - Năm học 2019-2020

I) MỤC TIÊU: 
- HS mô tả được sự nóng chảy là quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng của các chất.  
- HS trình bày được đặc điểm về nhiệt độ trong quá trình nóng chảy của chất rắn 
- HS dựa vào bảng số liệu đã cho, vẽ được đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ trong quá trình nóng 
chảy của chất rắn. 
II) NỘI DUNG BÀI HỌC
pdf 4 trang Hạnh Đào 15/12/2023 3080
Bạn đang xem tài liệu "Bài dạy Vật lý Lớp 6 - Bài 24: Sự nóng chảy và sự đông đặc - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbai_day_vat_ly_lop_6_bai_24_su_nong_chay_va_su_dong_dac_nam.pdf
  • pdfLY 6_HD_TUAN 27.pdf

Nội dung text: Bài dạy Vật lý Lớp 6 - Bài 24: Sự nóng chảy và sự đông đặc - Năm học 2019-2020

  1. HỆ THỐNG KIẾN THỨC – KỸ NĂNG - MÔN: LÝ 6 TUẦN 27 (Từ ngày 30/3/2020 đến ngày 04/04/2020) Bài 24: SỰ NÓNG CHẢY VÀ SỰ ĐÔNG ĐẶC I) MỤC TIÊU: - HS mô tả được sự nóng chảy là quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng của các chất. - HS trình bày được đặc điểm về nhiệt độ trong quá trình nóng chảy của chất rắn - HS dựa vào bảng số liệu đã cho, vẽ được đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ trong quá trình nóng chảy của chất rắn. II) NỘI DUNG BÀI HỌC A) SỰ NÓNG CHẢY 1) Định nghĩa * Sự nóng chảy là sự chuyển tử thể rắn sang thể lỏng của một chất VD: Viên nước đá đang tan, nến bị đốt nóng chảy lỏng 2) Đặc điểm của sự nóng chảy a) Phân tích kết quả thí nghiệm Quan sát hình 24.1/ SGK/75 và bảng kết quả 24.1/ SGK/76, hãy vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của băng phiến theo thời gian. *Cách vẽ đồ thị ( đường biểu diễn ) : (tham khảo hình vẽ mẫu bên dưới) +Trục nằm ngang ghi thời gian ( phút), 1 ô tương ứng 1 phút. Vạch gốc lấy thời gian phút 0 +Trục thẳng đứng ghi nhiệt độ ( 0C ), 1 ô tương ứng 2 0C .Vạch gốc lấy nhiệt độ 600C +Lần lượt xác định các điểm nhiệt độ tương ứng với thời gian ( VD: phút 0 nhiệt độ 600C). +Nối các điểm đã xác định ta được đường biểu diễn. b) Kết luận - Phần lớn các chất nóng chảy ở một nhiệt độ xác định, gọi là nhiệt độ nóng chảy - Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau thì khác nhau - Trong suốt thời gian nóng chảy nhiệt độ của vật không thay đổi 3) VẬN DỤNG
  2. HS hoàn thành phiếu học tập
  3. ĐƯỜNG BIỂU DIỄN SỰ THAY ĐỔI NHIỆT ĐỘ CỦA BĂNG PHIẾN THEO THỜI GIAN Nhiệt độ (0C ) 88 86 84 82 80 78 76 74 72 70 68 66 64 Thời gian 62 ( phút) 60 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
  4. PHIẾU HỌC TẬP Câu 1: Dựa vào bảng 25.2/SGK/78 hãy cho biết vì sao người ta thường dùng Vonfam làm dây tóc bóng đèn mà không dùng chất khác ? Nhiệt độ (0C ) Câu 2: Hình bên vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian khi nóng chảy của chất 6 nào? Hãy mô tả sự thay đổi nhiệt độ và thể của chất đó khi nóng chảy ? 4 2 0 -2 Thời gian (phút ) -4 0 1 2 3 4 5 6 7 -Đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian khi nóng chảy của chất -Từ phút 0 phút 1: nhiệt độ . . chất ở thể -Từ phút 1 phút 4: nhiệt độ . . chất ở thể -Từ phút 4 phút 7: nhiệt độ . . chất ở thể . Câu 3: Theo dõi sự thay đổi nhiệt độ của một chất, người ta lập bảng kết quả sau: Thời gian (phút) 0 2 4 6 8 10 12 14 Nhiệt độ (0C) -6 -3 -1 0 0 0 2 9 a) Đây là quá trình gì? Của chất nào? Vì sao? b) Hãy cho biết nhiệt độ thay đổi như thế nào? Chất ở thể gì trong thời gian: + Từ phút 0 đến phút 6 + Từ phút 6 đến phút 10 + Từ phút 10 đến phút 14