Bài dạy Vật lý Lớp 6 - Ôn tập kiểm tra 1 tiết - Năm học 2019-2020
1. Kiến thức
- HS kể tên và nêu được công dụng của 2 loại ròng rọc
- HS trình bày và so sánh được sự nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí
- Biết được sự co dãn vì nhiệt của các chất nếu bị ngăn cản sẽ gây ra lực lớn.
- Nêu và giải thích một số ứng dụng sự nở vì nhiệt của các chất
- Trình bày được cấu tạo, hoạt động, đặc điểm và ứng dụng của băng kép
- Biết được cong dụng của nhiệt kế, nêu được cấu tạo và hoạt động của nhiệt kế
- Kể tên và nêu công dụng của 3 loại nhiệt kế
- Biết được nhiệt độ nước đá đang tan và nhiệt độ hơi nước đang sôi trong thang nhiệt độ Xen-xi-út và
thang nhiệt độ Fa-ren-hai.
2. Kĩ năng
- Giải thích 1 số hiện tượng và ứng dụng thực tế của hiện tượng sự co dãn vì nhiệt của các chất.
- Xác định GHĐ , ĐCNN , kết quả đo và công dụng của 3 loại nhiệt kế.
- HS kể tên và nêu được công dụng của 2 loại ròng rọc
- HS trình bày và so sánh được sự nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí
- Biết được sự co dãn vì nhiệt của các chất nếu bị ngăn cản sẽ gây ra lực lớn.
- Nêu và giải thích một số ứng dụng sự nở vì nhiệt của các chất
- Trình bày được cấu tạo, hoạt động, đặc điểm và ứng dụng của băng kép
- Biết được cong dụng của nhiệt kế, nêu được cấu tạo và hoạt động của nhiệt kế
- Kể tên và nêu công dụng của 3 loại nhiệt kế
- Biết được nhiệt độ nước đá đang tan và nhiệt độ hơi nước đang sôi trong thang nhiệt độ Xen-xi-út và
thang nhiệt độ Fa-ren-hai.
2. Kĩ năng
- Giải thích 1 số hiện tượng và ứng dụng thực tế của hiện tượng sự co dãn vì nhiệt của các chất.
- Xác định GHĐ , ĐCNN , kết quả đo và công dụng của 3 loại nhiệt kế.
Bạn đang xem tài liệu "Bài dạy Vật lý Lớp 6 - Ôn tập kiểm tra 1 tiết - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- bai_day_vat_ly_lop_9_on_tap_kiem_tra_1_tiet_nam_hoc_2019_202.pdf
- LY 6_HD_TUAN 29.pdf
Nội dung text: Bài dạy Vật lý Lớp 6 - Ôn tập kiểm tra 1 tiết - Năm học 2019-2020
- HỆ THỐNG KIẾN THỨC – KỸ NĂNG - MÔN: VẬT LÝ 6 TUẦN 29 (Từ ngày 13/4/2020 đến ngày 18/04/2020) ÔN TẬP KIỂM TRA 1 TIẾT I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức - HS kể tên và nêu được công dụng của 2 loại ròng rọc - HS trình bày và so sánh được sự nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí - Biết được sự co dãn vì nhiệt của các chất nếu bị ngăn cản sẽ gây ra lực lớn. - Nêu và giải thích một số ứng dụng sự nở vì nhiệt của các chất - Trình bày được cấu tạo, hoạt động, đặc điểm và ứng dụng của băng kép - Biết được cong dụng của nhiệt kế, nêu được cấu tạo và hoạt động của nhiệt kế - Kể tên và nêu công dụng của 3 loại nhiệt kế - Biết được nhiệt độ nước đá đang tan và nhiệt độ hơi nước đang sôi trong thang nhiệt độ Xen-xi-út và thang nhiệt độ Fa-ren-hai. 2. Kĩ năng - Giải thích 1 số hiện tượng và ứng dụng thực tế của hiện tượng sự co dãn vì nhiệt của các chất. - Xác định GHĐ , ĐCNN , kết quả đo và công dụng của 3 loại nhiệt kế. II. Nội dung bài học * Lí thuyết: Học sinh không cần chép nội dung này vào tập, chỉ cần học theo nội dung dưới đây: (nội dung ôn tập chỉ mang tính chất tham khảo, học sinh xem thêm sách giáo khoa và bài tập ở những tuần trước) Câu 1: Có mấy loại ròng rọc? Kể tên và trình bày tác dụng của từng loại ròng rọc? Có 2 loại ròng rọc: Ròng rọc cố định và ròng rọc động + Ròng rọc cố định: giúp làm thay đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp (lợi về hướng). + Ròng rọc động: giúp làm lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật (lợi về lực). Câu 2: Trình bày sự nở vì nhiệt của chất rắn? - Các chất rắn nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi. - Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. - Nhôm nở vì nhiệt nhiều hơn đồng, đồng nở vì nhiệt nhiều hơn sắt, thép. Câu 3: Trình bày sự nở vì nhiệt của chất lỏng? - Các chất lỏng nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi. - Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. - Rượu nở vì nhiệt nhiều hơn dầu, dầu nở vì nhiệt nhiều hơn nước. Câu 4: Trình bày sự nở vì nhiệt của chất khí? - Các chất khí nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi. - Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau. - Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.
- Câu 5: Sự nở vì nhiệt của chất rắn, chất lỏng, chất khí có điểm gì giống và khác nhau? - Giống nhau: Các chất đều nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. - Khác nhau: + Các chất rắn, lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. + Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau. + Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn. Câu 6: Sự co dãn vì nhiệt khi bị ngăn cản sẽ gây ra hiện tượng gì? Cho ví dụ? - Sự co dãn vì nhiệt khi bị ngăn cản có thể gây ra lực rất lớn. - VD: Giữa 2 đầu nối đường ray xe lửa có để 1 khoảng hở, vì khi trời nóng, đường ray thép nóng lên, nở dài ra, nếu không để khe hở thì sự nở vì nhiệt của đường ray sẽ bị ngăn cản và gây ra lực lớn làm hỏng đường ray. Câu 7: Cấu tạo, đặc điểm và ứng dụng của băng kép : - Cấu tạo: Gồm 2 thanh kim loại có bản chất khác nhau (vd: Đồng và thép), được tán chặt vào nhau dọc theo chiều dài của thanh. - Hoạt động: Băng kép hoạt động dựa trên hiện tượng các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. - Đặc điểm: Khi bị đốt nóng hoặc làm lạnh băng kép đều bị cong lại. - Ứng dụng: Người ta vận dụng tính chất này của băng kép vào việc đóng – ngắt mạch điện tự động như: bàn là, nồi cơm điện, bếp điện Câu 8: Để đo nhiệt độ người ta dùng dụng cụ gì? Dụng cụ này có nguyên tắc cấu tạo và hoạt động dựa trên hiện tượng? - Nhiệt kế là dụng cụ dùng để đo nhiệt độ. - Nhiệt kế có nguyên tắc cấu tạo và hoạt động dựa trên sự dãn nở vì nhiệt của các chất. Câu 9: Kể tên và nêu công dụng của 3 loại nhiệt kế mà em biết? - Nhiệt kế rượu (nhiệt kế treo tường) dùng để đo nhiệt độ không khí. - Nhiệt kế thủy ngân (nhiệt kế phòng thí nghiệm) dùng để đo nhiệt độ trong các thí nghiệm. - Nhiệt kế y tế dùng để đo nhiệt độ cơ thể, có thể đo nhiệt độ từ 350C đến 420C. Câu 10: Trong thang nhiệt độ Xen-xi-út: Nhiệt độ nước đá đang tan là 00C và nhiệt độ hơi nước đang sôi là 1000C. Trong thang nhiệt độ Fa-ren-hai: Nhiệt độ nước đá đang tan là 320F và nhiệt độ hơi nước đang sôi là 2120F. III) Bài tập : Hoàn thành phiếu học tập Câu 1: Tại sao ở chỗ tiếp xúc hai đầu nối đường ray xe lửa ( tàu hỏa) có để những khe hở? Câu 2: Tại sao rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày dể vỡ hơn cốc thủy tinh mỏng? Biện pháp khắc phục?
- Câu 3: Tại sao khi đun nước ta không nên đổ nước thật đầy ấm? Câu 4: Tại sao khi đóng chai nước ngọt hay nước suối người ta không đóng thật đầy chai? Câu 5: Tại sao quả bóng bàn bị móp nhưng chưa vỡ, nhúng vào nước nóng nó phồng trở lại? Câu 6: Tại sao khi để xe đạp ngoài trời nắng ta không nên bơm bánh xe quá căng? Câu 7: Có một băng kép gồm 2 thanh kim loại đồng và sắt.Khi đốt nóng băng kép sẽ cong về phía thanh kim loại nào ? Vì sao ? Câu 8: Có một băng kép gồm 2 thanh kim loại đồng và thép, biết băng kép đang cong về phía thanh thép.Hãy cho biết băng kép được nung nóng hay làm lạnh ? Giải thích? Câu 9: Một HS làm vệ sinh nhiệt kế bằng cách thả nhiệt kế vào nước sôi, theo em việc làm này có đúng không? Vì sao? Câu 10: Bài tập đổi nhiệt độ a) 120 0C = ? 0F b) 680 0F = ? 0C