Bài dạy Vật lý Lớp 7 - Chủ đề: Hiệu điện thế - Năm học 2019-2020

I. Mục tiêu bài học 
- Nêu được giữa hai cực của nguồn điện có hiệu điện thế. 
- Nêu được đơn vị đo đơn vị đo hiệu điện thế là vôn. 
- Sử dụng được vôn kế để đo hiệu điện thế giữa 2 đầu bóng đèn. 
II. Nội dung bài học
pdf 4 trang Hạnh Đào 15/12/2023 500
Bạn đang xem tài liệu "Bài dạy Vật lý Lớp 7 - Chủ đề: Hiệu điện thế - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbai_day_vat_ly_lop_7_chu_de_hieu_dien_the_nam_hoc_2019_2020.pdf
  • pdfLY 7_HD_TUAN 29.pdf

Nội dung text: Bài dạy Vật lý Lớp 7 - Chủ đề: Hiệu điện thế - Năm học 2019-2020

  1. HỆ THỐNG KIẾN THỨC – KỸ NĂNG - MÔN: VẬT LÝ 7 TUẦN 29 (Từ ngày 13/4/2020 đến ngày 18/04/2020) Chủ đề: HIỆU ĐIỆN THẾ I. Mục tiêu bài học - Nêu được giữa hai cực của nguồn điện có hiệu điện thế. - Nêu được đơn vị đo đơn vị đo hiệu điện thế là vôn. - Sử dụng được vôn kế để đo hiệu điện thế giữa 2 đầu bóng đèn. II. Nội dung bài học I. Hiệu điện thế - Nguồn điện tạo ra giữa 2 cực của nó 1 hiệu điện thế. - Hiệu điện thế được kí hiệu bằng chữ U. - Đơn vị đo hiệu điện thế là vôn, kí hiệu là V. Đối với các hiệu điện thế nhỏ hoặc lớn, người ta còn dùng đơn vị mili vôn (mV) hoặc kilô vôn (kV); 1V = 1000mV 1kV = 1000 V II. Vôn kế - Dụng cụ đo hiệu điện thế là vôn kế. Chốt điều chỉnh kim chỉ thị. Chốt + (thang đo 6V) Chốt - Chốt + (thang đo 12V) Hình 1 Hình 2 Hình Giới hạn đo Độ chia nhỏ nhất
  2. Hình 1 30 V 1 V Hình 2 15 V 0,5 V III. Đo hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn - Kí hiệu của vôn kế trong sơ đồ mạch điện: V - Dùng vôn kế đo hiệu điện thế giữa 2 đầu bóng - Dùng vôn kế đo hiệu điện thế giữa 2 đầu bóng đèn khi mạch hở đèn khi mạch kín K _ K _ + + _ + + _ A A _ + + _ V V - Tiếp tục dùng vôn kế hiệu điện thế giữa 2 đầu bóng đèn khi mạch hở và khi mạch kín nhưng lúc này dùng nguồn điện là 2 pin mắc nối tiếp. Bảng kết quả: Loại mạch điện Hiệu điện thế Cường độ dòng điện Mạch hở U0 = 0 I0 = 0 Nguồn điện 1 pin Mạch kín U1 = 1,5 V I1 = 0,015 A Mạch hở U’0 = 0 I’0 = 0 Nguồn điện 2 pin Mạch kín U2 = 3V I2 = 0,03 A Kết luận: - Khi hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn bằng không thì không có dòng điện chạy qua bóng đèn. - Khi có hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn, thì có dòng điện chạy qua bóng đèn. Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn càng cao thì dòng điện chạy qua bóng đèn có cường độ càng lớn. * Lưu ý: - Mắc mạch điện như hình 26.2 để đo hiệu điện thế giữa 2 đầu bóng đèn: mắc vôn kế song song với bóng đèn cần đo, sao cho chốt dương (+) của vôn kế với cực dương của nguồn điện và chốt âm (-) của vôn kế với cực âm của nguồn điện.
  3. IV. Bài tập Hoàn thành phiếu học tập PHIẾU HỌC TẬP 1. Giữa 2 cực của nguồn điện có đại lượng nào đặc trưng? Nêu kí hiệu và đơn vị của đại lượng này? 2. Đổi đơn vị: a) 0,75 V = . mV c) 3800 V = kV b) 45 mV= V d) 25 kV = .V 3. Quan sát hình bên và trả lời các câu hỏi: Tên của dụng cụ này là gì? Dụng cụ này dùng để đo đại lượng nào? Hãy cho biết giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của dụng cụ này. Đọc số đo mà dụng cụ này đang chỉ. 4. Vẽ sơ đồ mạch điện gồm có: nguồn 2 pin nối tiếp, 1 công tắc đóng, 2 bóng đèn mắc nối tiếp, ampe kế đo cường độ dòng điện trong mạch, 2 vôn kế đo hiệu điện thế giữa 2 đầu mỗi đèn. 5. Các khóa K trong mạch điện được giữ ở chế độ như trên hình dưới đây, vôn kế nào đang đo hiệu điện thế giữa 2 đầu bóng đèn? Em hãy chọn 1 trong các đáp án (A, B, C, D)
  4. V. Dặn dò chuẩn bị câu hỏi cho chủ đề “Hiệu điện thế (tiếp theo)” - Số vôn ghi trên mỗi bóng đèn có ý nghĩa gì? - Số vôn ghi trên mỗi nguồn điện có ý nghĩa gì?