Bài giảng Giáo dục công dân Lớp 9 - Bài 16: Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân

NỘI DUNG BÀI HỌC

1.Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân là:

-Quyền tham gia xây dựng bộ máy nhà nước và các tổ chức xã hội

-Quyền tham gia bàn bạc

-Quyền tham gia tổ chức thực hiện, giám sát và đánh giá các hoạt động, các công việc chung của Nhà nước và xã hội.

2. Ý nghĩa

-Là quyền chính trị cao nhất của công dân.

-Là cơ sở pháp lí để bảo đảm Nhà nước thật sự là của dân, do dân và vì dân.

ppt 34 trang Hạnh Đào 14/12/2023 2980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Giáo dục công dân Lớp 9 - Bài 16: Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptbai_giang_giao_duc_cong_dan_lop_9_bai_16_quyen_tham_gia_quan.ppt

Nội dung text: Bài giảng Giáo dục công dân Lớp 9 - Bài 16: Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân

  1. BÀI 16 QUYỀN THAM GIA QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC, QUẢN LÍ XÃ HỘI CỦA CÔNG DÂN
  2. I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Trong đợt lấy ý kiến về dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 1992, theo em, trong số những người dưới đây ai có quyền tham gia đóng góp ý kiến? a) Tất cả mọi người Việt Nam (sống ở trong nước hay nước ngoài) đều có quyền tham gia. b) Chỉ có cán bộ, công chức Nhà nước mới được tham gia. c) Mọi công dân Việt Nam đều có quyền tham gia.
  3. 2. Điều 6, quy chế thực hiện dân chủ ở xã (ban hành kèm theo nghị định số 29/1998/NĐ-CP) quy định: nhân dân ở xã thôn, làng, ấp, bản bàn và quyết định trực tiếp những công việc chủ yếu sau: - Chủ trương và mức đóng góp xây dựng kết cấu hạ tầng và các công trình phúc lợi công cộng (điện đường, trường học, ) - Xây dựng hương ước, quy ước làng văn hoá, nếp sống văn minh, trật tự, bài trừ các hủ tục mê tín, dị đoan, các tệ nạn xã hội. - Các công việc trong nội bộ cộng đồng dân cư thôn làng, bản, ấp phù hợp với pháp luật của Nhà nước.
  4. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Công dân có quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội.
  5. Vì sao công dân có quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội?
  6. Điều 2 - HIẾN PHÁP 2013 1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. 2. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức
  7. Điều 28 - HIẾN PHÁP 2013 1. Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước. 2. Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân
  8. II. NỘI DUNG BÀI HỌC 1. Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân là: - Quyền tham gia xây dựng bộ máy nhà nước và các tổ chức xã hội - Quyền tham gia bàn bạc - Quyền tham gia tổ chức thực hiện, giám sát và đánh giá các hoạt động, các công việc chung của Nhà nước và xã hội.
  9. Quyền tham gia xây dựng bộ máy nhà nước và các tổ chức xã hội
  10. Điều 2 Hiến pháp 1992 nước ta ghi rõ : nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân, vì dân .Mọi hoạt động của nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc “dân biết – dân bàn – dân làm – dân kiểm tra ”
  11. Quyền tham gia bàn bạc
  12. Lãnh đạo thành phố trao đổi với các bạn thiếu nhi tại chương trình Lãnh đạo thành phố gặp gỡ thiếu nhi Xuân Giáp Ngọ 2014 sáng 8-2 tại hội trường thành phố Bạn Vũ Thiên Kim (Trường THCS Nguyễn Du, Q.1) đề nghị TP tính tới việc áp dụng công nghệ cao trong học tập bằng việc sử dụng máy tính bảng để học sinh có nhiều thời gian hơn cho thảo luận, ngoại khóa.
  13. Diễn đàn “Đối thoại giữa Cấp ủy, Liên tịch nhà trường tiểu học Hồ Văn Huê với ban cán sự học sinh các lớp ” năm học 2015 -2016.
  14. Quyền tham gia tổ chức thực hiện, giám sát và đánh giá các hoạt động, các công việc chung của Nhà nước và xã hội.
  15. Tham gia xây dựng bộ máy nhà nước và các tổ chức xã hội Quyền tham gia quản lí Tham gia bàn bạc nhà nước và xã hội của công dân Tham gia tổ chức thực hiện, giám sát và đánh giá công việc chung
  16. II. NỘI DUNG BÀI HỌC 2. Ý nghĩa -Là quyền chính trị cao nhất của công dân. -Là cơ sở pháp lí để bảo đảm Nhà nước thật sự là của dân, do dân và vì dân.
  17. NỘI DUNG BÀI HỌC - Là Tham gia xây quyền dựng bộ máy chính trị nhà nước và Quyền các tổ chức xã quan tham hội trọng gia nhất của quản lí CD. nhà Nội Tham gia bàn bạc công việc chung nước - Là cơ sở và xã dung pháp lí hội của đảm bảo công Tham gia tổ NN thực chức thực hiện, sự của dân giám sát và đánh giá các hoạt dân, do động, các công dân, vì việc chung của dân. NN và XH.
  18. Trong các quyền sau, quyền nào thể hiện sự tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân? a. Quyền bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân. b. Quyền ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân. c. Quyền được học tập. d. Quyền khiếu nại, tố cáo. e. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể. f. Quyền tự do kinh doanh. g. Quyền giám sát, kiểm tra hoạt động của cơ quan nhà nước.
  19. II. NỘI DUNG BÀI HỌC 3. Phương thức tham gia - Trực tiếp: Tự mình tham gia vào những công việc của Nhà nước; bàn bạc, đóng góp ý kiến và giám sát hoạt động của các cơ quan và cán bộ, công chức Nhà nước.
  20. Hiến pháp năm 2013 *Điều 7: “ Công dân, không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội , công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp ”
  21. II. NỘI DUNG BÀI HỌC 3. Phương thức tham gia - Gián tiếp: Thông qua các đại biểu do mình bầu ra (đại biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân các cấp) hoặc qua thư góp ý, kiến nghị trên các phương tiện thông tin đại chúng, Đơn tố cáo những sai phạm của Đại biểu Dương Trung Quốc thay chủ tịch và bí thư tỉnh Long An mặt cử tri kiến nghị với Quốc hội
  22. Hiến pháp năm 1992 *Điều 6: “ Nhân dân sử dụng quyền lực Nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân ” *Điều 53: “ Công dân có quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với các cơ quan Nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân. *Điều 74: “ Công dân có quyền khiếu nại, quyền tố cáo với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào ”
  23. Bài tập 3/SGK/59 Trong các hình thức thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội dưới đây, hình thức nào là trực tiếp, hình thức nào là gián tiếp? a. Tham gia bầu cử đại biểu Quốc Hội; Trực tiếp b. Tham gia ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân địa phương; TT c. Tham gia ý kiến vào dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm của địa phương; Trực tiếp d. Giám sát hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân địa phương; Trực tiếp đ. Góp ý cho hoạt động của cán bộ công chức nhà nước trên báo, đài ; Gián tiếp e. Kiến nghị với các đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân. Gián tiếp
  24. II. NỘI DUNG BÀI HỌC 4. Trách nhiệm của Nhà nước, công dân, học sinh - Nhà nước: Đảm bảo và không ngừng tạo điều kiện để nhân dân phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của mình. Điều 3 – Hiến pháp 1992: “ Nhà nước đảm bảo và không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh ” Điều 8 – Hiến pháp 1992: “Các cơ quan NN, cán bộ công chức NN phải tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân. Kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền.” - Công dân, học sinh: + Có quyền và trách nhiệm tham gia vào các công việc chung của Nhà nước, của xã hội để đem lại lợi ích cho xã hội, cho bản thân. + Hiểu rõ nội dung quyền. + Không ngừng học tập, nâng cao nhận thức và năng lực để sử dụng có hiệu quả quyền này.
  25. Sơ đồ nội dung bài học Tham gia xây dựng bộ máy Nhà nước và tổ chức xã hội Nội dung Tham gia bàn bạc công việc chung Tham gia thực hiện và giám sát Quyền tham việc thực hiện gia quản lý Nhà nước Trực tiếp: Tự mình tham gia và quản lí Cách thực hiện xã hội Gián tiếp: Thông qua đại biểu nhân dân, qua thư góp ý, của công dân - Nhà nước: + Quy định bằng pháp luật. + Kiểm tra, giám sát việc thực hiện Điều kiện đảm bảo - Công dân: + Hiểu rõ nội dung, ý nghĩa, cách thực hiện. + Nâng cao phẩm chất, năng lực. +Tích cực thực hiện.