Bài giảng Giáo dục công dân Lớp 9 - Tiết 1, Bài 14: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

ĐẶT VẤN ĐỀ

Tình huống 1 (SGK 47 + 48)

Ông An là nghệ nhân nổi tiếng về đồ gỗ mĩ nghệ. Thấy nhiều thanh niên mới lớn trong làng bỏ nhà lang thang lên thành phố kiếm sống, ông tập trung họ lại, mở lớp dạy nghề, đồng thời hướng dẫn các em sử dụng những vật tư thừa trong sản xuất làm ra các sản phẩm lưu niệm bằng gỗ xinh xắn để bán lấy tiền giúp các em đảm bảo cuộc sống hàng ngày. Nhiều người thấy thế cho rằng, ông An làm như vậy là bóc lột, lợi dụng sức lao động của người khác để trục lợi.

1.Ông An đã làm những việc gì?

2.Việc làm của ông nhằm mục đích gì?

3.Có người cho rằng việc làm của ông An là  trục lợi, bóc lột sức lao động của người khác. Ý kiến của em như thế nào?

pptx 25 trang Hạnh Đào 14/12/2023 700
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Giáo dục công dân Lớp 9 - Tiết 1, Bài 14: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_giao_duc_cong_dan_lop_9_tiet_1_bai_14_quyen_va_ngh.pptx

Nội dung text: Bài giảng Giáo dục công dân Lớp 9 - Tiết 1, Bài 14: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

  1. THCS HỒNG BÀNG BÀI 14 GV: Trịnh Văn Huy
  2. Bàn tay ta làm nên tất cả Há miệng chờ sung. Có sức người, sỏi đá cũng thành cơm. (Thành ngữ) (Hoàng Trung Thông)
  3. I ĐẶT VẤN ĐỀ Tình huống 1 (SGK 47 + 48) Ông An là nghệ nhân nổi tiếng về đồ gỗ mĩ nghệ. Thấy nhiều thanh niên mới lớn trong làng bỏ nhà lang thang lên thành phố kiếm sống, ông tập trung họ lại, mở lớp dạy nghề, đồng thời hướng dẫn các em sử dụng những vật tư thừa trong sản xuất làm ra các sản phẩm lưu niệm bằng gỗ xinh xắn để bán lấy tiền giúp các em đảm bảo cuộc sống hàng ngày. Nhiều người thấy thế cho rằng, ông An làm như vậy là bóc lột, lợi dụng sức lao động của người khác để trục lợi.
  4. Ông An đã làm những việc gì? - Mở lớp dạy nghề cho thanh niên. - Hướng dẫn họ tận dụng vật tư thừa trong sản xuất làm ra sản phẩm lưu niệm để bán → tạo thu nhập cho chính họ. Việc làm của ông nhằm mục đích gì? - Giúp các em có tiền để đảm bảo cuộc sống hàng ngày. - Giúp giải quyết những khó khăn cho xã hội như: thất nghiệp, tệ nạn xã hội. Có người cho rằng việc làm của ông An là trục lợi, bóc lột sức lao động của người khác. Ý kiến của em như thế nào? Việc ông An mở lớp dạy nghề tạo điều kiện cho thanh niên có nghề, có thu nhập là việc làm đúng và đáng khuyến khích.
  5. I ĐẶT VẤN ĐỀ Tình huống 1 (SGK 47 - 48) ❖ Suy nghĩ của em về việc làm của ông An như thế nào ? → Tạo ra việc làm, tạo ra thu nhập cho gia đình, người khác và giải quyết các vấn đề về lao động cho xã hội → Thực hiện quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.
  6. Khoản 3 - Điều 5 " Mọi hoạt động tạo ra việc làm, tự tạo việc làm, dạy nghề và học nghề để có việc làm, moi hoạt động sản xuất, kinh doanh thu hút lao động đều được Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi hoặc giúp đỡ."
  7. Câu chuyện thực tế Không chỉ tạo việc làm cho chính mình, chàng trai sinh năm 1989 Trần Hữu Quốc (thôn Đồng Hành, xã Tam Ngọc, TP.Tam Kỳ) còn dạy nghề điêu khắc miễn phí cho một số thanh niên địa phương Hoàn cảnh gia đình khó khăn nên Trần Hữu Quốc chỉ học đến lớp bảy. 14 tuổi, Quốc đã xa gia đình, khăn gói ra làng đá mỹ nghệ Non Nước (Đà Nẵng) học nghề. Hơn 2 năm mày mò học hỏi, tay nghề Quốc đã vững. Được chủ giữ lại làm với mức lương khá cao nhưng Quốc quyết định quay về lập nghiệp tại quê nhà, với mong ước làm giàu trên chính mảnh đất quê nhà bằng việc điêu khắc đồ gỗ mỹ nghệ, đồng thời tạo việc làm cho một số thanh niên địa phương.
  8. Non sông gấm vóc của bất cứ đất nước nào,truyền thống huy hoàng của bất cứ dân tộc nào cũng đều do công sức trí tuệ của lớp lớp thế hệ người tạo nên. Do đó con người là chủ nhân của các giá trị vật chất, tinh thần và sự biến đổi của xã hội. Để tồn tại và phát triển con người phải lao động sản xuất → Xét trên giá trị lao động, ta sẽ có 2 loại lao động: Lao động tạo ra của cải vật chất Lao động tạo ra giá trị tinh thần
  9. LAO ĐỘNG TẠO RA CỦA CẢI VẬT CHẤT Tạo ra của cải vật chất để nuôi sống xã hội: sản xuất ra của cải vật chất là đặc trưng chỉ có ở con người. Kết quả quá trình lao động và sáng tạo của con người: ví dụ: Lương thực, thực phẩm, tư liệu sinh hoạt
  10. LAO ĐỘNG TẠO RA GIÁ TRỊ TINH THẦN Sáng tạo ra các giá trị tinh thần, đời sống lao động của con người là nguồn đề tài vô tận của các giá trị văn hoá, tinh thần. Con người là tác giả của các công trình văn hoá nghệ thuật: ví dụ: các kỳ quan thế giới, ở VN là Cung đình Huế, cồng chiêng Tây Nguyên
  11. II NỘI DUNG BÀI HỌC 1) Lao động là gì? - Là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và giá trị tinh thần cho xã hội. - Là nhân tố quyết định sự tồn tại, phát triển của đất nước và nhân loại.
  12. Điều 15. Hợp đồng lao động Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. (Trích Bộ luật LĐ năm 2002)
  13. I ĐẶT VẤN ĐỀ Tình huống 2 (SGK 48) Sau khi thỏa thuận và kí cam kết với công ti trách nhiệm hữu hạn Hoàng Long về tiền công, thời gian lao động và các điều kiện khác, chị Ba được nhận vào làm việc tại công ti. Làm việc được hơn một tháng, thấy có nơi khác công việc cũng như thế nhưng trả lương cao hơn, chị đã tự ý thôi việc mà không báo trước cho Giám đốc công ti. → Bản cam kết giữa chị Ba và công ty TNHH Hoàng Long là hợp đồng lao động vì: + Đó là sự thỏa thuận giữa hai bên (chị Ba là người lao động) và Công ty TNHH Hoàng Long (người sử dụng lao động). + Bản cam kết có thể hiện một số nội dung chính của hợp đồng lao động như: việc làm tiền công thời gian. → Chị Ba tự ý thôi việc không báo trước là vi phạm hợp đồng lao động.
  14. * Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động. * Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động; nếu là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. * Quan hệ lao động là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động và người sử dụng lao động.
  15. Điều 16: "Người lao động có quyền làm việc cho bất kì người sử dụng lao động nào và ở bất kì nơi nào mà pháp luật không cấm. Người cần tìm việc làm có quyền trực tiếp liên hệ để tìm việc hoặc đăng kí tại các tổ hức dịch vụ và việc làm để tìm việc tùy theo nguyện vọng, khả năng, trình độ nghề nghiệp và sức khỏe của mình " Điều 20: 1. Mọi người có quyền tự do lựa chọn nghề và nơi học nghề phù hợp vói nhu cầu làm việc của mình 2. Doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật mở cơ sở dạy nghề Chính phử ban hành quy định về việc mở các cơ sở dạy nghề
  16. II NỘI DUNG BÀI HỌC 2) Lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân a. Lao động là quyền của công dân: Công dân có quyền tự do: - Sử dụng sức lao động của mình để học nghề, tìm kiếm việc làm. - Lựa chọn nghề nghiệp có ích cho xã hội, đem lại thu nhập cho bản thân và gia đình.
  17. II NỘI DUNG BÀI HỌC HẾT TIẾT 1 CẢM ƠN CÁC EM 2) Lao độngCác là quyềnem sang và đườngnghĩa vụlink của gửi công dân b. Lao động làkèm nghĩa để làmvụ của bài côngtập nhé dân: - Lao ®éng ®Ó tù nu«i sèng b¶n th©n, gia ®ình. - S¸ng t¹o cña c¶i vËt chÊt vµ tinh thÇn cho xã hội