Bài giảng Nhập môn giáo dục kỹ năng sống - Mai Mỹ Hạnh

•Hoạt động 1:
Trắc nghiệm: Đúng hay sai?

•Có kỹ năng là có khả năng thực hiện hành động nào đó mà không cần lệ thuộc vào tri thức

•Kỹ năng là biểu hiện năng lực của con người

•Kỹ năng được hình thành qua luyện tập

•Kỹ năng của một cá nhân có những mức độ giống nhau

•Kỹ năng mềm giống với kỹ năng sống

•Giá trị sống và kỹ năng sống là khác nhau

pptx 38 trang BaiGiang.com.vn 28/03/2023 5860
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Nhập môn giáo dục kỹ năng sống - Mai Mỹ Hạnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_nhap_mon_giao_duc_ky_nang_song_mai_my_hanh.pptx

Nội dung text: Bài giảng Nhập môn giáo dục kỹ năng sống - Mai Mỹ Hạnh

  1. NHẬP MÔN GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG ThS. Mai Mỹ Hạnh (Khoa Tâm lý học – Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh)
  2. Khởi động Chia nhóm – Làm quen
  3. Nội dung chính 1. Khái niệm 2. Phân loại Kỹ năng sống 3. Vai trò GD KNS 4. Nguyên tắc giáo dục kỹ năng sống
  4. Hoạt động 1: Trắc nghiệm: Đúng hay sai? • Có kỹ năng là có khả năng thực hiện hành động nào đó mà không cần lệ thuộc vào tri thức • Kỹ năng là biểu hiện năng lực của con người • Kỹ năng được hình thành qua luyện tập • Kỹ năng của một cá nhân có những mức độ giống nhau • Kỹ năng mềm giống với kỹ năng sống • Giá trị sống và kỹ năng sống là khác nhau
  5. Các khái niệm có liên quan • Kỹ năng là khả năng thực hiện có kết quả một hành động nào đó bằng cách vận dụng những tri thức, những kinh nghiệm đã có để hành động phù hợp với những điều kiện cho phép. Kỹ năng không chỉ đơn thuần về mặt kỹ thuật của hành động, mà còn là biểu hiện năng lực của con người.
  6. • Kỹ năng mềm là những kỹ năng con người tích luỹ được để làm cho mình dễ dàng được chấp nhận, làm việc thuận lợi và đạt được hiệu quả. • Kỹ năng “cứng” ở nghĩa trái ngược với kỹ năng mềm có thể xuất hiện trên bản lý lịch, khả năng học vấn của một cá nhân, kinh nghiệm và sự thành thạo về chuyên môn.
  7. 1. Khái niệm kỹ năng sống • Kỹ năng sống là năng lực tâm lý – xã hội thể hiện khả năng ứng phó một cách có hiệu quả với những yêu cầu và thách thức của cuộc sống. • Kỹ năng sống còn được xem như khả năng duy trì trạng thái khỏe mạnh về mặt tinh thần biểu hiện qua các hành vi phù hợp khi tích cực tương tác với người khác, với người xung quanh cũng như với nền văn hóa xã hội. (Theo WHO)
  8. 2. Phân loại Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO): Kỹ năng nhận thức Kỹ năng liên quan đến cảm xúc Kỹ năng xã hội hay kỹ năng tương tác
  9. Hoạt động 2: Thử tài
  10. Những kỹ năng cơ bản mà con người cần có: • Kỹ năng tự đánh giá • Kỹ năng biết chấp nhận người • Kỹ năng xác lập mục tiêu khác • Kỹ năng phán đoán cảm xúc • Kỹ năng hợp tác • Kỹ năng kiềm chế cảm xúc • Kỹ năng làm việc nhóm • Kỹ năng truyền thông • Kỹ năng hòa nhập • Kỹ năng lắng nghe • Kỹ năng kiểm soát bản thân và • Kỹ năng chia sẻ tránh lây lan • Kỹ năng hành động theo mục • Kỹ năng bày tỏ nguyện vọng tiêu • Kỹ năng xây dựng và thể hiện • Kỹ năng phân biệt hành vi lạm sự tự tin dụng và yêu thương • Kỹ năng vượt qua áp lực • Kỹ năng thuyết trình • Kỹ năng ứng phó với khó khăn • Kỹ năng phân tích tình huống • Kỹ năng ra quyết định
  11. • Kỹ năng giải quyết vấn • Kỹ năng tư duy sáng tạo đề • Kỹ năng quản lý thời • Kỹ năng hành động theo gian mục tiêu • Kỹ năng xây dựng hình • Kỹ năng chung sống với ảnh bản thân stress • Kỹ năng thiết lập quan • Kỹ năng vượt qua hệ xã hội khủng hoảng • Kỹ năng động viên người khác
  12. Theo UNICEF: Kỹ năng nhận biết và sống với chính mình Những kỹ năng nhận biết và sống với người khác Các kỹ năng ra quyết định một cách hiệu quả
  13. MÔ HÌNH KỸ NĂNG SỐNG 4-H (Steve McKinley)
  14. a. HEAD (Nhận thức - trí não) • * Managing: quản lý • Resilience: thể hiện sự kiên cường • Keeping records: quản lý dữ kiện, sổ sách • Wise use of resources: sử dụng thông minh nguồn lực • Planning/Organizing: thiết lập kế hoạch • Goal setting: thiết lập mục tiêu • * Thinking: tư duy • Service learning: tự rèn luyện để phục vụ • Critical thinking: tư duy phê phán • Problem solving: giải quyết vấn đề • Decision making: ra quyết định • Learning to learn: trau dồi tri thức
  15. b. HEART (Cảm xúc - rung cảm) • * Caring • Nurturing relationships: chăm sóc mối quan hệ thân thuộc • Sharing: chia sẻ • Empathy: thấu cảm • Concern for others: quan tâm đến người khác • * Relating: Liên kết • Accepting differences: chấp nhận sự khác biệt • Conflict resolution: giải quyết xung đột • Social skills: làm việc cộng đồng • Cooperation: hợp tác • Communication: giao tiếp
  16. c. HAND (Làm việc - thực hành) • * Giving: cho đi • Community service volunteering: thực hiện dịch vụ công cộng tự nguyện • Leadership: lãnh đạo • Responsible citizenship: thực hiện trách nhiệm công dân • Contribution to group effort: đóng góp vào nỗ lực của nhóm • * Working: làm việc • Marketable skills: tiếp thị • Teamwork: làm việc nhóm • Self-motivation: tự động viên bản thân
  17. 4. HEALTH • * Being: nhân văn • Self-esteem: thể hiện lòng tự trọng • Self-responsibility: tự chịu trách nhiệm • Character: thể hiện chính mình • Managing feelings: kiểm soát cảm xúc • Self-discipline: tuân thủ kỷ luật • * Living: sống • Healthy lifestyle choices: tuân thủ lối sống khỏe mạnh • Stress management: quản lý stress • Disease prevention: ngăn ngừa bệnh tật • Personal safety: an toàn cho cá nhân.
  18. Hoạt động 3 Xem clip • Hãy đặt tên cho đoạn clip • Theo anh chị, đoạn clip truyền đạt ý nghĩa gì? • Khi giáo dục KNS cho học sinh cần quan tâm điều gì?
  19. * Khái niệm GD KNS • Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh được hiểu là giáo dục những kỹ năng mang tính cá nhân và xã hội nhằm giúp các em có thể chuyển tải những gì mình biết (nhận thức), những gì mình cảm nhận (thái độ) và những gì mình quan tâm (giá trị) thành những khả năng thực thụ giúp học sinh biết phải làm gì và làm như thế nào (hành vi) trong những tình huống khác nhau của cuộc sống.
  20. Hoạt động 4: Thảo luận nhóm nhỏ • Mỗi nhóm đề xuất ba lợi ích của Giáo dục kỹ năng sống đối với học sinh? • Vẽ một hình ảnh/biểu tượng có ý nghĩa để minh họa.
  21. 3. Vai trò GD KNS • Biết hợp tác tốt trong đội, nhóm. • Có lối sống lành mạnh, nhận thấy trách nhiệm về sức khỏe của mình. • Giải quyết mâu thuẫn một cách hòa bình. • Biết phân tích có phán đoán các giá trị, quy chuẩn trong truyền thông và ngoài xã hội.
  22. • Thành công hơn trong các cuộc phỏng vấn xin việc làm. • Biết tự khẳng định và xử sự bình đẳng. • Biết biểu lộ sự bao dung, sự tôn trọng người khác. • Ý thức về giá trị bản thân. • Nhạy bén đối với các vấn đề giới, tôn trọng quyền con người. • Biết quan tâm đến nhu cầu của người khác và sẵn sàng giúp đỡ họ.
  23. 4. Nguyên tắc Giáo dục kỹ năng sống
  24. 2.1. Học phải lồng ghép với sự trải nghiệm đích thực bằng những hoạt động phù hợp lứa tuổi • “Bạn quên những gì bạn nghe, bạn nhớ những gì bạn thấy và bạn hiểu những gì bạn làm”. • Học bằng trải nghiệm” (learn by doing): tức là người học sẽ tiếp thu, lĩnh hội tri thức ngay chính lúc họ đang thực hiện, đang trải nghiệm những hoạt động học tập.
  25. • Cần tìm hiểu học sinh một cách sâu sắc nhất trên bình diện cá nhân của từng cá thể với những biểu hiện về nhu cầu, hứng thú, trình độ Những đặc điểm tâm lý lứa tuổi nào cần lưu ý khi GDKNS cho HS THCS?
  26. 2.2. Lấy học sinh làm trung tâm • Cần khuyến khích và chấp nhận sáng kiến của học sinh mà đặc biệt là thái độ tự lập của học sinh. • Giáo viên di chuyển tích cực trong lớp, quan sát và hỗ trợ học sinh khi cần thiết.
  27. • Hoà nhập với học sinh trong hành trình đi tìm tri thức. • Trở thành một thành viên cùng khám phá, cùng tìm ra đáp án mong chờ bằng những cảm xúc rất thật. • Giáo viên vẫn thể hiện sự tích cực của mình trong hoạt động khám phá cùng học sinh.
  28. 2.3. Hợp tác- giao tiếp đa chiều (GV - HS, HS - HS, HS – GV) • Cần tương tác với học sinh bằng những câu hỏi mang tính chất khám phá, mang tính chất tư duy và đòi hỏi sáng tạo như: tại sao, vì sao, như thế nào, dự đoán điều gì song song với mục tiêu phát triển các khả năng như: phân tích, tổng hợp, phán đoán, suy luận
  29. • Cần khuyến khích học sinh luôn liên tục đưa ra những câu hỏi, những thắc mắc, những trao đổi hoặc những ý kiến cá nhân của học sinh cần thể hiện. Các câu hỏi này có thể được khai thác ở nhiều khía cạnh, nhiều góc nhìn khác nhau để chia sẻ với giáo viên, với bạn bè cũng như với chính mình.
  30. 2.4. Kết hợp xen kẽ các hoạt động tĩnh và động, cá nhân và tập thể • Hoạt động tĩnh: để người học tiếp thu những tri thức “hàn lâm” mới mà cần phải có sự tập trung của chú ý và nỗ lực của tư duy • Hoạt động mang tính chất động: không gian sôi nổi để đẩy lớp học lên cao trào của sự trao đổi, thảo luận
  31. Thảo luận cặp đôi? • Ưu điểm và nhược điểm của hoạt động thảo luận nhóm? • Ưu điểm và nhược điểm của hoạt động cá nhân?