Bài thu hoạch cuối khóa Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Giáo viên Tiểu học Hạng II - Ngô Thị Anh Đào
Là một giáo viên dạy Tiểu học, bản thân tôi luôn cố gắng thực hiện tốt các nhiệm vụ của viên chức giảng dạy, học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng nhu cầu về trình độ giáo viên và các tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp cho giáo viên tiểu học hạng II.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài thu hoạch cuối khóa Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Giáo viên Tiểu học Hạng II - Ngô Thị Anh Đào", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- bai_thu_hoach_cuoi_khoa_boi_duong_theo_tieu_chuan_chuc_danh.doc
Nội dung text: Bài thu hoạch cuối khóa Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Giáo viên Tiểu học Hạng II - Ngô Thị Anh Đào
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN Chương trình Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Giáo viên Tiểu học Hạng II BÀI THU HOẠCH CUỐI KHÓA Học viên: Ngô Thị Anh Đào Đơn vị công tác: Trường tiểu học Nguyễn Đình Chiểu, Xã Hòa Thắng - Thành phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk Đắk Lắk, 2020
- STT Nội dung Trang 1 Mở Đầu 2-3 CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VẾ CÁC 4-6 CHUYÊN ĐỀ CHƯƠNG II: DẠY HỌC VÀ BỒI DƯỠNG HỌC 7 SINH GIỎI, CÓ NĂNG KHIẾU Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC 2 2.1 Mẫu giáo viên hiệu quả 8-9 2.1.1. Người giáo viên phải có những phẩm chất nghề nghiệp phù hơp 2.1.2. Người giáo viên phải có những năng lực nghề nghiệp phù hơp 2.2 .Dạy học và bồi dưỡng học sinh giỏi, có năng khiếu ở trường tiểu học 10-13 2.2.1 Hoạt động dạy và học của Giáo viên và Học sinh 2.2.2 Phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi, có năng khiếu ở trường tiểu học 3 CHƯƠNG 3 PHIẾU TÌM HIỂU THỰC TẾ VÀ THU 14-27 HOẠCH TẠI ĐƠN VỊ CÔNG TÁC 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHI 28 5 TÀI LIỆU THAM KHẢO THÊM 29 1
- A. MỞ ĐẦU Là một giáo viên dạy Tiểu học, bản thân tôi luôn cố gắng thực hiện tốt các nhiệm vụ của viên chức giảng dạy, học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng nhu cầu về trình độ giáo viên và các tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp cho giáo viên tiểu học hạng II. Qua quá trình học tập và nghiên cứu tôi được sự hướng dẫn, truyền đạt tận tình của các thầy, cô giáo của Trường Đại Học Quy Nhơn giảng dạy Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học ở hạng II. Qua 10 chuyên đề đã học, tôi tôi đã được tiếp thu những kiến thức bổ ích từ các chuyên đề mà các thầy cô đã bồi dưỡng: Nắm bắt chủ trường chính sách của Đảng và nhà nước, học tập, sử dụng kiến thức về nhà nước, bộ máy nhà nước, quy định và yêu cầu của ngành, địa phương về giáo dục tiểu học , vận dụng vào cuộc sống và công tác chuyên môn. Có ý thức tôn trọng, bảo vệ pháp luật, nhà nước ta. Vận dụng kiến thức đã học để rèn luyện nâng cao năng lực, phẩm chất người giáo viên tiểu học, nghiêm túc, trung thực trong đánh giá thực trạng năng lực đạo đức nghề nghiệp. Hiểu rõ chương trình và kế hoạch giáo dục tiểu học; hướng dẫn được đồng nghiệp cùng thực hiện chương trình và kế hoạch giáo dục tiểu học. Vận dụng sáng tạo và đánh giá được việc vận dụng những kiến thức về giáo dục học và tâm sinh lý lứa tuổi vào thực tiễn giáo dục học sinh tiểu học của bản thân và đồng nghiệp. Chủ động, tích cực phối hợp với đồng nghiệp, cha mẹ học sinh và cộng đồng để nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh tiểu học. Hiểu được những kiến thức cơ bản nhất về xu hướng đổi mới quản lý giáo dục phổ thông và quản trị nhà trường của một số quốc gia, phát triển nhà trường trung học cơ sở trước yêu cầu hiện đại hóa đất nước . Có ý thức vận dụng những kiến thức, kĩ năng và thu nhận được qua chuyên đề này và thực tiễn đối với quản lý giáo dục phổ thông, quản trị và phát triển nhà trường ở nước ta hiện nay. Nắm được các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường tiểu học, các quy trình đánh giá, kiểm định chất lượng; Nhiệm vụ của hiệu trưởng, của trường tiểu học trong kiểm định chất lượng giáo dục. Tổ chức tự đánh giá trường tiểu học, tham gia kiểm định chất lượng giáo dục các trường tiểu học. Chủ động tổ chức thực hiện tự đánh giá, kiểm định chất lượng giáo dục nhà trường. 2
- Nhà trường có Tổ chuyên môn – nghiệp vụ: Tổ chuyên môn nghiệp vụ bao gồm các giáo viên giảng dạy cùng một khối lớp và một số giáo viên chuyên.Mỗi tổ có ít nhất 03 thành viên.Tổ chuyên môn có Tổ trưởng do Hiệu trưởng bổ nhiệm vào đầu năm học. 2. Tổ hành chính tổng hợp gồm các viên chức làm công tác văn thư, kế toán , thủ quỹ, Y tế thư viện, thiết bị giáo dục và nhân viên khác. Tổ trưởng do Hiệu trưởng bổ nhiệm vào đầu năm học. Nhà trường còn có các Hội đồng tư vấn trong nhà trường: 1. Các hội đồng tư vấn trong nhà trường: do Hiệu trưởng thành lập theo từng năm học, tư vấn cho Hiệu trưởng thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể trong công tác điều hành nhà trường. 2. Các hội đồng tư vấn: 2.1 Hội đồng trường gồm: các thành viên là bí thư Chi bộ, Ban giám hiệu, Chủ tịch Công đoàn cơ sở, Tổng phụ trách đội, Tổ trưởng chuyên môn. 2.2 Hội đồng thi đua khen thưởng: gồm các thành viên là các đồng chí trong Ban giám hiệu nhà trường, Bí thư Chi bộ, Chủ tịch Công đoàn, thư ký hội đồng và các Tổ trưởng chuyên môn. Hiệu trưởng là Chủ tịch Hội đồng và Chủ tịch Công đoàn là phó Chủ tịch Hội đồng. 2.3 Hội đồng kỷ luật: gồm các đồng chí trong Ban giám hiệu nhà trường, Bí thư chi bộ, chủ tịch công đoàn, tổng phụ trách đội TNTP HCM, các tổ trưởng chuyên môn và trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh (đối với việc xét kỷ luật học sinh). Hiệu trưởng là Chủ tịch hội đồng và chủ tịch công đoàn là phó chủ tịch hội đồng. Nhà trường có Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam và đoàn thể trong trường. 1. Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam trong nhà trường lãnh đạo nhà trường hoạt động trong khuôn khổ Hiến Pháp, pháp luật và Điều lệ của Đảng. 2. Công đoàn, Đội Thiếu niên Tiền Phong Hồ Chí Minh, Sao Nhi Đồng Hồ Chí Minh và các tổ chức xã hội khác hoạt động trong nhà trường theo quy định của pháp luật và Điều lệ của từng tổ chức nhằm giúp nhà trường thực hiện mục tiêu , nguyên lý giáo dục 15 K HỐI 3
- 3.Quy mô nhà trường: Đội ngũ cán bộ, công nhân viên: tổng số 39 đồng chí trong đó: + Ban giám hiệu: 02 đồng chí + Tổng phụ trách Đội: 01 đồng chí + Giáo viên: 30 đồng chí. Trong đó giáo viên người đồng bào dân tộc thiểu số có 03 đồng chí. + Nhân viên: 06 đồng chí Cán bộ giáo viên có trình độ chuyên môn đạt chuẩn cao 11, trong đó trình độ Đại học 16, trình độ Cao đẳng: 12, Trung cấp: 09 Số lượng học sinh, số lớp/khối: toàn trường năm học 2019 – 2020 có 787 học sinh. Trong đó khối nữ là 363 em, dân tộc thiểu số là 362 em, nữ dân tộc: 163 em, dân tộc tại chỗ : 156 em với 23 lớp học tại 2 điểm trường. 4. Tình hình quản lí các hoạt động giáo dục: Năm học: 2018 - 2019 Tổng số lớp: 22 Tổng số HS: 720 Lớp tiên tiến xuất sắc: 10 lớp Lớp tiên tiến: 12 lớp Số học sinh được khen thưởng: + Học sinh hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ học tập và rèn luyện : 127 em. -Học sinh có thành tích vượt trội về từng mặt: 237 em. -Kết nạp Sao Nhi đồng: 100%; Đội: 100% -Học sinh hoàn thành lớp học: 97.5% -Học sinh hoàn thành chương trình Tiểu học: 131/131 em đạt tỷ lệ 100 %. -Đạt giải 3 cuộc thi “ Hùng biện tiếng Anh” cấp Tp -Đạt giải khuyến khích cuộc thi “ Giai điệu tuổi hồng” cấp Tp Đạt 1 giải Nhất cuộc thi “ Tiếng Việt của chúng em” cấp Tp. 16
- Năng lực Phẩm chất Lớp Số HS Chưa Tốt Đạt Tốt Đạt Chưa đạt đạt 1 181 68 113 101 80 2 151 97 54 96 55 3 120 63 57 63 57 4 137 88 49 89 48 5 131 48 83 56 75 Tổng số HS 364 355 405 315 Phần trăm trên tổng 50,6 49,4 56,3 43,7 số HS 4. 1. Ưu điểm: Công tác giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh được nhà trường đặc biệt chú trọng, quan tâm. Lồng ghép giáo dục kĩ năng sống, kĩ năng ứng xử , nếp sống văn minh trong các tiết học Đạo đức , Sinh hoạt ngoại khóa, Sinh hoạt chủ điểm và các buổi chào cờ đầu tuần. Nhà trường xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường theo định hướng phát triển năng lực học sinh trên cơ sở chương trình giáo dục phổ thông hiện hành. 4. 2. Tồn tại Vẫn còn một số học sinh kĩ năng sống chưa tốt. Nhận thức về nội quy, quy định của nhà trường còn hạn chế. 17
- 5. Đề xuất giải pháp cải thiện kết quả dạy học và giáo dục của học sinh Tiếp tục thực hiện tốt kế hoạch giáo dục nhà trường theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Nhà trường tiếp tục tổ chức các buổi sinh hoạt chủ điểm, sinh hoạt ngoại khóa, thong qua đó giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh. Có đầy đủ các loại hồ sơ theo quy định: sổ theo dõi sức khỏe học sinh, sổ kế hoạch giảng dạy của giáo viên, kế hoạch tổ chuyên môn, sổ chủ nhiệm, sổ tự học và bồi dưỡng thường xuyên, sổ dự giờ, sổ hội họp, kế hoạch sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học 6. Những thành tích/ khen thưởng nổi bật của nhà trường Thành tích tập thể nhà trường: Cuối năm học 2018-2019 nhà trường được Tập thể lao động xuất sắc và được UBND Tỉnh tặng bằng khen. II. TÌM HIỂU VỀ CÁN BỘ QUẢN LÝ, GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN. 1. Đội ngũ giáo viên Có 6 tổ chuyên môn với 30 GV. Cụ thể: Số lượng GV (người) Số lượng GV đạt chuẩn TT Tổ chuyên môn Cử CĐ, Hạng 2 Hạng 3 Hạng 4 Thạc sĩ nhân TC 1 1 4 1 4 1 1 2 2 4 1 4 1 3 3 3 2 3 2 4 4 3 1 3 1 5 5 2 2 6 Tổ Bộ môn 5 4 5 3 1 Tổng cộng 21 9 21 7 3 18
- Nhận xét về số lượng, chất lượng đội ngũ Giáo viên: Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, trách nhiệm năng động trong công việc được giao. Giáo viên có phẩm chất chính trị vững vàng. Các giáo viên chấp hành nghiêm túc luật pháp và pháp luật. Làm tốt công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. Đề xuất giải pháp phát triển đội ngũ GV: Để phát triển đội ngũ cán bộ, nhà trường luôn tạo mọi điều kiên để giáo viên được tham gia các lớp bồi dưỡng chính trị, chuyên môn để nâng cao trình độ chuyên môn. 2. Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục trong nhà trường - Số lượng: 2, trong đó có 2 cử nhân; có 2 cán bộ đã qua đào tạo, tập huấn về quản lý giáo dục . - Chất lượng: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng là những người có năng lực, trình độ chuyên môn trên chuẩn đào tạo. Có khả năng xây dựng kế hoạch độc lập, phù hợp với nhà trường, chỉ đạo, quy tụ được đội ngũ để thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao. Đề xuất giải pháp phát triển đội ngũ CB quản lý giáo dục: Ban Giám hiệu nâng cao tinh thần tự học, tự nghiên cứu về chuyên môn nghiệp vụ để không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ để thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ được giao đồng thời tham dự các lớp bồi dưỡng, tập huấn về chính trị để nâng cao trình độ lý luận. 3. Đội ngũ nhân viên trong nhà trường - Số lượng:06 ; Kế toán:1 ; Nhân viên Thiết bị: 1, Nhân viên Thư viện: 1, Nhân viên Y tế: 1;Bảo vệ: 2 - Chất lượng: Tất cả nhân viên đều đáp ứng được nhu cầu công việc. Đề xuất giải pháp phát triển đội ngũ nhân viên phục vụ giáo dục trong nhà trường: Nhà trường tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để nhân viên được tham dự các lớp học, nâng cao trình độ chuyên. 19
- III. TÌM HIỂU VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ TRANG THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Cơ sở vật chất nhà trường: Điểm trường chính trường có diện tích 1890 m2, điểm trườn 2 có diện tích 3610m2. Điểm trường 2 đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về xanh – sạch – đẹp, thoáng mát đảm bảo các hoạt động giáo dục, vui chơi cho học sinh. Nhận xét: Điểm trường chính thiếu sân chơi và bãi tập cho các em học sinh.Trường còn thiếu phòng làm việc. Đề xuất: Tiếp tục tham mưu với các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phương, hội CMHS, làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục để từng bước nâng cấp, xây dựng cơ sở vật chất ngày càng hoàn thiện hơn. 2. Phòng học, thư viện, sân chơi, sân tập thể dục thể thao - Phòng học: + Số lượng: Trường có 23 phòng học. + Bàn ghế học sinh: có đầy đủ số lượng, phù hợp với lứa tuổi học sinh, thuận lợi cho việc di chuyển. + Hệ thống đèn, quạt đầy đủ, đáp ứng được yêu cầu sử dụng. - Sân chơi cho học sinh, Sân tập thể dục, thể thao: Điểm trường chính thiếu sân chơi cho học sinh. - Phòng làm việc hiệu bộ, hành chính, tổ chuyên môn: Trường có phòng hiệu bộ, phòng cho tổ hành chính. Cụ thể: + Phòng hiệu trưởng: 01 phòng + Phòng phó hiệu trưởng: 01 phòng +Phòng thư viện-thiết bị: 01 phòng 20
- + Phòng giáo viên + y tế: 01 phòng - Phòng đa chức năng: chưa có Nhận xét: Nhà trường được trang bị đồ dùng,thiết bị dạy học tối thiểu phục vụ công tác giảng dạy của giáo viên, học tập của học sinh . Trường có đủ bàn ghế giáo viên, học sinh, bảng viết, nội quy học sinh theo quy định. Thư viện nhà trường cơ bản có đủ tài liệu, sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo để phục vụ cho việc dạy và học. 3. Trang thiết bị văn phòng phục vụ công tác quản lý, dạy và học: thư viện, phòng y tế trường học, khu vệ sinh, nhà để xe, hệ thống nước sạch - Thư viện + thiết bị + số phòng: 01 + số nhân viên phụ trách: 02 Nhận xét: Trường thiếu phòng để xây dựng thư viện đạt chuẩn nhằm thu hút học sinh đọc và học tập tại thư viện. Đề xuất: Nhà trường cần tham mưu với cấp trên để xây thêm phòng học để đảm bảo phòng đọc cho học sinh - Phòng y tế trường học, khu vệ sinh, nhà để xe, hệ thống nước sạch: - Có khu vệ sinh dành riêng cho giáo viên và học sinh - Chưa có nhà để xe cho học sinh và giáo viên - Có hệ thống nước máy đáp ứng nhu cầu của học sinh và giáo viên - Có hệ thống nước máy trong trường đáp ứng nhu cầu của học sinh và giáo viên. Nhận xét: Nhà trường có khu vệ sinh, có phòng riêng cho giáo viên và học sinh; có hệ thống nước máy sạch đáp ứng nhu cầu sử dụng cho giáo viên, nhân viên, học sinh và đủ chăm sóc cây trồng. Đề xuất: Cần có phòng y tế riêng 21
- 4. Thiết bị dạy học và hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học trong nhà trường: Trường có đầy đủ tài liệu tham khảo, sách giáo khoa phục vụ nhu cầu sử dụng của giáo viên. - Văn phòng phẩm, sách giáo khoa và tài liệu tham khảo, Nhà trường có đầy đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học đáp ứng các hoạt động giáo dục trong nhà trường theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nhận xét: Hệ thống đồ dùng dạy học tương đối đầy đủ. Cụ thể: + Máy vi tính phục vụ dạy học: 26 máy + Máy chiếu: 3 máy + Máy photo: 1 máy + Máy cassét: 2 máy + Thiết bị dạy học tối thiểu: 300 bộ Đề xuất: Xây dựng thêm 1 phòng thiết bị riêng để phục vụ công tác giảng dạy 5. Khu vệ sinh, y tế học đường: - Chất lượng khu vệ sinh: Khu vệ sinh đạt chuẩn: 3 nhà vệ sinh. Cụ thể như sau: + Nhà vệ sinh giáo viên: 2 + Nhà vệ sinh học sinh: 1 - Vấn đề thu gom, phân loại và xử lý rác thải: được xử lý thường xuyên Nhận xét, đề xuất: Không 22
- IV. TÌM HIỂU VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ TRƯỜNG 1. Công tác chuyên môn: Kế hoạch giảng dạy, học tập, giáo án của giáo viên bộ môn/ chủ nhiệm lớp; công tác bồi dưỡng học sinh năng khiếu, phụ đạo học sinh - Hoạt động của tổ chuyên môn + Mức độ tổ chức sinh hoạt chuyên môn Thường xuyên Thỉnh thoảng Ít khi + Nội dung sinh hoạt chuyên môn: Phong phú, đa dạng Ít đa dạng, chủ yếu là các nội dung trong chương trình chính khóa Có các buổi sinh hoạt chuyên đề + Phương pháp, hình thức tổ chức sinh hoạt chuyên môn Phát huy được những ý kiến đóng góp của tất cả các thành viên Sinh hoạt chuyên môn theo mô hình nghiên cứu bài học Hình thức họp trao đổi trực tiếp Ứng dụng CNTT để tổ chức sinh hoạt chuyên môn + Công tác bồi dưỡng học sinh năng khiếu, phụ đạo học sinh Coi trọng, đạt hiệu quả cao Chưa được coi trọng - Sinh hoạt, thảo luận về đổi mới giáo dục, đào tạo (chương trình GDPT mới ) Sinh hoạt thường xuyên Chưa được coi trọng đúng mức Nhận xét, đề xuất: Hoạt động của tổ chuyên môn: + Mức độ tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn: thường xuyên + Nội dung sinh hoạt chuyên môn: phong phú, đa dạng, có các buổi sinh hoạt chuyên đề. 23
- + Phương pháp, hình thức tổ chức sinh hoạt chuyên môn: ứng dụng công nghệ thông tin để sinh hoạt chuyên môn, phát huy được những ý kiến đóng góp của tất cả các thành viên. + Công tác bồi dưỡng học sinh năng khiếu, phụ đạo học sinh yếu: được coi trọng, đạt hiệu quả cao. + Sinh hoạt, thảo luận về đổi mới giáo dục đào tạo chưa được coi trọng đúng mức. 2. Công tác hoạt động ngoài giờ lên lớp của nhà trường - Kế hoạch giáo dục năm học Được xây dựng cụ thể và công khai Được xây dựng nhưng không công khai Không có kế hoạch giáo dục của nhà trường - Mục tiêu / Mục đích giáo dục được xác định: Đầy đủ, rõ ràng, cụ thể Tương đối đầy đủ, rõ ràng, cụ thể Chưa đầy đủ, rõ ràng, cụ thể - Nội dung giáo dục Đa dạng, phong phú, sát thực tiễn Có tính tích hợp liên môn Chưa đa dạng, ít gắn với thực tiễn Mang tính đơn môn - Phương pháp, hình thức giáo dục Đa dạng, đề cao chủ thể HS Chủ yếu dạy nội khoá Có nhiều hoạt động ngoại khoá thiết thực - Tổ chức thực hiện Có thời gian cụ thể cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục Được phân công cụ thể Có sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong nhà trường Có sự tham gia của các tổ chức xã hội của địa phương Nhận xét, đề xuất: Kế hoạch hoạt động giáo dục được xây dựng cụ thể công khai. 24
- Mục đích giáo dục được xác định đầy đủ, rõ ràng, cụ thể. Nội dung giáo dục đa dạng, phong phú, sát thực tiễn, có tính tích hợp liên môn. Phương pháp, hình thức giáo dục: đa dạng, đề cao chủ thể học sinh; có nhiều hoạt động ngoại khóa thiết thực. Tổ chức thực hiện: có sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong nhà trường; có thời gian cụ thể cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục, được phân công cụ thể. 3. Công tác phổ cập giáo dục cho học sinh: Được thực hiện đầy đủ đúng theo quy định. 4. Hoạt động tư vấn tâm lí, giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên - Cán bộ phụ trách Có cán bộ chuyên trách Giáo viên chủ nhiệm Đoàn thanh niên Giáo viên bộ môn - Mức độ tổ chức Thường xuyên Thỉnh thoảng Ít khi - Phương pháp, hình thức tư vấn tâm lí, giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên Hình thức đa dạng thông qua các hoạt động đoàn, câu lạc bộ, diễn đàn, Phương pháp phù hợp, hiệu quả Phương pháp và hình thức chưa đa dạng, chưa hiệu quả Nhận xét, đề xuất: Nhà trường hiện nay chưa có cán bộ phụ trách hoạt động tư vấn tâm lí, giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên. Chủ yếu giáo dục học sinh thông qua các hoạt động đoàn; triển khai những nội dung quan trọng vào đầu tuần giúp học sinh hiểu rõ được tầm quan trọng trong các mối quan hệ với thầy cô, bạn bè; tạo được môi trường giáo dục lành mạnh, trong sang, không có bạo lực trong học đường. 25
- 5. An ninh và chăm sóc sức khoẻ học đường Môi trường nhà trường và địa phương lành mạnh, ít có các tệ nạn xã hội. Môi trường địa phương thiếu lành mạnh, ảnh hưởng nhiều đến nhà trường Có phòng y tế và cán bộ y tế, đủ điều kiện để chăm sóc sức khoẻ cho HS Không có phòng y tế và cán bộ y tế chuyên trách Nhận xét, đề xuất: Môi trường nhà trường và địa phương lành mạnh, ít có các tệ nạn xã hội. Tuy nhiên nên tách phòng y tế riêng để điều kiện chăm sóc sức khỏe cho học sinh được tốt hơn. 6. Hiệu quả đào tạo của nhà trường: Số lượng GV (người) Số lượng GV đạt chuẩn TT Tổ chuyên môn Cử CĐ, Hạng 2 Hạng 3 Hạng 4 Thạc sĩ nhân TC 1 1 4 1 4 1 1 2 2 4 1 4 1 3 3 3 2 3 2 4 4 3 1 3 1 5 5 2 2 6 Tổ Bộ môn 5 4 5 3 1 Tổng cộng 21 9 21 7 3 26
- 7. Thực hiện công khai hoá tài chính, đảm bảo chất lượng trong nhà trường Trường luôn minh bạch trong vấn đề tài chính, giải trình đầy đủ những thắc mắc của giáo viên trong trường về tình hình tài chính hằng năm. V. TÌM HIỂU VỀ QUAN HỆ GIỮA NHÀ TRƯỜNG, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI Nhà trường luôn đảm bảo tốt mối quan hệ với các ban ngành, đoàn thể, ban đại diện cha mẹ học sinh, các đơn vị kết nghĩa trạm rađa 20, đồn biên phòng Đăk Ruê ( EaSup ) để thực hiện nội dung giáo dục địa phương cho học sinh. 27
- KẾT LUẬN CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ: * Những vấn đề bản thân đã thu được sau khóa học. Qua quá trình tìm hiểu tại trường, Tôi nhận thấy rằng chương trình bồi dưỡng có nhiều nội dung gắn liền lý thuyết với thực hành. Hoạt động dạy - học đảm bảo kết hợp giữa lý luận và thực tiễn; giữa kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng thực hành. Bản thân tôi trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng cơ bản, thiết thực, sát với chức trách, nhiệm vụ luôn nâng cao tinh thần, học hỏi, sáng tạo để nâng cao trình độ chuyên môn giảng dạy của mình, đáp ứng yêu cầu công việc, luôn phối hợp với gia đình và nhà trường nâng cao giáo duc hoc sinh tiểu học hiệu quả Nắm vững văn bản chỉ đạo, định hướng trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo luôn bắt kịp xu thế phát triển giáo dục từ tiếp cận năng lực c ủa người học – từ chỗ quan tâm tới việc học sinh học được gì đến quan tâm tới việc học sinh học được cái gì qua việc học. - Luôn luôn có tinh thần thẳng thắn đóng góp ý kiến, xây dưng tâp thể nhà trường vững manh. - Nên tổ chức hoat đông thêm câu lac bộ, cuôc thi olympic môn học vào giờ hoạt đông ngoai khóa để bồi dưỡng, phát hiên hoc sinh có năng khiếu trong các môn học ở trường. - Khắc phục mọi khó khăn, thiếu thốn để đảm bảo chất lượng dạy và học, đảm bảo mục tiêu giáo dục đề ra. 28
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên Tiểu học hạng II – III của trường Đại học Quy Nhơn. 2 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Giáo trình Pháp luật đại cương (Dùng cho các trường ĐH,CĐ không chuyên ngành luật), NXB Đại học Sư phạm. 3. Nguyễn Vũ Bích Hiền (Chủ biên, 2015), Phát triển và Quản lí Chương trình giáo dục, NXB Đại học Sư phạm. 4. Nguyễn Công Hoàn (2006), Giao tiếp sư phạm, NXB Giáo dục. 5. Giang Hà Huy (1999), Kĩ năng trong quản lí, NXB Thống kê. 6. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật giáo dục, NXB Chính trị Quốc gia. 7. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Luật trẻ em, NXB Chính trị Quốc gia. 8. Phạm Viết Vượng (2004), Nghiên cứu khoa học giáo dục, NXB Giáo dục. 29