Bài thực hành Tiếng Việt Lớp 3 - Tuần 28

Câu 1: Ngựa Con đã chuẩn bị gì cho cuộc thi chạy?

  1. Chăm chỉ luyện tập chuẩn bị cho kì thi.
  2. Chải chuốt cái bờm dài cho ra dáng một nhà vô địch.
  3. Quên xem lại bộ móng để chạy cho an toàn, chỉ lo chăm chút bộ dạng bên ngoài của mình.

Câu 2: Ngựa Cha khuyên nhủ con điều gi?

  1. Con trai à, con hãy đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng. Nó cần thiết cho cuộc đua hơn là bộ đồ đẹp
  2. Con trai à, con hãy chuẩn bị những bộ đồ đẹp để lên nhận thưởng khi cuộc đua kết thúc.
  3. Con trai à, con đừng chủ quan cho dù nó là việc nhỏ nhất.

Câu 3: Vì sao Ngựa Con không tiếp tục cuộc thi?

  1. Vì chú đã kiệt sức trong những vòng chạy đầu.
  2. Vì một chiếc móng của chú bị rụng, gai nhọn đâm vào chân chú đau điếng khiến chú không thể chạy được
  3. Vì chú cảm thấy ân hận đã không nghe lời cha.
docx 7 trang Hạnh Đào 09/12/2023 3860
Bạn đang xem tài liệu "Bài thực hành Tiếng Việt Lớp 3 - Tuần 28", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbai_thuc_hanh_tieng_viet_lop_3_tuan_28.docx

Nội dung text: Bài thực hành Tiếng Việt Lớp 3 - Tuần 28

  1. NỘI DUNG KIẾN THỨC MÔN TIẾNG VIỆT – TUẦN 28 Bài Mục tiêu trọng tâm Bài tập ứng dụng Tập đọc: - Đọc thành thạo bài tập đọc. - Câu hỏi 1,2,3,4, /81 ( SGK ) Cuộc chạy - Hiểu nội dung: làm việc gì cũng phải - Bài tập trắc ngiệm đua trong cẩn thận, chu đáo. rừng Chính tả: - Học sinh nghe bài ghi âm và viết bài - HS viết vào vở Cuộc chạy đua trong rừng theo SGK Cuộc chạy trang 83. đua trong rừng Luyện từ và - Xác định được cách nhân hóa cây cối, - BT1/85 câu:Ôn cách sự vật và bước đầu nắm được tác dụng - BT2a,b/85 đặt và trả lời của nhân hóa. câu hỏi để - BT3/86 - Tìm bộ phận câu trả lời câu hỏi Để làm gì?Dấu làm gì? chấm, chấm hỏi, chấm - Đặt được dấy chấm, dấu chấm hỏi, dấu than chấm than vào ô trống trong câu. Tập làm văn: - Bước đầu kể được một số nét chính - Bài tập trang của một trận thi đấu thể thao đã được 88(SGK) Kể lại trận xem, được nghe tường thuật dựa thi đấu thể theo gợi ý. thao
  2. Lớp: Tên: BÀI TẬP THỰC HÀNH TUẦN 28 Tập đọc Cuộc chạy đua trong rừng 1/Đọc trôi chảy bài Cuộc chạy đua trong rừng / trang 81 SGK 2/ Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất (từ câu 1 đến câu 4 ) Câu 1: Ngựa Con đã chuẩn bị gì cho cuộc thi chạy? A. Chăm chỉ luyện tập chuẩn bị cho kì thi. B. Chải chuốt cái bờm dài cho ra dáng một nhà vô địch. C. Quên xem lại bộ móng để chạy cho an toàn, chỉ lo chăm chút bộ dạng bên ngoài của mình. Câu 2: Ngựa Cha khuyên nhủ con điều gi? A. Con trai à, con hãy đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng. Nó cần thiết cho cuộc đua hơn là bộ đồ đẹp B. Con trai à, con hãy chuẩn bị những bộ đồ đẹp để lên nhận thưởng khi cuộc đua kết thúc. C. Con trai à, con đừng chủ quan cho dù nó là việc nhỏ nhất. Câu 3: Vì sao Ngựa Con không tiếp tục cuộc thi? A. Vì chú đã kiệt sức trong những vòng chạy đầu. B. Vì một chiếc móng của chú bị rụng, gai nhọn đâm vào chân chú đau điếng khiến chú không thể chạy được C. Vì chú cảm thấy ân hận đã không nghe lời cha. Câu 4: Ngựa Con rút ra bài học gì?
  3. A. Phải biết nghe lời cha dạy B. Phải chuẩn bị kĩ cho cuộc thi. C. Đừng bao giờ chủ quan , cho dù đó là việc nhỏ nhất. Chính tả Cuộc chạy đua trong rừng Yêu cầu: Học sinh viết vào vở bài chính tả Cuộc chạy đua trong rừng (trang 83/SGK) bằng cách nghe đoạn ghi âm. Sau đó dùng SGK sửa lỗi. Luyện từ và câu Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi Để làm gì?Dấu chấm, chấm hỏi, chấm than 1/ Trong những câu thơ sau, cây cối và sự vật tự xưng là gì? a) Tôi là bèo lục bình Bứt khỏi sình đi dạo Dong mây trắng làm buồm Mượn trăng non làm giáo Cây lục bình tự xưng là: Cách xưng hô ấy có tác dụng : b) Tớ là chiếc xe lu Người tớ to lù lù
  4. Con đường nào mới đắp Tớ lăn bằng tăm tắp. Chiếc xe lu tự xưng là: Cách xưng hô ấy có tác dụng : Lưu ý: Khi các sự vật (cây cối, con vật, đồ vật ) tự giới thiệu về mình bằng các từ như tôi, ta,tớ, mình, đó làtự xưng.Tự xưng là một cách nhân hóa. Cách nhân hóa này có tác dụng làm cho các sự vật trở nên gần gũi thân thiết với con người như bạn bè. 2/ Ghi vào ô trống bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “ Để làm gì?” Câu Bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “ Để làm gì?” a) Con hãy đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng b) Cả một vùng sông Hồng nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ ông. Lưu ý : • Bộ phận đứng sau từ “ để” chính là bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “ Để làm gì?” • Bộ phận trả lời cho câu hỏi “Để làm gì?” làm rõ ý chỉ mục đích, tác dụng của sự vật được nói đến trong câu và thường đứng ở vị trí cuối câu.
  5. 3/ Điền dấu chấm, dấu chấm hỏi hoặc dấu chấm thanvào ô trống trong truyện vui Nhìn bài của bạn: Phong đi học về Thấy em rất vui, mẹ hỏi: - Hôm nay con được điêm tốt à - Vâng Con được khen nhưng đó là nhờ con nhìn bạn Long Nếu không bắt chước bạn ấy thì chắc con không được thấy khen như thế. Mẹ ngạc nhiên: - Sao con nhìn bài của bạn - Nhưng thầy giáo có cấm nhìn bạn tập đâu! Chúng con thi thể dục ấy mà! Lưu ý: Khi đặt dấu câu cần căn cứ vào nội dung cụ thể để điền dấu câu cho chính xác. • Dấu chấm đặt ở cuối câu báo hiệu câu đã kết thúc. Khi viết hết câu phải ghi dấu chấm. Sau dấu chấm phải viết hoa. • Câu nhằm để hỏi Sử dụng dấu chấm hỏi. • Câu thể hiện cảm xúc diễn đạt như vui, buồn, ngạc nhiên, bối rối hoặc lời đáp Sử dụng dấu chấm than.
  6. Tập làm văn Kể về một trận thi đấu thể thao 1/ Đề bài: Trả lời các câu hỏi dưới đây để chuẩn bị cho bài kể vể một trận thi đấu thể thao ở tiết sau: Câu hỏi gợi ý: a) Đó là môn thể thao nào? b) Enm tham gia hay chỉ xem thi đấu? . c) Buổi thi đấu được tổ chức ở đâu? Tổ chức khi nào? . . d) Em cùng xem với những ai? e) Buổi thi đấu diễn ra như thế nào?
  7. . . . . . . . . . f) Kết quả thi đấu ra sao? Chúc các em làm bài tốt!