Giáo án Khoa học Khối 5 - Tiết 48: Toàn và tránh lãng phí khi sử dụng điện

I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
•Nêu được một số quy tắc cơ bản sử dụng an toàn và tiết kiệm điện.
•Có ý thức tiết kiệm năng lượng điện.
II.CHUẨN BỊ: bộ lắp ráp khoa học mạch điện lớp 5 
Nguồn (pin : 2 cục pin tiểu 1,5V; 1 cục pin 9V), đèn, công tắc (cầu dao nhỏ), cầu chì, dây điện.
doc 6 trang Hạnh Đào 09/12/2023 1600
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học Khối 5 - Tiết 48: Toàn và tránh lãng phí khi sử dụng điện", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docgiao_an_khoa_hoc_khoi_5_tiet_48_toan_va_tranh_lang_phi_khi_s.doc

Nội dung text: Giáo án Khoa học Khối 5 - Tiết 48: Toàn và tránh lãng phí khi sử dụng điện

  1. Thứ sáu, , .tháng năm 2020 KHOA HỌC Tiết 48 TOÀN VÀ TRÁNH LÃNG PHÍ KHI SỬ DỤNG ĐIỆN I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: • Nêu được một số quy tắc cơ bản sử dụng an toàn và tiết kiệm điện. • Có ý thức tiết kiệm năng lượng điện. II. CHUẨN BỊ: bộ lắp ráp khoa học mạch điện lớp 5 Nguồn (pin : 2 cục pin tiểu 1,5V; 1 cục pin 9V), đèn, công tắc (cầu dao nhỏ), cầu chì, dây điện. III. NỘI DUNG BÀI HỌC: Hoạt động 1: Các biện pháp phòng tránh bị điện giật -Bạn nên làm gì và không nên làm gì để tránh bị điện giật? Tại sao? Em hãy xếp các hoạt động sau vào hai nhóm cột NÊN hay KHÔNG NÊN : + sờ tay vào ổ cắm điện; cầm dây điện chơi; thả diều dưới đường dây điện; chỗ (ổ) cắm điện còn nguyên vẹn; chơi cách xa trụ (cột) điện to; không sờ vào dây điện có chỗ hở. NÊN KHÔNG NÊN - - - - - - - - -Hs theo dõi đoạn phim ngắn : -Qua đoạn phim mà các em vừa xem, các em đã thấy rõ những nguy hiểm tác hại do điện gây ra. Vậy làm thế nào để tránh các nguy hiểm do điện gây ra. Chúng ta cùng nêu Các biện pháp phòng tránh bị điện giật: + Không sờ tay vào ổ điện + Không thả diều, chơi dưới đường dây điện. + Không chạm tay, vào chỗ hở của dây điện hoặc các thiết bị nghi có điện
  2. + Không tự ý sử dụng các thiết bị, đồ dùng bằng điện ( dây điện, cục sạc, cầu dao ) + Khi thấy các sự cố về điện lập tức báo ngay cho người lớn xử lý +Không dùng tay kéo người đang bị điện giật ra khỏi nguồn điện (mà ngắt cầu dao, dùng cây gỗ đầy ra.) + Để ổ điện xa tầm tay của trẻ, hoặc cài nút đóng ổ điện. + Không đến gần, không ngồi, leo trèo ở các trụ điện, khu vực ghi điện nguy hiểm. Hoạt động 2: Một số biện pháp tránh gây hỏng đồ điện. Vai trò của cầu chì và công tơ điện a.Thí nghiệm : thực hiện tại nhà, em dùng bộ lắp mạch điện đơn giản và lắp ráp bộ mạch điện gồm có : Nguồn (pin : 2 cục pin tiểu 1,5V; 1 cục pin 9V), đèn, công tắc (cầu dao nhỏ), cầu chì, dây điện. * Điều gì sẽ xảy ra nếu ta sử dụng nguồn điện 3V cho dụng cụ điện (bóng đèn, quạt ) có số vôn quy định 3V? * Điều gì sẽ xảy ra nếu ta sử dụng nguồn điện 9V cho dụng cụ điện (bóng đèn, quạt ) có số vôn quy định 3V? V: ( viết tắt của vôn – volt) : là đơn vị dùng để đo điện - Em sẽ dự đoán kết quả trước khi làm thí nghiệm Sau khi thí nghiệm . em sẽ ghi lại kết quả : - Nguồn điện 3V: đèn (quạt) - Nguồn điện 9V: đèn (quạt) . * Nguyên nhân do nguồn điện quá mạnh và nóng nên dây tóc trong bóng đèn đã bị đứt và hỏng . KẾT LUẬN : Khi ta sử dụng nguồn điện có số vôn . số vôn quy định của đồ dùng thì đồ vật đó sẽ bị Liên hệ thực tê: đồ dùng trong nhà có số von là 110V mà cắm vào nguồn điện 220V thì đồ dùng đó sẽ bị hỏng. b.Thiết bị điện : - Giới thiệu với các em hai thiết bị điện , hầu như trong mọi gia đình đều có đó là :
  3. -Cầu chì : Có tác dụng là nếu dòng điện quá mạnh, đoạn dây chì sẽ nóng chảy khiến cho mạch điệnbị ngắt , tránh được những sự cố nguy hiểm về điện. Cầu chì mở
  4. Cầu chì đóng -Công tơ điện:Thiết bị dùng để đo năng lượng điện đã sử dụng.
  5. Công tơ điện ( cơ – loại cũ) Ngày nay, người ta sử dụng phổ biến là công tơ điện tử thường có gắn ở gia đình các em.
  6. Hoạt động 3: Các biện pháp tiết kiệm điện -Điện là một nguồn năng lượng có giới hạn. Vì thế, ta phải sử dụng tiết kiệm và tránh lãng phí. Em vận dụng kiến thức và hiểu biết để hoàn thành các câu trả lời sau bằng cách điền Đ vào ô có ý đúng, S vào ô có ý sai: 1) Ra khỏi nhà tắt các thiết bị điện không sử dụng. (quạt, đèn, tivi, ) 2) Sử dụng máy điều hòa, ta nên để chạy liên tục 24/24 3) Khi sử dụng các thiết bị điện âm thanh, ta nên mở chế độ to nhất. 4) Sử dụng các thiết bị điện tỏa nhiệt, ta không sử dụng quá lâu. ( bàn ủi, bếp điện, máy bơm, máy sưởi, ) 5) Tận dụng nguồn ánh sáng tự nhiên mặt trời. 6) Máy nước nóng hoạt động bằng điện nên để chạy liên tục suốt ngày. 7) Khi không sử dụng các thiết bị điện, chúng ta vẫn để nguồn điện hoạt động.( Tắt ti vi mà không tắt nguồn điện) 8) Không bật loa quá to. Vây qua phần tìm hiều, chúng ta có Những biện pháp tiết kiệm điện : +Ra khỏi nhà tắt các thiết bị điện không sử dụng + Sử dụng các thiết bị điện tỏa nhiệt, ta không sử dụng quá lâu. ( bàn ủi, bếp điện, máy bơm, máy sưởi, ) + Không bật loa quá to +Tận dụng nguồn ánh sáng tự nhiên mặt trời KẾT LUẬN: Chúng ta cần sử dụng điện, tránh lãng phí để tiết kiệm tiền cho gia đình, xã hội và người khác cũng có điện dùng. Củng cố - Liên hệ thực tế: - Em hãy cho biết Giờ trái đất được thực hiện vào thời gian nào? Vì sao có Giờ Trái đất? - Em quan sát trong tự nhiên, vì sao chim đậu trên dây điện mà không bị điện giật? Dặn dò: Học bài ghi nhớ Cầu chì, vôn, công tơ điện Chuẩn bị: Ôn tập : vật chất và năng lượng