Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 47 đến 52 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Phan Ngọc Hiển

I. MỤC TIÊU:

Sau khi học xong bài này HS có khả năng:

1. Kiến thức: 

- Nêu được một số đặc điểm của rêu: môi trường sống, hình dạng, kích thước, cấu tạo.

- Hiểu được quá trình phát triển, hình thức sinh sản và vai trò của rêu.

2. Kỹ năng:  

- Rèn kỹ năng quan sát, nhận biết, so sánh, phân tích, suy luận.

- Kỹ năng hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

3. Thái độ: Giáo dục ý thức yêu thiên nhiên bảo vệ TV, bảo vệ môi trường.

4. Năng lực: Năng lực tự học.

II. CHUẨN BỊ.

1. GV: Tranh phóng to hình 38.1 và 38.2 SGK.

2. HS: Xem trước nội dung bài học.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC

1. Khởi động: (2p)

Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS tìm hiểu về một số đặc điểm của nhóm Rêu và các đại diện của Rêu.

Giới thiệu bài: Trong thiên nhiên có những cây rất nhỏ bé, thường mọc thành từng đám, tạo nên một lớp thảm màu lục tươi. Những cây tí hon đó là những cây rêu, chúng thuộc nhóm Rêu.

doc 14 trang BaiGiang.com.vn 03/04/2023 5420
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 47 đến 52 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Phan Ngọc Hiển", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_6_tiet_47_den_52_nam_hoc_2020_2021_truo.doc

Nội dung text: Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 47 đến 52 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Phan Ngọc Hiển

  1. Sinh học 6 Năm học 2020 - 2021 Ngày soạn: 25-02-2021 Tuần 24 Tiết 47 BÀI 38. RÊU – CÂY RÊU I. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này HS có khả năng: 1. Kiến thức: - Nêu được một số đặc điểm của rêu: môi trường sống, hình dạng, kích thước, cấu tạo. - Hiểu được quá trình phát triển, hình thức sinh sản và vai trò của rêu. 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng quan sát, nhận biết, so sánh, phân tích, suy luận. - Kỹ năng hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. 3. Thái độ: Giáo dục ý thức yêu thiên nhiên bảo vệ TV, bảo vệ môi trường. 4. Năng lực: Năng lực tự học. II. CHUẨN BỊ. 1. GV: Tranh phóng to hình 38.1 và 38.2 SGK. 2. HS: Xem trước nội dung bài học. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Khởi động: (2p) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS tìm hiểu về một số đặc điểm của nhóm Rêu và các đại diện của Rêu. Giới thiệu bài: Trong thiên nhiên có những cây rất nhỏ bé, thường mọc thành từng đám, tạo nên một lớp thảm màu lục tươi. Những cây tí hon đó là những cây rêu, chúng thuộc nhóm Rêu. 2. Hình thành kiến thức: (37p) Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm của rêu (17p) Mục tiêu: Nêu được một số đặc điểm của rêu: môi trường sống, hình dạng, kích thước, cấu tạo. * GV tổ chức cho HS hoạt động cá nhân: 1. Đặc điểm của rêu - GV yêu cầu HS dựa vào thông tin SGK, kết hợp với * Môi trường sống: kiến thức trong thực tế, trả lời câu hỏi: - Rêu sống ở nơi ẩm ướt. + Rêu sống ở môi trường nào? * Quan sát cây rêu: + Mùa nào trong năm thích hợp cho rêu phát triển? - Kích thước nhỏ bé, thường Mùa nào thì rêu kém phát triển hoặc chết? có màu xanh lục. - Yêu cầu HS trả lời được: - Thân ngắn, không phân + Rêu sống ở môi trường ẩm ướt. cành. Trường THCS Phan Ngọc Hiển Tổ: Sinh – Hóa – Địa - CNNN
  2. Sinh học 6 Năm học 2020 - 2021 + Mùa mưa thích hợp cho rêu phát triển, mùa nắng thì - Lá nhỏ, mỏng. kém phát triển hoặc chết. - Có rễ giả, có khả năng hút - HS trả lời, theo dõi, nhận xét và bổ sung. nước. - GV nhận xét, chỉnh sửa và chốt nội dung. - Chưa có mạch dẫn. * GV tổ chức cho HS hoạt động cá nhân: - GV yêu cầu HS quan sát hình 38.1 kết hợp với thông tin SGK trả lời câu hỏi: + Rêu gồm những bộ phận nào? + So sánh rêu với rong mơ và cây bàng, tại sao rêu được xếp vào Thực vật bậc cao? - Yêu cầu HS trả lời được: + Rêu gồm rễ, thân, lá. + Vì rêu có phân hóa các cơ quan rễ, thân, lá. - HS trả lời, theo dõi, nhận xét và bổ sung. - GV nhận xét, chốt nội dung. Hoạt động 2: Tìm hiểu sự phát triển và vai trò của rêu. (20p) Mục tiêu: Hiểu được quá trình phát triển, hình thức sinh sản và vai trò của rêu. * GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm: 2. Sự phát triển và vai trò - Yêu cầu HS quan sát hình 38.2, kết hợp thông tin SGK, của rêu. thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi: * Túi bào tử và sự phát triển + Cơ quan sinh sản của rêu là bộ phận nào? của rêu: + Trình bày sự phát triển của rêu. - Cơ quan sinh sản là túi + Vai trò của rêu là gì? bào tử nằm ở ngọn. - HS thực hiện theo yêu cầu GV, cử đại diện trả lời câu - Bảo tử nảy mầm phát triển hỏi, các nhóm khác theo dõi, nhận xét. thành cây rêu. - GV nhận xét, chốt nội dung. * Vai trò: - GV liên hệ thực tế: - Góp phần tạo đất mùn. + Để đường đi không bị trơn trượt (do rêu) thì phải - Than bùn phân bón, làm thế nào? làm chất đốt. Giữ khô ráo, thoáng mát, + Những xác chết của rêu có thể tận dụng để làm gì? Gôm lại làm phân bón, làm chất đốt. 3. Luyện tập (5p) Hoạt động của GV và HS Nội dung Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức trong bài Câu 1. Khi nói về rêu, nhận định nào dưới đây là chính xác ? Đáp án: A. Cấu tạo đơn bào B. Chưa có rễ chính thức 1 – B C. Không có khả năng hút nước D. Thân đã có mạch dẫn 2 – B Câu 2. Rêu thường sống ở 3 – A A. môi trường nước. B. nơi ẩm ướt. 4 – D Trường THCS Phan Ngọc Hiển Tổ: Sinh – Hóa – Địa - CNNN
  3. Sinh học 6 Năm học 2020 - 2021 - Mục tiêu: Tạo sự hứng thú cho HS tìm hiểu về các đặc điểm của Quyết – dương xỉ. - Giới thiệu bài: Quyết là tên gọi chung của một nhóm Thực vật (trong đó có các cây dương xỉ) sinh sản bằng bào tử nhưng khác rêu về cấu tạo cơ quan sinh dưỡng và sinh sản. Vậy ta hãy xem sự khác nhau đó như thế nào? 2. Hình thành kiến thức: (37p) Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1: Quan sát cây dương xỉ (15p) Mục tiêu: Trình bày được đặc điểm cấu tạo của cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của dương xỉ. * GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm: 1. Quan sát cây dương xỉ - GV yêu cầu HS thảo luận cặp (3p): quan sát hình 39.1 a. Cơ quan sinh dưỡng và mẫu dương xỉ thật (nếu có), ghi lại đặc điểm bên ngoài - Gồm: các bộ phận của cây (rễ, thân, lá, chú ý lá non) và trả lời + Lá già cuống dài, lá non câu hỏi: cuộn tròn. + So sánh đặc điểm bên ngoài của thân, lá, rễ cây + Thân ngầm hình trụ. dương xỉ với cây rêu? + Rễ thật. - Yêu cầu HS trình bày được: + Có mạch dẫn. + Dương xỉ có rễ thật, thân ngầm, lá già cuống dài, lá b. Túi bào tử và sự phát non cuộn tròn. triển của dương xỉ. + Rêu có rễ giả, thân thấp, nhỏ, lá nhỏ. - Dương xỉ sinh sản bằng - HS thực hiện theo yêu cầu GV và cử đại diện trình bày, bào tử. các nhóm khác theo dõi, bổ sung. - Cơ quan sinh sản là bào tử. - GV nhận xét, chỉnh sửa và chốt nội dung. - Bào tử mọc thành nguyên * GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm: tản Thụ tinh Cây con. - Yêu cầu HS lật dưới lá già tìm những “hạt nhỏ” kết hợp quan sát hình 39.2, thảo luận cặp (3p) và trả lời câu hỏi: + Vòng cơ là gì? Vòng cơ có tác dụng gì? + So sánh sự phát triển của rêu và dương xỉ. - HS thực hiện theo yêu cầu GV và cử đại diện trình bày, các nhóm khác theo dõi, bổ sung. - GV nhận xét, chỉnh sửa và chốt nội dung. Hoạt động 2: Tìm hiểu một vài loại dương xỉ thường gặp (12p) Mục tiêu: Nhận dạng được một số cây dương xỉ thường gặp. * GV tổ chức cho HS hoạt động cá nhân: 2. Một vài loại dương xỉ - GV yêu cầu HS quan sát mẫu thật kết hợp với hình 39.3 thường gặp. SGK, trả lời câu hỏi: - Dựa vào đặc điểm của lá + Em có thể nhận ra một cây thuộc Dương xỉ nhờ đặc non: cuộn tròn nhận dạng điểm nào của lá? Dương xỉ. - HS thực hiện theo yêu cầu của GV, trả lời, theo dõi và nhận xét bổ sung. Trường THCS Phan Ngọc Hiển Tổ: Sinh – Hóa – Địa - CNNN
  4. Sinh học 6 Năm học 2020 - 2021 - GV chỉnh sửa và chốt nội dung. Hoạt động 3: Tìm hiểu về Quyết cổ đại và sự hình thành than đá. (10p) Mục tiêu: Nêu được nguồn gốc hình thành mỏ than đá. * GV tổ chức cho HS hoạt động cá nhân: 3. Quyết cổ đại và sự hình - Yêu cầu HS đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi: thành than đá. + Than đá được hình thành như thế nào? Điều kiện khí hậu thích hợp - HS thực hiện theo yêu cầu của GV, trả lời, theo dõi và Quyết phát triển mạnh nhận xét bổ sung. khu rừng lớn Biến đổi - GV chỉnh sửa và chốt nội dung. của vỏ Trái Đất bị vùi sâu + tác dụng của vi khuẩn, sức nóng Than đá. 3. Luyện tập (5p) Hoạt động của GV và HS Nội dung Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức trong bài Chọn câu trả lời đúng nhất: Đáp án: Câu 1. Đặc điểm nào dưới đây có ở dương xỉ mà không có ở 1 – B rêu? 2 – C A. Sinh sản bằng bào tử. B. Thân có mạch dẫn. 3 – A C. Có lá thật sự. D. Chưa có rễ chính thức. 4 – A Câu 2. Dương xỉ sinh sản như thế nào? A. Sinh sản bằng cách nảy chồi. B. Sinh sản bằng củ. C. Sinh sản bằng bào tử. D. Sinh sản bằng hạt. Câu 3. Ở dương xỉ, nguyên tản được hình thành trực tiếp từ A. bào tử. B. túi bào tử. C. giao tử. D. cây rêu con. Câu 4. Ở dương xỉ, các túi bào tử nằm ở đâu? A. Mặt dưới của lá. B. Mặt trên của lá. C. Thân cây. D. Rễ cây. 4. Hướng dẫn về nhà (1p) - Học bài và trả lời câu hỏi SGK. - Chuẩn bị bài mới: Hạt trần – Cây Thông. IV. RÚT KINH NGHIỆM Trường THCS Phan Ngọc Hiển Tổ: Sinh – Hóa – Địa - CNNN
  5. Sinh học 6 Năm học 2020 - 2021 Ký duyệt của tổ phó Ngày soạn: 25-02-2021 Tuần 25 Tiết 49 BÀI 40. HẠT TRẦN – CÂY THÔNG I. MỤC TIÊU: - Sau khi học bài này, HS có khả năng: 1. Kiến thức: - Nêu được đặc điểm bên ngoài của cơ quan sinh dưỡng ở cây thông. - Phân biệt được nón đực và nón cái. - Hiểu được giá trị của Hạt trần. 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng quan sát, nhận biết, so sánh, phân tích, suy luận. - Kỹ năng hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. 3. Thái độ: Giáo dục ý thức yêu thiên nhiên bảo vệ TV, bảo vệ môi trường. 4. Năng lực: Năng lực tự học. II. CHUẨN BỊ. 1. GV - Tranh phóng to hình 40.1; 40.2 và 40.3 SGK, một số mẫu vật cành thông có nón thật (nếu có). 2. HS: Xem trước bài mới, sưu tầm tranh ảnh cây thông, rừng thông III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Khởi động (2p) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS tìm hiểu về đặc điểm của các Thực vật thuộc nhóm Hạt trần. - GV: Cho HS xem một vài tranh ảnh về rừng thông và hỏi: Em đã từng thấy loài thực vật này chưa? Nó có tên gọi là gì? - HS: Cây thông. Giới thiệu bài: Rêu và dương xỉ đều là những nhóm thực vật sinh sản bằng bào tử. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sang một nhóm thực vật sinh sản bằng hạt là nhóm hạt trần với đại diện là cây thông. Tại sao gọi thông là cây hạt trần? Liệu những thứ Trường THCS Phan Ngọc Hiển Tổ: Sinh – Hóa – Địa - CNNN
  6. Sinh học 6 Năm học 2020 - 2021 mà ta hay gọi là quả thông đó có phải là quả thực sự không? Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu thông qua bài 40 “Hạt Trần Cây Thông”. 2. Hình thành kiến thức: (35p) Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu cơ quan sinh dưỡng của cây thông (10p) Mục tiêu: Nêu được đặc điểm bên ngoài của cơ quan sinh dưỡng ở cây thông. * GV tổ chức cho HS hoạt động cặp đôi: 1. Cơ quan sinh dưỡng - GV giới thiệu qua về cây thông thông qua mẫu vật và của cây thông hình ảnh, hướng dẫn HS quan sát thân, cành, lá thông. - Thân gỗ, cao, vỏ xù xì, - GV yêu cầu HS tiến hành quan sát, thảo luận cặp và trả cành có vết sẹo khi lá lời câu hỏi: rụng. + Chúng ta có thể thấy cây thông ở đâu? Khí hậu những - Lá nhỏ, hình kim, mọc nơi này như thế nào? từ 2-3 chiếc trên 1 cành + Chúng mọc thành cụm nhóm hay đơn độc? con rất ngắn. + Tìm đặc điểm về hình dạng, màu sắc của thân, cành, lá - Rễ ăn sâu, lan rộng. thông. - HS thực hiện theo yêu cầu GV, cử đại diện trình bày, các nhóm khác theo dõi, nhận xét bổ sung. - Yêu cầu HS trả lời được: + Đà Lạt, Khánh Sơn, có khí hậu lạnh. + Mọc thành rừng. + Thân gỗ; cành: xù xì với các vết sẹo lá khi rụng để lại; lá: 2 lá mọc ra từ 1 cành con rất ngắn. - GV nhận xét và chốt nội dung. - GV mở rộng: Cây thông có 2 loại thông 2 lá và thông 3 lá dựa vào số lá trên 1 cành nhỏ. Trong thân có mạch dẫn và chất nhựa thơm, rễ dài ăn rộng và ăn sâu nên thông có thể ddứng vững trước gió, bão và tìm kiếm nguồn nước ở sâu. Hoạt động 2: Tìm hiểu cơ quan sinh sản (20p) Mục tiêu: Phân biệt được nón đực và nón cái. * GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm: 2. Cơ quan sinh sản - GV yêu cầu HS quan sát hình 40.2 kết hợp với thông tin - Nón đực: SGK, thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập sau: + Nhỏ, mọc thành cụm. So sánh sự giống và khác nhau của nón đực và nón cái: + Vảy (nhị) mang hai túi Đặc điểm Nón đực Nón cái phấn chứa hạt phấn. Cách mọc - Nón cái: Vị trí + To, mọc riêng lẻ. Vảy nón + Vảy (lá noãn) mang noãn. - HS thực hiện theo yêu cầu của GV, cử đại diện trình bày, - Hạt nằm trên lá noãn hở Trường THCS Phan Ngọc Hiển Tổ: Sinh – Hóa – Địa - CNNN
  7. Sinh học 6 Năm học 2020 - 2021 theo dõi, nhận xét bổ sung cho nhau. Thông sinh sản bằng hạt - Yêu cầu HS trình bày được đáp án phiếu học tập. nằm lộ trên các lá noãn - GV chỉnh sửa, chốt nội dung. hở Hạt trần. - GV yêu cầu HS quan sát 1 nón đã phát triển và tìm hạt thông, trả lời câu hỏi: + Xác định vị trí của hạt thông trên nón, vì sao gọi cây thông là hạt trần? - Yêu cầu HS trả lời được: + Hạt nằm lộ trên lá noãn hở. Hạt trần. - HS thực hiện theo yêu cầu của GV, trả lời, theo dõi, nhận xét bổ sung cho nhau. - GV chỉnh sửa, chốt nội dung. - GV mở rộng: Thông qua cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của thông đã tiến hoá hơn dương xỉ ở điểm nào? Đáp án phiếu học tập: Đặc điểm Nón đực Nón cái Cách mọc trên cành Mọc thành cụm Mọc riêng lẻ Vị trí mọc trên cành Đầu ngọn cành Mấu thân Màu sắc Màu vàng Màu nâu Vảy nón (nhị) mang túi phấn chứa hạt (lá noãn) mang noãn. phấn. Hoạt động 3: Tìm hiểu tìm hiểu giá trị của cây hạt trần (5p) Mục tiêu: Hiểu được giá trị của Hạt trần. * GV tổ chức cho HS hoạt động cá nhân: 3. Giá trị của cây hạt - GV yêu cầu HS tham khảo thông tin SGK và trả lời câu trần hỏi: - Cung cấp gỗ, nhựa phục + Kể tên một vài cây hạt trần mà em biết? vụ ĐS + Giá trị của cây hạt trần là gì? - HS thực hiện theo yêu cầu của GV, trả lời, theo dõi, nhận - Dùng làm cảnh, làm vật xét bổ sung cho nhau. trang trí - Yêu cầu HS trả lời được: - Có giá trị về mặt sinh + Tùng, trắc bá diệp, hoàng đàn, tuế, thái, du lịch + Lấy gỗ vì gỗ tốt và thơm; dùng làm cảnh. - GV chỉnh sửa, chốt nội dung. - GV giới thiệu thêm về gỗ hạt trần dùng làm những đồ dùng như thế nào. Giới thiệu thêm tranh ảnh về các cây hạt trần. - GV tích hợp giáo dục HS bảo vệ môi trường: nhận thức sự đa dạng, phong phú của giới thực vật và ý nghĩa của sự đa dạng, phong phú đó trong tự nhiên và đời sống con Trường THCS Phan Ngọc Hiển Tổ: Sinh – Hóa – Địa - CNNN
  8. Sinh học 6 Năm học 2020 - 2021 người Học sinh có ý thức bảo vệ sự đa dạng thực vật. 4. Luyện tập (4p) Hoạt động của GV và HS Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức về Hạt trần và Dương xỉ Hãy lập bảng so sánh đặc điểm cấu tạo và sinh sản của thông và cây dương xỉ. Đáp án So sánh Dương xỉ Cây thông Rễ có 4 miền nhưng còn đơn Rễ Rễ cọc, có cấu tạo hoàn chỉnh giản Thân rễ hình trụ nằm ngang Thân gỗ, cao, xù xì, phân cành, có các vết Thân dưới đất sẹo lá khi lá rụng. Cuống lá dài, phiến lá xẻ Lá nhỏ, hình kim, 2-3 lá mọc trên một cành Lá thùy, lá non cuộn tròn ở đầu. ngắn, nhỏ. Mạch dẫn Có nhưng rất đơn giản Rất phát triển Cơ quan Túi bào tử Nón sinh sản Đặc điểm Bằng bào tử Bằng hạt nằm lộ trên các lá noãn hở. sinh sản 5. Vận dụng: (3p) - Theo em để trồng được cây thông, em cần chuẩn bị những gì? Điều kiện khí hậu ở địa phương em có thích hợp trồng cây thông hay không? Vì sao? - Gợi ý: hạt thông (lấy từ nón cái) hoặc cây thông con, đất trồng, Điều kiện khí hậu lạnh thì thích hợp để thông phát triển tốt, 6. Hướng dẫn về nhà (1p): - Học bài và trả lời câu hỏi SGK trang 134. - Đọc trước bài mới: Hạt kín - đặc điểm của hạt kín. IV. Rút kinh nghiệm . Ngày soạn: 25-02-2021 Tuần 25 Tiết 50 ÔN TẬP (t1) I. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này, HS có khả năng: 1. Kiến thức: Trường THCS Phan Ngọc Hiển Tổ: Sinh – Hóa – Địa - CNNN
  9. Sinh học 6 Năm học 2020 - 2021 - Hệ thống lại kiến thức đã học ở chương VI (Hoa và sinh sản hữu tính), VII (Quả và hạt), VIII (Các nhóm Thực vật). 2. Kỹ năng: Khả năng ghi nhớ và tổng hợp các kiến thức đã học có hệ thống. 3. Thái độ: Có ý thức, tinh thần tự giác trong học tập. 4. Năng lực - Năng lực tự học. II. CHUẨN BỊ. 1. GV - Ma trận kiểm tra giữa kỳ 2. 2. HS: Xem lại kiến thức chương V (Sinh sản sinh dưỡng), VI (Hoa và sinh sản hữu tính), VII (Quả và hạt), VIII (Các nhóm Thực vật). III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong lúc học bài mới. 2. Khởi động (1p): - Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS hệ thống lại kiến thức đã học. 3. Hình thành kiến thức và luyện tập: (39) Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1: Kiến thức cần ghi nhớ (39p) Mục tiêu: Hệ thống lại kiến thức đã học ở chương V (Sinh sản sinh dưỡng), VI (Hoa và sinh sản hữu tính), VII (Quả và hạt), VIII (Các nhóm Thực vật). * GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm: - Hoa và sinh sản hữu tính - GV chia lớp thành 8 nhóm và phân công nhiệm vụ + Thụ phấn cho các nhóm như sau: + Thụ tinh + Nhóm 1,2: hệ thống lại kiến thức chủ đề hoa và sinh + Kết hạt sản hữu tính. + Tảo quả + Nhóm 3,4: hệ thống lại kiến thức chủ đề quả. - Quả + Nhóm 5,6 : hệ thống lại kiến thức chủ đề hạt. + Quả thịt + Nhóm 7,8: hệ thống lại kiến thức chủ đề các nhóm + Quả khô thực vật đã học. + Các cách phát tán của quả - GV lưu ý cho HS: có thể trình bày dưới nhiều hình và hạt. thức: sơ đồ, hình vẽ, - Hạt - HS thực hiện theo yêu cầu GV, thảo luận hoàn thành + Hạt 1 lá mầm nhiệm vụ và sau đó cử đại diện trình bày, các nhóm + Hạt 2 lá mầm khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung cho nhau. + Các bộ phận của hạt. - GV nhận xét và chỉnh sửa, tóm tắt lại nội dung đã - Các nhóm thực vật học. Cho điểm HS ở các nhóm hoàn thành tốt nhiệm + Tảo: tảo đơn bào, tảo đa vụ. bào, vai trò của tảo. + Rêu: môi trường sống, hình thức sinh sản, cấu tạo, vai trò. Trường THCS Phan Ngọc Hiển Tổ: Sinh – Hóa – Địa - CNNN
  10. Sinh học 6 Năm học 2020 - 2021 4. Hướng dẫn về nhà (1p): - Học bài, ôn tập lại kiến thức đã được hệ thống lại để làm luyện tập cho tiết ôn tập sau. IV. Rút kinh nghiệm . Ký duyệt của tổ phó . . . . Ngày soạn: 25-02-2021 Tuần 26 Tiết 51 ÔN TẬP (t2) I. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này, HS có khả năng: 1. Kiến thức: - Vận dụng kiến thức đã học hoàn thành câu hỏi và bài tập. 2. Kỹ năng: Khả năng ghi nhớ và tổng hợp các kiến thức đã học có hệ thống. 3. Thái độ: Có ý thức, tinh thần tự giác trong học tập. 4. Năng lực - Năng lực tự học. II. CHUẨN BỊ. 1. GV - Câu hỏi hướng dẫn ôn tập. 2. HS: Xem lại kiến thức chương VI (Hoa và sinh sản hữu tính), VII (Quả và hạt), VIII (Các nhóm Thực vật). III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Khởi động (1p): - Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS hệ thống lại kiến thức đã học. 2. Hình thành kiến thức và luyện tập: (43) Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 2: Luyện tập (43p) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học hoàn thành bài tập. Trường THCS Phan Ngọc Hiển Tổ: Sinh – Hóa – Địa - CNNN
  11. Sinh học 6 Năm học 2020 - 2021 * GV tổ chức cho HS hoạt động cá nhân: Đáp án - GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học, hoàn thành 1A các bài tập sau: 2C 1. Nhóm hoa nào dưới đây đều là hoa lưỡng tính? 3B A. Hoa bưởi, hoa phượng vĩ, hoa sen. 4D B. Hoa dâm bụt, hoa liễu, hoa sen. 5C C. Hoa bưởi, hoa dưa chuột, hoa liễu. 8B D. Hoa dâm bụt, hoa liễu, hoa ly ly. 9A 2. Nhóm quả nào dưới đây đều là quả khô? 10A A. Quả cải, quả chò, quả cà chua. 11: B. Quả đu đủ, quả cải, quả bông. TN1: C. Quả cải, quả bông, quả chò. - Chuẩn bị: 2 cốc, 10 hạt D. Quả đu đủ, quả cam, quả bông. đậu xanh (5 hạt to, chắc; 5 3. Trong những nhóm hạt sau đây, nhóm nào đều là hạt hạt nhỏ, lép), bông gòn ẩm. (0,5đ) một lá mầm? - Tiến hành thí nghiệm: A. Hạt lúa, hạt ngô, hạt bí. + Lót 1 lớp bông gòn ẩm B. Hạt ngô, hạt cau, hạt lúa. dưới đáy cả 2 cốc. C. Hạt lúa, hạt bí, hạt bầu. D. Hạt ngô, hạt cải, hạt bầu. + Lấy hạt đậu xanh để đều 4. Nhóm hoa nào sau đây đều là hoa mọc đơn độc? lên trên lớp bông gòn ẩm, 1 A. Hoa hồng, hoa mai, hoa hướng dương. cốc để 5 hạt to, chắc; 1 để 5 B. Hoa sen, hoa cải, hoa phượng vĩ. hạt lép, nhỏ. C. Hoa súng, hoa mai, hoa phượng vĩ. + Để cả 2 cốc ở chỗ thoáng D. Hoa hồng, hoa sen, hoa hướng dương. mát. 5. Cây rau má sinh sản sinh dưỡng bằng: + Quan sát kết quả sau 3 - 4 A. rễ củ. B. thân rễ. C. thân bò. D. thân củ. ngày. 6. Cây mía thường được trồng bằng: A. một mảnh lá. B. phần ngọn. TN2: C. phần rễ. D. phần gốc. - Chuẩn bị: 2 cốc, 10 hạt 7. Cách phát tán chủ yếu của quả ké đầu ngựa là: đậu xanh tốt, bông gòn ẩm, A. nhờ động vật. B. nhờ gió. thùng xốp giữ nhiệt. (0,5đ) C. nhờ nước. D. nhờ con người. - Tiến hành thí nghiệm: 8. Ở dương xỉ, các túi bào tử nằm ở đâu? + Lót 1 lớp bông gòn ẩm A. Mặt dưới lá. B. Mặt trên lá. dưới đáy cả 2 cốc. C. Chóp lá. D. Mép lá. + Lấy hạt đậu xanh để đều 9. Quả đậu xanh được xếp vào nhóm quả nào trên lớp bông ẩm ở cả 2 cốc, dưới đây? mỗi cốc 5 hạt. A. Quả hạch. B. Quả khô nẻ. + Để một cốc ở chỗ thoáng C. Quả mọng. D. Quả khô không nẻ. mát, một cốc ở hộp xốp đựng 10. Rêu sinh sản theo hình thức nào sau đây? nước đá. Trường THCS Phan Ngọc Hiển Tổ: Sinh – Hóa – Địa - CNNN
  12. Sinh học 6 Năm học 2020 - 2021 A. Sinh sản bằng cách phân đôi. + Quan sát kết quả sau 3 - 4 B. Sinh sản bằng hạt. ngày. C. Sinh sản bằng bào tử. D. Sinh sản bằng cách nảy chồi. 11. Hãy thiết kế thí nghiệm chứng minh sự nảy mầm của hạt phụ thuộc vào nhiệt độ/chất lượng hạt. 12. Phân biệt hiện tượng thụ phấn và hiện tượng thụ tinh/ hoa tự thụ và hoa lưỡng tính/hạt một lá mầm và hạt hai lá mầm. 13. Lấy ví dụ hoa lưỡng tính, hoa đơn tính, hoa mọc thành cụm, hoa mọc đơn độc, quả khô, quả thịt, hạt 1 lá mầm, hạt 2 lá mầm. 14. Trình bày đặc điểm cấu tạo và hình thức sinh sản của Tảo, Rêu, Quyết – dương xỉ. 16. Trình bày các điều kiện cần của hạt nảy mầm. 17. Trình bày sự kết quả và tạo hạt ở thực vật có hoa. - HS thực hiện theo yêu cầu GV, hoàn thành các bài tập, nhận xét, bổ sung cho nhau. - GV nhận xét, chỉnh sửa cho đúng. Cho điểm cho HS có câu trả lời đúng 4. Hướng dẫn về nhà (1p): - Học bài, ôn tập lại kiến thức chuẩn bị kiểm tra giữa học kỳ 2. IV. Rút kinh nghiệm . . . . . . Ngày soạn: 25/02/2021 Tuần 26 Tiết 52 KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ 2 I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Hệ thống kiến thức và vận dụng các kiến đã được học vào giải quyết các vấn đề. 2. Kỹ năng: Trường THCS Phan Ngọc Hiển Tổ: Sinh – Hóa – Địa - CNNN
  13. Sinh học 6 Năm học 2020 - 2021 - Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh, suy luận. 3. Thái độ: - Trung thực, chấp hành tốt các qui định khi làm bài kiểm tra. 4. Năng lực: - Năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề. II. CHUẨN BỊ. 1. GV: Ma trận và đề kiểm tra. 2. HS: Học thuộc bài. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Khởi động 2. Nội dung (45p) - Ma trận - Đề kiểm tra - Đáp án 3. Hướng dẫn về nhà - Xem bài mới: Hạt kín – Đặc điểm của thực vật hạt kín IV. Rút kinh nghiệm Ký duyệt của tổ phó Trường THCS Phan Ngọc Hiển Tổ: Sinh – Hóa – Địa - CNNN