Giáo án Thủ công - Kĩ thuật Lớp 1 đến 5 - Tuần 19+20 - Năm học 2017-2018 - Phan Thị Mai Hòa

Bài :  Gấp mũ ca lô ( Ti?t 1 )

I . Yêu cầu cần đạt:

        1/ Kiến thức : HS biết cách gấp mũ calô bằng giấy.

        2/ Kĩ năng : Gấp được mũ ca lô bằng giấy. Mũ cân đối. Các nếp gấp tương đối thẳng, phẳng.

        3/ Thái độ: Giáo dục HS tính xác , khéo léo 

II . Đồ dùng dạy học :

2/ HS : Giấy màu có kẻ ô. 

 1/ GV: Mẫu gấp , quy trình gấp.

III . Các hoạt động :

1 . Khởi động : Hát

2 . Bài cũ : 

    - Kiểm tra dụng cụ học kì 2

3 . Giới thiệu và nêu vấn đề :

   - Tiết này các em học gấp mũ ca lô ( T1)

4 .  Phát triển các hoạt động :
doc 15 trang BaiGiang.com.vn 30/03/2023 4200
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Thủ công - Kĩ thuật Lớp 1 đến 5 - Tuần 19+20 - Năm học 2017-2018 - Phan Thị Mai Hòa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docgiao_an_thu_cong_ki_thuat_lop_1_den_5_tuan_1920_nam_hoc_2017.doc

Nội dung text: Giáo án Thủ công - Kĩ thuật Lớp 1 đến 5 - Tuần 19+20 - Năm học 2017-2018 - Phan Thị Mai Hòa

  1. Tuần 19 LỚP 1 Thứ hai ngày 22 tháng 01 năm 2018 Thủ công Bài : Gấp mũ ca lô ( Tiết 1 ) I . Yêu cầu cần đạt: 1/ Kiến thức : HS biết cách gấp mũ calô bằng giấy. 2/ Kĩ năng : Gấp được mũ ca lô bằng giấy. Mũ cân đối. Các nếp gấp tương đối thẳng, phẳng. 3/ Thái độ: Giáo dục HS tính xác , khéo léo II . Đồ dùng dạy học : 2/ HS : Giấy màu có kẻ ô. 1/ GV: Mẫu gấp , quy trình gấp. III . Các hoạt động : 1 . Khởi động : Hát 2 . Bài cũ : - Kiểm tra dụng cụ học kì 2 3 . Giới thiệu và nêu vấn đề : - Tiết này các em học gấp mũ ca lô ( T1) 4 . Phát triển các hoạt động : Hoạt động của GV Hoạt động của HS a/ Hoạt động 1 : Hướng dẫn quan sát, nhận xét. - HS quan sát - GV cho HS xem chiếc mũ ca lô mẫu. - Cho 1 em đội mũ để cả lớp quan sát, gây sự hứng thú của HS. - HS trả lời - GV đặt câu hỏi cho HS trả lời về hình dáng và tác dụng của mũ ca lô. - GV nhận xét b/ Hoạt động 2 : Hướng dẫn mẫu. - HS quan sát từng bước gấp. - GV hướng dẫn thao tác gấp mũ ca lô. - HS làm nháp 1
  2. - GV hướng dẫn cách tạo tờ giấy hình vuông. + Gấp chéo tờ giấy hình chữ nhật. + Gấp tiếp theo như hình 1b. + Miết nhiều lần đường vừa gấp. Sau đó xé bỏ phần giấy thừa ta sẽ được tờ giấy hình vuông. - GV đặt tờ giấy hình vuông trước mặt ( mặt màu úp xuống ). + Gấp đôi hình vuông theo đường gấp chéo ở hình 2 được hình 3. + Gấp đôi hình 3 để lấy đường dấu giữa, sau đó mở ra, gấp 1 phần của cạnh bên phải vào sao cho phần mếp gấp cách đều với cạnh trên và điểm đầu của cạnh đó chạm vào đường dấu giữa (H4) GV hướng dẫn chậm từng thao tác gấp để cho HS quan sát các quy trình gấp mũ ca lo. c, Hoạt động 3: Củng cố: - HS thực hành nháp - GV cho HS thực hành tập gấp mũ ca lô trên tờ giấy vở HS hình vuông được tạo ra ở đầu tiết học cho thuần để tiết 2 gấp trên giấy màu. - Nhận xét. * Chuẩn bị tiết 2 : Thực hành Lớp 2 Thủ công Bài : CẮT, GẤP, TRANG TRÍ THIẾP CHÚC MỪNG ( tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Biết cách cắt, gấp, trang trí thiếp chúc mừng. - Cắt , gấp và trang trí được thiếp chúc mừng. Có thể gấp, cắt thiếp chúc mừng theo kích thước tự chọn .Nội dung và hình thức trang trí có thể đơn giản. - Học sinh hứng thú làm thiếp chúc mừng để sử dụng. * Với HS khéo tay : - Cắt, gấp, trang trí được thiếp chúc mừng . Nội dung và hình thức trang trí phù hợp, đẹp. II. CHUẨN BỊ 2
  3. -GV - Một số mẫu thiếp chúc mừng. - Quy trình cắt, gấp trang trí thiếp chúc mừng. - Giấy trắng hoặc giấy màu. Kéo, bút màu. - HS - Giấy trắng,hoặc màu cỡ giấy A4, bút chì màu, bút lông, tem thư. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Kiểm tra - Kiểm tra đồ dùng học tập. 2. Bài mới : a)Giới thiệu bài: Cắt, gấp và trang trí - HS nêu tên bài. thiếp chúc mừng b)Hướng dẫn các hoạt động: ❖ Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét. - Quan sát +Thiệp chúc mừng có hình gì ? + Hình chữ nhật gấp đôi. +Mặt thiếp được trang trí và ghi nội dung +Trang trí bông hoa và ghi “Chúc gì ? mừng Ngày nha giáo Việt Nam 20-11” + Thiếp chúc mừng năm mới, thiếp +Em hãy kể những thiếp chúc mừng mà mừng tân gia, sinh nhật, Giáng sinh, em biết ? - Quan sát. - Đưa mẫu một số thiếp. - Thiếp chúc mừng đưa tới người nhận bao giờ cũng được đặt trong phong bì. ❖ Hoạt động 2 : Hướng dẫn mẫu. - Bước 1 : Cắt, gấp thiếp chúc mừng. HS phát biểu -Cắt tờ giấy trắng hoặc giấy thủ công hình chữ nhật kích thước 20 x 15 ơ. -Gấp đôi tờ giấy theo chiều rộng được thiếp chúc mừng có kích thước rộng 10 ô, dài 15 ô. ( H1) Hình 1 3
  4. Bước 2 : Trang trí thiếp chúc mừng. - Tùy thuộc vào nghĩa của thiếp chúc mừng mà người ta trang trí khác nhau.VD: thiếp chúc mừng năm mới thường trang tri cành đào hoặc cành mai, chúc mừng thầy cô, sinh nhật, thường trang trí bằng bông hoa, - Trang trí cành hoa, hoặc cắt dán hình Hình 2 lên mặt ngoài thiếp và viết chữ tùy ý mình. ❖ Hoạt động 3 : - Cho HS thực hành theo nhóm. - HS thực hành theo nhóm.  Đánh giá sản phẩm của HS. - Các nhóm trình sản phẩm . - Hoàn thành và dán trên bìa theo nhóm 3. Nhận xét – Dặn dò Tuyên dương bài làm đẹp. LỚP 3 Thủ công Bài : ÔN TẬP CÁC CHỦ ĐỀ CẮT, DÁN CHỮ CÁI ĐƠN GIẢN ( tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Biết cách kẻ, cắt, dán một số chữ cái đơn giản, có nét thẳng, nét đối xứng. - Kẻ, cắt, dán được một số chữ cái đơn giản có nét thẳng nét đối xứng đã học II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: * GV: - Quy trình kẻ, cắt, dán chữ - Mẫu chữ đã cắt dán từ giấy màu có kích thước đủ lớn để rời chưa dán * HS: - Giấy thủ công, kéo, bút màu đen III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1 / Nội dung ôn tập - GV cho HS cắt, dán các chữ cái T, - HS nêu lại các bước kẻ, cắt từng chữ 4
  5. H, V cái - GV yêu cầu HS thực hành phải đúng kích thước, căt thẳng, dán cho phẳng và cân đối . - HS thực hiện theo yêu cầu của GV . - GV theo dõi giúp đỡ HS còn lúng túng - GV hướng dẫn HS nhận xét, đánh - HS theo dõi, nhận xét , đánh giá sản giá sản phẩm . phẩm của bạn . 2/ Củng cố - dặn dò: - Về nhà chuẩn bị tiết sau mang đầy đủ dụng cụ để học bài " Ôn tập tiếp theo " - Nhận xét tiết học . Lớp 4 Kĩ thuật Bài : LỢI ÍCH CỦA VIỆC TRỒNG RAU, HOA. I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT: -Biết được một số lợi ích của việc trồng rau, hoa. -Biết liên hệ thực tiễn về lợi ích của việc trồng rau, hoa. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -Sưu tầm tranh, ảnh một số loại cây rau, hoa. -Tranh minh hoạ ích lợi của việc trồng rau, hoa. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: GV giới thiệu bài và nêu mục đích bài học. Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu về lợi ích của việc trồng rau, hoa. -GV treo tranh (H.1-SGK), hướng dẫn HS quan sát tranh kết hợp với quan sát hình 1- SGK và đặt các câu hỏi yêu cầu HS nêu lợi ích của việc trồng rau: + Quan sát hình 1 và liên hệ thực tế, em +HS trả lời: Rau được dùng làm hãy nêu lợi ích của việc trồng rau? thức ăn trong bữa ăn hằng ngày: Rau cung cấp các chất dinh dưỡng 5
  6. cần thiết cho con người; rau được dùng làm thức ăn cho vật nuôi, + Gia đình em thường sử dụng những loại +HS trả lời. rau nào làm thức ăn? + Rau được sử dụng như thế nào trong + Được chế biến thành các món bữa ăn hằng ngày ở gia đình em? ăn để ăn với cơm như luộc, xào, + Rau còn được dùng để làm gì? nấu). + Đem bán, xuất khẩu, chế biến -GV nhận xét, tóm tắt các ý trả lời của thực phẩm, HS và bổ sung: Rau có nhiều loại khác nhau. Có loại rau lấy lá, có loại rau lấy củ, quả, Trong rau có nhiều vitamin và chất xơ, có tác dụng tốt cho cơ thể con người và giúp việc tiêu hoá được dễ dàng. Vì vậy, rau là thực phẩm quen thuộc không thể thiếu được trong bữa ăn hằng ngày cuả chúng ta. -GV hướng dẫn HS quan sát hình 2 và đặt -HS trả lời. các câu hỏi: -GV nhận xét trả lời của HS và kết luận về lơiï ích của việc trồng rau, hoa theo nội dung SGK. Để làm rõ thêm lợi ích của rau, hoa, GV gợi ý cho HS liên hệ về thu nhập của việc trồng rau, hoa so với cây trồng khác ở địa phương, nêu các ví dụ cụ thể để minh hoạ. Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu điều kiện, khả năng phát triển cây rau, hoa ở nước ta. GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm nội dung 2 (SGK) -GV hỏi nêu đặc điểm khí hậu ở nước ta -HS trả lời. (gợi ý HS liên hệ với kiến thức Tự nhiên-Xã hội, Địa lí để trả lời) -GV nhận xét bổ sung: Các điều kiện về khí hậu, đất đai ở nước ta rất thuận lợi cho cây rau phát triển quanh năm. -GV yêu cầu và gợi ý để HS trả lời câu hỏi cuối bài. _GV liên hệ nhiệm vụ của HS phải học 6
  7. tập tốt để nắm vững kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc rau, hoa. -GV tóm tắt những nội dung chính của bài theo phần ghi nhớ SGK IV.NHẬN XÉT-DẶN DÒ: -Nhận xét tinh thần thái độ học tập của HS. -Hướng dẫn HS đọc trước bài “Vật liệu và dụng cụ trồng rau, hoa” Lớp 5: Kĩ thuật BÀI: NUÔI DƯỠNG GÀ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Biết mục đích của việc nuôi gà. - Biết cách cho gà ăn, cho gà uống, biết liên hệ thực tế để nêu cách chăm sóc gà ở gia đình hoặc địa phương ( nếu có) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Một số trang ảnh về gà III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: * Hoạt động 1 ; + GV nêu khái niệm : công việc cho gà ăn, - HS nắm khái niệm chung uống được gọi chung là nuôi dưỡng gà - HS đọc mục I SGK thảo - GV nêu câu hỏi : Gia đình em cho gà ăn luận nhĩm đơi , trình bày kết những thức ăn gì ? ăn vào lúc nào? lượng thức ăn quả thảo luận cho gà ăn hằng ngày ra sao? cho gà uống nước vào lúc nào ? * Hoạt động 2 : - HS đọc nội dung SGK 2a - GV: Hãy kể tên một số chất cần thiết cung cấp và trả lời cho gà giò lớn nhanh hoạt động nhiều thì cần những - Các nhóm khác nhận chất nào ? xét và bổ sung - Gv nêu câu hỏi: gia đình em thường cho gà ăn uống bằng cách nào 7
  8. 3/ Củng cố dặn dò: - HS liên hệ thực tế để trả - Một HS nêu lại ghi nhớ SGK lời - Kết hợp giáo dục cho HS - Nhận xét tiết học Tuần 20 LỚP 1 Thứ hai ngày 29 tháng 1 năm 2018 Thủ công Bài : Gấp mũ ca lô ( Tiết 2 ) I . Yêu cầu cần đạt: 1/ Kiến thức : HS biết cách gấp mũ calô bằng giấy. 2/ Kĩ năng : HS gấp được mũ ca lô bằng giấy. Mũ cân đối. Các nép gấp( tương đối) thẳng, phẳng. 3/ Thái độ: Giáo dục HS tính xác , khéo léo II . Đồ dùng dạy học : 1/ GV: Mẫu gấp , quy trình gấp. 2/ HS : Giấy màu có kẻ ô. III . Các hoạt động : 1 . Khởi động : Hát 2 . Bài cũ : - GV nhận xét bài : Gấp mũ ca lô ( t1) 3 . Giới thiệu và nêu vấn đề : - Tiết này các em học gấp mũ ca lô ( T2) 4 . Phát triển các hoạt động : Hoạt động của GV Hoạt động của HS a/ Hoạt động 1 : Củng cố các bước gấp PP: đàm thoại , trực quan Quan sát - GV gắn quy trình gấp mũ ca lô – HS nhận xét. yêu cầu HS nêu lại các bước gấp. - GV nhận xét. Lưu ý gấp cá mép 8
  9. thẳng, đều và đẹp. Chọn màu theo ý thích. * Nghỉ giữa tiết. b/ Hoạt động 2 : Thực hành HS thực hành PP: đàm thoại , trực quan - GV cho HS thực hành – lưu ý HS dán cân đối, trang trí cho đẹp mắt. - GV quan sát – giúp đỡ HS yếu. - GV thu một số sản phẩm nhận xét – đánh giá. c/ Hoạt động 3 : Củng cố - GV cho HS nhắc lại từng bước. - HS nêu lại - GV nhận xét 5. Tổng kết – dặn dò : - Chuẩn bị : Cách sử dụng bút chì, thước kẻ, kéo. - Nhận xét tiết học . LỚP 2 Bài : CẮT, GẤP, TRANG TRÍ THIẾP CHÚC MỪNG ( tiết 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Biết cách cắt, gấp, trang trí thiếp chúc mừng. -Cắt ,gấp và trang trí được thiếp chúc mừng .Gấp, cắt thiếp chúc mừng theo kích thước tùy chọn .Nội dung và hình thức trang trí đẹp. -Học sinh hứng thú làm thiếp chúc mừng để sử dụng. * Với HS khéo tay : -Cắt, gấp, trang trí được thiếp chúc mừng . Nội dung và hình thức trang trí phải hợp, đẹp. II. CHUẨN BỊ - GV - Một số mẫu thiếp chúc mừng. - Quy trình cắt, gấp trang trí thiếp chúc mừng. - Giấy trắng hoặc giấy màu. Kéo bút màu. - HS - Giấy trắng,hoặc màu cỡ giấy A4, bút chì màu, bút lông, tem thư. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU 9
  10. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Kiểm tra: Tiết trước học thủ công bài -Cắt gấp trang trí thiếp chúc mừng. gì ? - 2 em lên bảng thực hiện các thao - Gọi HS lên bảng thực hiện 3 bước gấp tác gấp. cắt trang trí. - Nhận xét. - Nhận xét, đánh giá 2. Bài mới : a)Giới thiệu bài. Cắt, gấp và trang trí - HS nêu tên bài. thiếp chúc mừng b)Hướng dẫn các hoạt động: * Hoạt động 1 : Ôn thực hành cắt, gấp, - Quan sát trang trí. -Gọi 3 HS nêu lại các bước. +Bước 1 : Cắt, gấp thiếp chúc mừng. - 1 HS lên thực hiện. +Bước 2 : Trang trí thiếp chúc mừng. - Nhận xét . ❖ Hoạt động 2 : Thực hành. - Chia lớp thành 4 nhóm - HS thực hành làm theo nhóm. - Theo dõi giúp HS hoàn thành sản phẩm. - Gợi ý cho các nhóm biết trình bày sản - Trưng bày sản phẩm. phẩm của nhóm trên bìa. - Thiếp chúc mừng năm mới, thiếp - Chọn những sản phẩm đẹp tuyên dương. mừng tân gia, sinh nhật, Giáng sinh, Đánh giá sản phẩm của học sinh. 3. Nhận xét – Dặn dò. Nhận xét chung giờ học Lớp 3: Thủ công BÀI : ÔN TẬP CÁC CHỦ ĐỀ CẮT, DÁN CHỮ CÁI ĐƠN GIẢN (tiết 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Biết cách kẻ, cắt, dán một số chữ cái đơn giản, có nét thẳng, nét đối xứng. 10
  11. - Kẻ, cắt, dán được một số chữ cái đơn giản có nét thẳng nét đối xứng đã học . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: * GV: - Quy trình kẻ, cắt, dán chữ - Mẫu chữ đã cắt dán từ giấy màu có kích thước đủ lớn để rời chưa dán * HS: - Giấy thủ công, kéo, bút màu đen III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1 / Nội dung ơn tập - GV cho HS cắt, dán các chữ cái H, - HS nêu lại các bước kẻ, cắt từng E. U chữ cái . - GV yêu cầu HS thực hành phải đúng kích thước, cắt thẳng, dán cho phẳng và - HS thực hiện theo yêu cầu của cân đối . GV . - GV theo dõi giúp đỡ HS còn lúng túng . - GV hướng dẫn HS nhận xét , đánh giá sản phẩm - HS theo dõi , nhận xét , đánh giá 2/ Củng cố dặn dò: sản phẩm của bạn . - Về nhà chuẩn bị tiết sau mang đầy đủ dụng cụ để học bài Đan nong mốt . - Nhận xét tiết học Lớp 4: Kĩ thuật BÀI 15: VẬT LIỆU VÀ DỤNG CỤ TRỒNG RAU, HOA I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT: -Biết đặc điểm, tác dụng của một số vật liệu, dụng cụ thường dùng để gieo trồng, chăm sóc rau, hoa. -Biết cách sử dụng một số dụng cụ trồng rau, hoa đơn giản. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 11
  12. Mẫu: Hạt giống, một số loại phân hoá học, phân vi sinh, cuốc, cào, vồ đập đất, dầm xới, bình có vòi hoa sen, bình xịt nước. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU GV gới thiệu và nêu mục đích bài học. Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS nêu tên, tác dụng của những vật liệu cần thiết thường được sử dụng khi trồng rau, hoa. -Hướng dẫn HS đọc nội dung 1 trong SGK. -Đặt các câu hỏi yêu cầu HS nêu tên, tác dụng của những vật liệu cần thiết thường sử dụng khi trồng rau, hoa. -GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong -HS trả lời SGK. -GV nhận xét các câu trả lời của HS và bổ sung một số ý sau: +Muốn gieo trồng bất cứ một loại cây nào, trước hết phải có hạt giống (hoặc cây giống). Không có hạt giống, cây giống thì không thể tiến hành trồng trọt được. Có rất nhiều loại hạt giống rau, hoa khác nhau. Mỗi loại hạt giống có kích thước, hình dạng khác nhau (GV giới thiệu một số mẫu hạt giống đã chuẩn bị) +Cây cần dinh dưỡng để lớn lên, ra hoa, kết quả. Phân bón là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây. Có nhiều loại phân bón. Sử dụng loại phân bón nào và sử dụng thế nào còn tuỳ thuộc vào loại cây rau hoa chúng ta trồng. +Nơi nào có đất trồng, nơi đó có thể trồng được cây rau hoặc cây hoa. Trong điều kiện không có vườn, ruộng, chúng ta có thể cho đất vào những dụng cụ như chậu, thùng, xô, hộp gỗ, để trồng rau hoặc hoa. -GV kết luận nội dung 1 theo các ý trong SGK. Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu các dụng cụ gieo trồng, chăm sóc rau, hoa. 12
  13. GV hướng dẫn HS đọc mục 2 trong SGK và -HS đọc và tìm hiểu trả lời yêu cầu HS trả lời các câu hỏi về đặc điểm hình các câu hỏi GV đưa ra. dạng, cấu tạo, cách sử dụng một số dụng cụ thường dùng để gieo trồng, chăm sóc rau, hoa. -Đối với từng dụng cụ GV gợi ý để HS tìm hiểu và trả lời. -GV nhắc nhở HS phải thực hiện nghiêm túc các quy định về vệ sinh và an toàn lao động khi sử dụng các dụng. -GV bổ sung: trong sản xuất nông nghiệp người ta còn sử dụng các công cụ khác như cày, máy bừa, máy làm cỏ, hệ thống tuới nước bằng máy phun mưa, giúp cho công việc lao động nhẹ nhàng hơn và năng suất lao động cao hơn. -GV tóm tắt những nội dung chính của bài học và yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ ở cuối bài. VI.NHẬN XÉT-DẶN DÒ: -GV nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần học tập của HS. -Hướng dẫn HS đọc trước bài: “Điều kiện ngoại cảnh của cây rau, hoa” trong SGK Lớp 5: Kĩ thuật Bài : CHĂM SÓC GÀ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Nêu được mục đích, tác dụng của việc chăm sóc gà - Biết cách chăm sóc gà. biết liên hệ thực tế để nêu cách chăm sóc gà ở gia đình hoặc ở địa phương ( nếu có) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Một số tranh ảnh minh hoạ trong SGK -Giới thiệu bài : - GV giới thiệu bài và nêu mục đích bài học III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: * Hoạt động 1 : Tìm hiểu mục đích, tác 13
  14. dụng của việc chăm sóc gà - GV nêu: Khi nuôi gà, ngoài việc cho gà ăn uống, chúng ta còn cần tiến hành một số công việc khác như sưởi ấm cho gà mới nở, chắn gió lùa. Tất cả những việc đó được gọi là chăm sóc gà HS đọc mục 1 SGK và trả lời mục - Hướng dẫn HS đọc mục a SGK và đặt đích, tác dụng của việc chăm sóc gà câu hỏi để HS nêu mục đích, tác dụng của việc chăm sóc gà - GV nêu tóm tắt hoạt động 1 : gà cần ánh sáng, nhiệt độ, không khí, nước và các chất dinh dưỡng để sinh trưởng và phát triển. Chăm sóc gà đầy đủ giúp gà khoẻ mạnh, mau lớn có sức chống bệnh tốt và góp phần nâng cao năng suất cho gà * Hoạt động 2 : Tìm hiểu cách chăm sóc gà a/ Sưởi ấm cho gà: HS nêu vai trò của nhiệt độ đối với - Gợi ý để HS nhớ lại và nêu vai trò đời sống động vật của nhiệt độ đối với đời sống động vật - Nhận xét, giải thích : Nhiệt độ tác động đến sự lớn lên, sinh sản của động vật. Nếu nhiệt độ thấp quá, hoặc cao quá, động HS trả lời câu hỏi trong SGK cách vật có thể bị chết sưởi ấm cho gà con - Đặt câu hỏi để HS nêu sự cần thiết phải sưởi ấm cho gà, nhất là gà không có mẹ ( do ấm trứng bằng máy) - GV nêu một số cách sưởi ấm cho gà con mới nở như dùng chụp sưởi, hoặc sưởi ấm bằng bóng đèn điện. Nếu không có điện có thể sưởi ấm bằng không khí quanh chuồng bằng cách đốt bếp than hoặc củi . HS đọc mục 2b SGK B/ Chống nóng, chống rét , phòng ẩm HS trả lời cách chống nóng, chống cho gà rét, phòng ẩm cho gà - Gọi 1 HS đọc mục 2b SGK -Đặt câu hỏi về cách chống nóng, chống rét, phòng ẩm cho gà - GV nhận xét và nêu tóm tắt tác dụng 14
  15. chống nắng, chống rét, phòng ẩm cho gà theo nội dung SGK HS nêu tên những thức ăn không c/ Phòng ngộ độc thức ăn cho gà: được cho gà ăn - Hướng dẫn HS đọc nội dung mục 2c H2 SGK HS nhắc lại - Đặt câu hỏi những thức ăn không được cho gà ăn - Nhận xét và tóm tắt cách phòng ngộ HS báo cáo kết quả độc thức ăn cho gà theo nôi dung SGK - Kết luận hoạt động 2 * Hoạt động 3 : Đánh giá kết quả học tập - GV nêu một số câu hỏi trắc nghiệm kết hợp với câu hỏi cuối bài để đánh giá kết quả học tập của HS - GV nêu đáp án của bài tập, hS đối chiếu kết quả bài làm để tự đánh giá kết quả IV. Nhận xét, dặn dò : - Nhận xét tinh thần thái độ và kết quả học tập của HS - Hướng dẫn HS đọc trước bài học sau ở nhà Ký duyệt Ký duyệt Khối trưởng BGH Nội dung: Nội dung: Hình thức: Hình thức: 15