Giáo án Thủ công - Kĩ thuật Lớp 1 đến 5 - Tuần 23+24 - Năm học 2017-2018 - Phan Thị Mai Hòa
BÀI : KẺ CÁC ĐOẠN THẲNG CÁCH ĐỀU
I . Yêu cầu cần đạt:
Kiến thức : Biết cách kẻ đoạn thẳng.
Kĩ năng : Kẻ được ít nhất ba đoạn thẳng cách đều. Đường kẻ rõ và tương đối thẳng.
Thái độ: giáo dục HS tính cẩn thận , chính xác
II . Đồ dùng dạy học:
GV: hình mẫu vẽ đoạn thẳng
HS : giấy , bút , thước
III . Các hoạt động :
1 . Khởi động : Hát
2 . Bài cũ :
- Nêu lại cách sử dụng kéo thước , bút chì ?
- 2 hs lên bảng vẽ đoạn thẳng – nhận xét
3 . Bài mới :
- Tiết này các em học : Kẻ các đoạn thẳng cách đều
I . Yêu cầu cần đạt:
Kiến thức : Biết cách kẻ đoạn thẳng.
Kĩ năng : Kẻ được ít nhất ba đoạn thẳng cách đều. Đường kẻ rõ và tương đối thẳng.
Thái độ: giáo dục HS tính cẩn thận , chính xác
II . Đồ dùng dạy học:
GV: hình mẫu vẽ đoạn thẳng
HS : giấy , bút , thước
III . Các hoạt động :
1 . Khởi động : Hát
2 . Bài cũ :
- Nêu lại cách sử dụng kéo thước , bút chì ?
- 2 hs lên bảng vẽ đoạn thẳng – nhận xét
3 . Bài mới :
- Tiết này các em học : Kẻ các đoạn thẳng cách đều
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Thủ công - Kĩ thuật Lớp 1 đến 5 - Tuần 23+24 - Năm học 2017-2018 - Phan Thị Mai Hòa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- giao_an_thu_cong_ki_thuat_lop_1_den_5_tuan_2324_nam_hoc_2017.doc
Nội dung text: Giáo án Thủ công - Kĩ thuật Lớp 1 đến 5 - Tuần 23+24 - Năm học 2017-2018 - Phan Thị Mai Hòa
- Khối 1 Tuần 23 Thứ hai ngày 26 tháng 02 năm 2018 Thủ công BÀI : KẺ CÁC ĐOẠN THẲNG CÁCH ĐỀU I . Yêu cầu cần đạt: Kiến thức : Biết cách kẻ đoạn thẳng. Kĩ năng : Kẻ được ít nhất ba đoạn thẳng cách đều. Đường kẻ rõ và tương đối thẳng. Thái độ: giáo dục HS tính cẩn thận , chính xác II . Đồ dùng dạy học: GV: hình mẫu vẽ đoạn thẳng HS : giấy , bút , thước III . Các hoạt động : 1 . Khởi động : Hát 2 . Bài cũ : - Nêu lại cách sử dụng kéo thước , bút chì ? - 2 hs lên bảng vẽ đoạn thẳng – nhận xét 3 . Bài mới : - Tiết này các em học : Kẻ các đoạn thẳng cách đều Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1 : GV hướng dẫn hs quan sát và nhận xét PP: đàm thoại , trực quan Quan sát GV đính hình mẫu trên bảng : HS nêu • Nhận xét đoạn thẳng AB ? A B C D 1
- • Đoạn thẳng AB và CD cách đều nhau - Cách đều nhau 2 ô mấy ô ? • Kể tên các đoạn thẳng cách đều nhau ? Chốt : hai đoạn thẳng có hai đầu cách đều nhau gọi là hai đoạn thẳng cách đều nhau * Nghĩ giữa giờ Hoạt động 2 : GV hướng dẫn vẽ PP: đàm thoại thực hành - GV hướng dẫn kẻ đoạn thẳng : lấy 2 - Quan sát và thực hành vẽ trên điểm A ,B bất kì trên một dòng kẻ .Đặt giấy nháp thước kẻ qua 2 điểm của A , B .Ta có đoạn thẳng AB - GV hướng dẫn vẽ đoạn thẳng cách đều : kẻ đoạn thẳng AB .Từ điểm A và điẩm B cùng đếm xuống 2 hoặc 3 ô đánh điểm C, D . Nối C và D ta được đoạn thẳng CD cách đều AB NGHỈ GIẢI LAO Hoạt động 3 : Thực hành - HS thực hành vẽ vào vở nháp PP: Luyện tập , thực hành GV yêu cầu hs nhắc lại cách vẽ đoạn thẳng và cách vẽ đoạn thẳng cách đều nhau. Quan sát nhận xét 4. Tổng kết – dặn dò : Chuẩn bị : cắt dán hình chữ nhật Nhận xét tiết học . 2
- Khối 2 Thủ công ÔN TẬP CHƯƠNGII: PHỐI HỢP GẤP, CẮT, DÁN HÌNH ( tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: -Củng cố được kiến thức , kĩ năng gấp các hình đã học. - Phối hợp gấp ,cắt ,dán được ít nhất một sản phẩm đã học. - Rèn tính cẩn thận, kiên nhẫn, khéo tay biết tự làm đồ chơi. * Với HS khéo: - Phối hợp gấp ,cắt ,dán được ít nhất hai sản phẩm đã học. - Có thể gấp ,cắt ,dán được sản phẩm mới có tính sáng tạo. II . Đồ dùng dạy học : •- Các hình mẫu : Hình tròn, Các BBGT, Thiệp chúc mừng, Phong bì. - Giấy thủ công, vở. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS. 1.Bài cũ : PP kiểm tra Tiết trước học kĩ thuật -Gấp cắt dán phong bì / tiết 2. bài gì ? Trực quan : Mẫu : Phong bì. -2 em lên bảng thực hiện các -Gọi HS lên bảng thực hiện 3 bước gấp cắt thao tác gấp. dán phong bì. - Nhận xét. -Nhận xét, đánh giá. -Kiểm tra. 2.Bàøi mới : Giới thiệu bài. Hoạt động 1 : Kiểm tra. Mục tiêu : Đánh giá kiến thức kĩ năng của học sinh qua sản phẩm là một trong những sản phẩm gấp, cắt, dán đã học. -Học sinh tự chọn một trong PP kiểm tra : những nội dung đã học : hình -Đề kiểm tra : “Em hãy gấp cắt dán một trong tròn, các BBGT, thiệp chúc những sản phẩm đã học” mừng, phong bì để làm bài. -Quan sát. -PP trực quan : Giáo viên đưa các vật mẫu -Học sinh thực hiện . cho học sinh quan sát. 3
- - GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kỹ năng thực hành của HS. - Dặn dò HS giờ học sau mang giấy thủ công hoặc bìa màu, thước kẻ, bút chì, kéo thủ công, hồ dán để học bài Khối 4 Kĩ thuật Bài: TRỒNG CÂY RAU, HOA (tiết 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Biết cách chọn cây rau, hoa để trồng. - Biết cách trồng cây rau, hoa trên luống và cách trồng cây rau, hoa trong chậu. - Trồng được cây rau, hoa trên luống hoặc trong chậu. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Cây con rau, hoa để trồng. - Túi bầu có chứa đầy đất. - Cuốc, dầm xới, bình nước có vòi sen (loại nhỏ) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU - Giới thiệu bài - GV giới thiệu bài và nêu mục đích bài. Hoạt động 3. HS thực hành trồng cây con - GV nhận xét và hệ thống các bước trồng cây con: + Xác định vị trí trồng. -HS nhắc lại các bước và cách + Đào hốc trồng cây theo vị trí đã xác thực hiện quy trình kĩ thuật trồng định. cây con. + Đặt cây vào hốc và vun đất, ấn chặt đất quanh gốc cây. + Tưới nhẹ nước quanh gốc cây. - GV kiểm tra sự chuẩn bị vật liệu, dụng cụ thực hành của HS. - Phân chia các nhóm và giao nhiệm vụ, nơi làm việc. - GV nhắc nhở HS rửa sạch các công cụ - HS thực hành trồng cây trên 6
- và vệ sinh chân tay sạch sẽ sau khi thực luống đất hoặc trong bầu đất theo hành xong. hướng dẫn của GV. Hoạt động 4. Đánh giá kết quả học tập - GV hướng dẫn HS tự đánh giá công việc theo các tiêu chuẩn: + Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ lao động. + Trồng đúng khoảng cách quy định. Các cây trên luống cách đều nhau và thẳng hàng + Cây con sau khi trồng đứng thẳng, vững, không bị trồi rễ lên trên. + Hoàn thành đúng thời gian và đảm bảo an toàn lao động. - GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập cuả HS. IV. NHẬN XÉT – DẶN DÒ - GV nhận xét về sự chuẩn bị, thái độ và kết qủa học tập cuả HS. - GV hướng dẫn HS đọc trước bài mới và chuẩn bị công cụ, vật liệu để học bài “Chăm sóc rau, hoa”. Khối 5 Kĩ thuật LẮP XE CẦN CẨU ( Tiết 2 ) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Chọn đúng , đủ số lượng các chi tiết lắp xe cần cẩu - Biết cách lắp và lắp được xe cần cẩu theo mẫu. Xe lắp tương đối chắc chắn và có thể chuyển động được II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Mẫu xe cần cẩu đã lắp sẵn. - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: GV gọi 3 HS lên bảng lắp 3 bộ phận của xe cần cẩu. Gọi 1 HS lên lắp hoàn chỉnh xe cần cẩu từ các bộ phận các bạn trước đẫ lắp. 2. Giới thiệu bài: GV giới thiệu ý nghĩa của tiết thực hành. 3. Dạy bài mới: * Hoạt động 3: Thực hành lắp ráp xe cần cẩu a. Chọn chi tiết: - Cho HS chọn các chi tiết và xếp vào nắp hộp. 7
- - GV kiểm tra việc chọn chi tiết của HS. b. Lắp từng bộ phận: - Gọi HS đọc phần ghi nhớ trong SGK cho cả lớp nghe. - Yêu cầu HS quan sát kĩ các hình trong SGK và xem lại nội dungtừng bước lắp. - Trong khi lắp HS cần chú ý vị trí các chi tiết, các lỗ lắp các thanh giằng ở giá đỡ cẩu. (H2 – SGK) Phân biệt mặt phải, trái để sử dụng vít khi lắp cần cẩu. (H3 – SGK) - GV quan sát, uốn nắnkịp thời những HS còn lúng túng. c. Lắp xe cần cẩu: (H1 – SGK) - Cho HS lắp ráp theo SGK. - Lưu ý HS chú ý độ chặt của các mối ghép, độ nghiêng của cần cẩu. + Khi lắp xong cần lưu ý kiểm tra + Kiểm tra tay quay,dây tời quấn những bộ phận nào trên xe? vào và nhả ra có dễ dàng không. + Kiểm tra cần cẩu có quay theo các hương, nâng lên, hạ xuống được không. * Hoạt động 4: Đánh giá sản phẩm - GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm theo nhóm. - Nêu những tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm theo mục III SGK. - Cho 2 – 3 HS đánh giá sản phẩm của bạn. - GV nhận xét, đánh giá sản phẩm theo 2 mức: hoàn thành (A), chưa hoàn thành (B). - GV nhắc HS tháo rời các chi tiết và xếp đúng vị trí trong hộp. 4. Nhận xét, dặn dò: - GV nhận xét sự chuẩn bị của HS, tinh thần thái độ học tập và kĩ năng lắp ghép xe cần cẩu. - Nhắc HS đọc trước và chuẩn bị đầy đủ bộ lắp ghép để học bài Lắp máy bay trực thăng. 8
- Khối 1 Thứ hai ngày 5 tháng 03 năm 2017 Tuần 24 Thủ công BÀI : CẮT, DÁN HÌNH CHỮ NHẬT ( Tiết 1) I . Yêu cầu cần đạt: 1/ Kiến thức : Biết cách kẻ, cắt, dán hình chữ nhật. 2/ Kĩ năng : Kẻ, cắt, dán được hình chữ nhật. Có thể kẻ, cắt được hình chữ nhậttheo cách đơn giản. Đường cắt tương đối thẳng. Hình dán tương đối phẳng. 3/ Thái độ: Giáo dục HS tính xác , khéo léo II/ Đồ dùng dạy học: 1/ GV: Hình chữ nhật , giấy màu, kéo, hồ. 2/ HS : Giấy màu có kẻ ô. III . Các hoạt động : 1 . Khởi động :Hát 2 . Bài cũ : - GV nhận xét bài : Gấp mũ ca lô. 3 . Bài mới :Tiết này các em học bài : Cắt dán hình chữ nhật. Hoạt động của GV Hoạt động của HS a/ Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét. PP: đàm thoại , trực quan - GV cho HS quan sát hình chữ nhật – Quan sát TLCH : Hình chữ nhật + Đây là hình gì ? Hình có mấy cạnh ? Bằng nhau + Độ dài các cạnh như thế nào ? - GV nhận xét – chốt : Hình chữ nhật có 2 cạnh dài, 2 cạnh ngắn bằng nhau. b/ Hoạt động 2 : Hướng dẫn thực hành PP: Đàm thoại , trực quan HS thực hành - GV hướng dẫn HS cách vẽ hình chữ nhật. + Để vẽ hình chữ nhật ta làm như thế nào ? 9
- - GV nhận xét – làm mẫu : Lấy 1 điểm A trên mặt giấy kẻ ô, từ điểm A đếm xuống 5ô theo đường kẻ, ta được điểm D. Từ A, D đếm sang 7 ô được điểm B,C. Nối 4 điểm được hình chữ nhật ABCD. * Nghỉ giữa tiết * GV hướng dẫn HS cắt và dán hình chữ - HS quan sát nhật. - Dùng kéo cắt theo cạnh AB, BD, DC, A B CA ta được hình chữ nhật. - Bôi 1 lớp hồ mỏng xung quanh hình chữ nhật, dán cân đối với vở, dùng giấy miết nhẹ cho hình phẳng. C D * GV hướng dẫn cách vẽ đơn giản hơn. - HS thực hành trên giấy nháp - GV làm mẫu trên một tờ giấy màu khác. - Ta chỉ cần cắt 2 cạnh là được hình chữ nhật. - Thi trên giấy nháp c/ Hoạt động 3 : Củng cố - GV cho HS thi đua giữa các tổ cắt hình chữ nhật. - GV nhận xét 5. Tổng kết – dặn dò : - Chuẩn bị : Tiết 2. - Nhận xét tiết học . 10
- Khối 2 Thủ công ÔN TẬP CHƯƠNGII: PHỐI HỢP GẤP, CẮT, DÁN HÌNH ( tiết 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: -Củng cố được kiến thức , kĩ năng gấp các hình đã học. - Phối hợp gấp ,cắt ,dán được ít nhất một sản phẩm đã học. - Rèn tính cẩn thận, kiên nhẫn, khéo tay biết tự làm đồ chơi. * Với HS khéo tay: - Phối hợp gấp ,cắt ,dán được ít nhất hai sản phẩm đã học. - Có thể gấp ,cắt ,dán được sản phẩm mới có tính sáng tạo. II . Đồ dùng dạy học : - Các hình mẫu : Hình tròn, Các BBGT, Thiệp chúc mừng, Phong bì. - Giấy thủ công, vở. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS. 1.Bài cũ : PP kiểm tra Tiết trước học kĩ thuật -Gấp cắt dán phong bì / tiết 2. bài gì ? Trực quan : Mẫu : Phong bì. -2 em lên bảng thực hiện các -Gọi HS lên bảng thực hiện 3 bước gấp cắt thao tác gấp. dán phong bì. - Nhận xét. -Nhận xét, đánh giá. -Kiểm tra. 2.Bàøi mới : Giới thiệu bài. Hoạt động 1 : Kiểm tra. Mục tiêu : Đánh giá kiến thức kĩ năng của học sinh qua sản phẩm là một trong những sản phẩm gấp, cắt, dán đã học. -Học sinh tự chọn một trong PP kiểm tra : những nội dung đã học : hình -Đề kiểm tra : “Em hãy gấp cắt dán một trong tròn, các BBGT, thiệp chúc những sản phẩm đã học” mừng, phong bì để làm bài. -Quan sát. -PP trực quan : Giáo viên đưa các vật mẫu -Học sinh thực hiện . cho học sinh quan sát. -Giáo viên đưa yêu cầu : sản phẩm nộp phải 11
- đúng kĩ thuật : nếp gấp sát, cắt thẳng, dán cân -Mặt sau dán theo 2 cạnh để đối, màu sắc hài hòa. đựng thư, thiệp chúc mừng. Sau -Giáo viên theo dõi, gợi ý nhắc nhở học sinh khi cho thư vào phong bì, người còn lúng ta dán nốt cạnh còn lại. túng. Hoạt động 2 : Đánh giá. -Học sinh tự nhận xét sản phẩm Mục tiêu : Biết nhận xét đánh giá. của bạn. PP tự phê bình . -Hoàn thành : cắt thẳng, thực -Giáo viên nhận xét đánh giá . hiện đúng quy trình, cân đối. -Chưa hoàn thành : cắt không -Hoàn thành thẳng, không đúng quy định, chưa thành sản phẩm. -Chưa hoàn thành -Đánh giá sản phẩm của học sinh. -Đem đủ đồ dùng. Củng cố : Nhận xét tiết học. - Dặn dò – Lần sau mang giấy nháp, GTC, bút chì, thước kẻ, kéo, hồ dán. Khối 3 Thủ công Bài 14: ĐAN NONG ĐÔI (Tiết 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Biết cách đan nong đôi. - Đan được nong đôi . Dồn được nan nhưng có thể chưa thật khít. Dán được nẹp xung quanh tấm đan. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Mẫu tấm đan nong đôi có nan dọc và nan ngang khác nha, có kích thước đủ lớn để HS quan sát. - Tấm đan nong mốt của bài trước để so sánh. - Tranh quy trình và sơ đồ đan nong đôi. 12
- - Các nan đan mẫu ba màu nhau. - Bìa màu hoặc giấy thủ công (hoặc vật liệu khác), bút chì, thước kẻ, kéo thủ công, hồ dán. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU Hoạt động 3: HS thực hành đan nong đôi - GV yêu cầu HS nhắc lại quy trình đan nong đôi. - GV nhận xét và lưu ý một số thao tác khó, dễ bị nhầm lẫn khi đan nong đôi, sử dụng tranh quy trình và sơ đồ đan nong đôi để hệ thống lại các bước đan nong đôi: + Bước 1: Kẻ, cắt các nan đan; + Bước 2: Đan nong đôi (theo cách đan nhấc hai nan, đè hai nan. Nan ngang trước và nan ngang sau liền kề lệch nhau một nan dọc); + Bước 3: Dán nẹp xung quanh tấm đan. - GV tổ chức cho HS thực hành. Trong khi HS thực hành,GV quan sát, giúp đỡ HS còn lúng túng để các em hoàn toàn sản phẩm. - Nhắc HS lưu ý: Khi dán các nan nẹp xung quanh tấm đan cần dán lần lượt từng nan cho thẳng với mép tấm đan. - GV tổ chức cho HS trưng bày, nhận xét, đánh giá sản phẩm. GV lựa chọn một số tấm đan đẹp, chắc chắn để lưu giữ tại lớp; khen ngợi HS có sản phẩm làm đúng quy trình kỹ thuật, đẹp. IV. NHẬN XÉT – DẶN DÒ - GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kỹ năng thực hành của HS. - Dặn dò HS giờ học sau mang giấy thủ công hoặc bìa màu, thước kẻ, bút chì, kéo thủ công, hồ dán để học bài “Đan hoa chữ thập đơn”. Khối 4 Kĩ thuật Bài : CHĂM SÓC RAU, HOA (Tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Biết mục đích, tác dụng, cách tiến hành một số công việc chăm sóc rau, hoa. - Biết cách tiến hành một số công việc chăm sóc rau, hoa. - Làm được một số công việc chăm sóc rau, hoa. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Vườn đã trồng rau, hoa ở bài trước. - Dầm xới hoặc cuốc. - Bình tưới nước. 13
- - Rổ đựng cỏ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU - Giới thiệu bài - GV giới thiệu bài và nêu mục đích bài học. Hoạt động 1. GV hướng dẫn HS tìm hiểu mục đích, cách tiến hành và thao tác kĩ thuật chăm sóc cây 1. Tưới nước cho cây a) Mục đích Cung cấp nước giúp cho hạt nảy mầm, hoà tan các chất dinh dưỡng trong đất cho cây hút và giúp cây sinh trưởng phát triển thuận lợi b) Cách tiến hành GV đặt câu hỏi: HS trả lời: - Ở gia đình em thường tưới nước cho - Lúc trời râm mát rau, hoa vào lúc nào? - Dùng gáo múc nước, bình có vòi - Tưới bằng dụng cụ gì? hoa sen, hoặc bằng vòi phun, - Trong hình 1 SGK người ta tưới nước - Dùng vòi phun. cho rau, hoa bằng cách nào? GV làm mẫu cách tưới GV chỉ định 1-2 HS làm lại thao tác 1-2 HS làm lại thao tác tưới nước tưới nước. 2. Tỉa cây a) Mục đích GV nêu câu hỏi: HS trả lời: - Thế nào là tỉa cây? -Là nhổ loại bỏ bớt một số cây trên luống để đảm bảo khoảng cách cho những cây còn lại sinh trưởng, phát triển. - Tỉa cây nhằm mục đích gì? -Giúp cho cây đủ ánh sáng, chất dinh dưỡng. GV hướng dẫn HS quan sát hình 2 SGKvà nêu nhận xét về khoảng cách, sự phát triển cue cây cà rốt. b) Cách tiến hành GV hướng dẫn HS cách tỉa cây, chỉ nhổ tỉa những cây cong queo, gầy yếu, bị sâu, bệnh. Nếu gieo hạt theo hàng thì nhổ 14
- những cây nhỏ, yếu, chỉ để lại mỗi hốc 1- 2 cây. Nếu gieo hạt theo hàng thì nhổ tỉa bớt những cây trên cùng hàng để những cây còn lại trên hàng có được khoảng cách thích hợp. 3. Làm cỏ a) Mục đích GV gợi ý để HS quan sát nêu tên những cây thường mọc trên các luống Chủ yếu là cỏ dại, cây dại. trồng rau, hoa hoặc chậu cây. GV đặt câu hỏi: Tác hại của cỏ dại đối với cây rau, hoa? HS trả lời: Hút tranh nước, chất GV nhận xét và kết luận: phải thường dinh dưỡng trong đất. xuyên làm cỏ cho rau, hoa. b) Cách tiến hành GV đặt câu hỏi: - Ở gia đình em thường làm cỏ cho rau, HS trả lời: hoa bằng cách nào? - Nhổ cỏ - Tại sao phải diệt cỏ vào ngày nắng? - Làm cỏ bằng dụng cụ gì? - Cỏ mau khô GV nhận xét và hướng dẫn cách nhổ - Cuốc hoặc dầm xới. cỏ và làm cỏ bằng dầm xới. 4. Vun xới đất cho rau, hoa a) Mục đích GV đặt câu hỏi: Tại sao phải xới đất? HS trả lời: Làm cho đất tơi xốp, có nhiều không khí. HS nêu tác dụng của vun gốc giữ cho cây không đổ, rễ cây phát triển mạnh. GV nhận xét và kết luận về mục đích của việc vun, xới đất. b) Cách tiến hành GV hướng dẫn HS quan sát hình 3 HS nêu dụng cụ vun xới đất và SGK và đặt câu hỏi cách xới đất. GV làm mẫu cách vun, xới bằng dầm xới, cuốc. IV-NHẬN XÉT-DẶN DÒ - GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần học tập và kết quả thực hành. 15
- - Hướng dẫn HS đọc trước bài mới và chuẩn bị vật liệu, dụng cụ cho bài học “Các chi tiết và dụng cụ của bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. Khối 5 Kĩ thuật Bài : LẮP XE BEN ( Tiết 1 ) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Chọn đúng và đủ số lượng các chi tiết để lắp xe ben - Biết cách lắp và lắp được xe ben thao mẫu. Xe lắp tương đối chắc chắn có thể chuyển động được II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Mẫu xe ben đã lắp sẵn - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: * Giới thiệu bài : - GV giới thiệu bài và nêu mục đích bài học - GV nêu tác dụng của xe ben trong thực tế Gọi HS nhắc lại * Hoạt động 1 : Quan sát nhận xét mẫu - Cho HS quan sát mẫu xe ben đã lắp sẵn ( Cả lớp quan sát toàn bộ và từng phần, từng bộ phận ) - GV đặt câu hỏi : để lắp được xe ben, theo Cần lắp 5 bộ phận: khung sàn các em cần phải lắp mấy bộ phận ? Hãy kể tên xe và các giá đỡ, sàn ca bin và các bộ phận đó các thanh đỡ, hệ thống giá đỡ và trục bánh xe trước, ca bin * Hoạt đông 2 : Hướng dẫn thao tác kĩ thuật 2 thanh thẳng 11 lỗ, 2 thanh a/ Hướng dẫn chọn các chi tiết thẳng 6 lỗ, 2 thanh thẳng 3 lỗ, 2 - Cho 1 hS lên bảng chọn và gọi tên từng loại thanh chữ L dài, 1 thanh chữ U chi tiết theo SGK dài - GV nhận xét, bổ sung b/ Lắp từng bộ phận: HS trả lời câu hỏi với nội dung - Lắp khung sàn xe và các giá đỡ ( H2 SGK ) SGK - GV đặt câu hỏi : để lắp khung sàn xe và các giá đỡ, các em cần chọn những chi tiết nào ? - Cho HS lên chọn các chi tiết - Gọi 1 HS khác lên lắp khung sàn xe 16
- - GV tiến hành lắp các giá đỡ theo thứ tự : Cả lớp theo dõi các thao tác của Lắp 2 thanh chữ L dài vào 2 thanh thẳng 3 lỗ GV sau đó lắp tiếp vào 2 lỗ cuối của 2 thanh thẳng 11 lỗ và thanh chữ U dài - Lắp sàn ca bin và các thanh đỡ như hình 3 SGK - GV đặt câu hỏi và tiến hành lắp tấm chữ L vào đầu của 2 thanh thẳng 11 lỗ cùng với thanh chữ U dài - Cho HS quan sát hình 4 SGK và đặt câu hỏi - GV nhận xét và hưỡng dẫn lắp tiếp các bộ phận còn lại C/ Lắp ráp xe ben : ( H1 SGK ) - GV tiến hành lắp ráp xe ben theo các bước trong SGK d/ Hướng dẫn tháo rời các chi tiết và xếp gon vào hộp - Cách tiến hành như các bài trên IV. Nhận xét, dăn dò : - GV nhận xét sự chuẩn bị của HS, tinh thần thái độ học tập và kĩ năng lăp ghép xe ben - GV nhắc HS đọc trước, và chuẩn bị đầy đủ cho tiết học sau KÝ DUYỆT Khối trưởng: BGH Nội dung: Nội dung: Hình thức: Hình thức: 17