Giáo án Vật lí Lớp 6 - Tiết 26 đến 34 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Hạnh

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh có  khả năng về:

1) Kiến thức, kĩ năng, thái độ:

- Kiến thức:

- Biết đo nhiệt độ cơ thể bằng nhiệt kế y tế.

- Biết theo dõi sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian và vẽ được đường biểu diễn theo sự thay đổi này.

- Biết cách tổ chức và làm việc theo nhóm để đạt hiệu quả cao.

- Kĩ năng: Đo được nhiệt độ của cơ thể, đo được nhiệt độ của nước khi đun

- Thái độ: Có thái độ cẩn thận, trung thực  và có ý thức hợp tác tốt trong khi thực hành,bảo vệ môi trường.

2) Năng lực: Quan sát, Thực hành,  tự học, thẩm mỹ, sáng tạo

II. CHUẨN BỊ:

- Mỗi nhóm: Một nhiệt kế y tế; nhiệt kế thủy ngân, một bình thủy tinh, một giá treo, một đèn cồn.

- Cả lớp: Chép sẵn mẫu báo cáo thực hành vào giấy.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Hoạt  động khởi động:(5 phút)

doc 15 trang BaiGiang.com.vn 01/04/2023 3780
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 6 - Tiết 26 đến 34 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Hạnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docgiao_an_vat_li_lop_6_tiet_26_den_34_nam_hoc_2020_2021_nguyen.doc

Nội dung text: Giáo án Vật lí Lớp 6 - Tiết 26 đến 34 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Hạnh

  1. KHBD VẬT LÍ 6 NĂM HỌC 2020-2021 Tuần 26 Tiết 26 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II Tuần 28 Tiết 28 THỰC HÀNH ĐO NHIỆT ĐỘ I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh có khả năng về: 1) Kiến thức, kĩ năng, thái độ: - Kiến thức: - Biết đo nhiệt độ cơ thể bằng nhiệt kế y tế. - Biết theo dõi sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian và vẽ được đường biểu diễn theo sự thay đổi này. - Biết cách tổ chức và làm việc theo nhóm để đạt hiệu quả cao. - Kĩ năng: Đo được nhiệt độ của cơ thể, đo được nhiệt độ của nước khi đun - Thái độ: Có thái độ cẩn thận, trung thực và có ý thức hợp tác tốt trong khi thực hành,bảo vệ môi trường. 2) Năng lực: Quan sát, Thực hành, tự học, thẩm mỹ, sáng tạo II. CHUẨN BỊ: - Mỗi nhóm: Một nhiệt kế y tế; nhiệt kế thủy ngân, một bình thủy tinh, một giá treo, một đèn cồn. - Cả lớp: Chép sẵn mẫu báo cáo thực hành vào giấy. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Hoạt động khởi động:(5 phút) Mục tiêu: Nhớ được nhiệt kế, nhiệt giai- đơn vị,cách đo Nhiệt kế, nhiệt giai là gì? Có mấy loại Trả lời (sgk) nhiệt giai? Nêu đơn vị của các loại nhiệt giai này. 2.Hoạt động hình thành kiến thức- Luyện tập (38p) Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1: (14) Mục tiêu: Đo được nhiệt độ cơ thể Hs đọc các thông tin sgk I. ĐO NHIỆT ĐỘ CƠ - Hđộng cá nhân cho biết mục I yêu cầu gì ? THỂ: - GV: Hướng dẫn HS theo các bước tiến hành đo + Hđộng cá nhân tìm hiểu 5 đặc điểm của nhiệt kế y tế , hoàn thành 5 câu hỏi và ghi vào phiếu học tập Hđộng nhóm, các nhóm làm theo các bước sau: + Phân công trong nhóm. + Tiến hành đo. + Ghi kết quả đo. + Thảo luận về kết quả đo + Đo theo tiến trình trong SGK. Hoạt động 2: (18p) Trường THCS Phan Ngọc Hiển Trang: 1 GV: Nguyễn Thị Hạnh
  2. KHBD VẬT LÍ 6 NĂM HỌC 2020-2021 Mục tiêu: Đo được nhiệt độ của nước, theo dõi được sự thay đổi của nhiệt độ khi đun nước - Hđộng cá nhân tìm hiểu nội dung mục II II. ĐO NHIỆT ĐỘ CỦA Hs cho biết mục này nội dung thí nghiệm, dụng cụ thí NƯỚC KHI ĐUN: nghiệm ? Gv hướng dẫn cho hs làm thí nghiệm 1)Vẽ đồ thị bằng bẳng - GV: Y/cầu HS phân công người phụ trách từng công phụ việc. 2) Mẫu báo cáo(sgk) + Nhóm trưởng chịu trách nhiệm điều hành chung và vấn đề an toàn khi làm trhí nghiệm. + Một người theo dõi đồng hồ để đếm phút. + Một người theo dõi nhiệt kế để đọc nhiệt độ t.ứng với từng phút. + Một người ghi kết quả vào bảng. + Những người còn lại chịu trách nhiệm theo dõi những hoạt động trên để phát hiện sai lầm nếu có. Sau khi làm thí nghiệm, các nhóm vẽ đồ thị vào bảng nhóm, hoàn thành mẫu báo cáo Gv chốt lại nội dung toàn bài Hoạt động 3: Bảo vệ môi trường (6p) Mục tiêu: Nêu được cần làm gì để bảo vệ môi trường - Sau khi thí nghiệm, gv cho hs rút ra nhận xét cần làm gì để bảo vệ môi trường : + Tháo nhiệt kế ra khỏi giá và để vào hộp, tránh bị vỡ + Đậy nắp đèn cồn. + Lau khô bàn, ghế đổ nước đúng nơi quy định 3. Hướng dẫn về nhà: (2 phút) - Tìm hiểu bài 24 IV. RÚT KINH NGHIỆM : Tuần 29 Tiết 29 BÀI 24,25 : SỰ NÓNG CHẢY VÀ SỰ ĐÔNG ĐẶC I. MỤC TIÊU : Sau bài giảng, học sinh có khả năng: 1) Kiến thức, kĩ năng , thái độ: Kiến thức:- Mô tả được quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng của các chất. nêu được khái niệm sự nóng chảy, đông đặc.Nêu được đặc điểm về nhiệt độ trong quá trình nóng chảy của chất rắn Kĩ năng: Dựa vào bảng 24.1, 25.1 và đồ thị trả lời được các câu hỏi về đặc điểm trong quá trình nóng chảy, đông đặc của băng phiến. Thái độ: - Cẩn thận, tỉ mỉ. GDBVMT :Do sự nóng lên của Trái Đất và giảm thiểu tác hại của mực nước biển Trường THCS Phan Ngọc Hiển Trang: 2 GV: Nguyễn Thị Hạnh
  3. KHBD VẬT LÍ 6 NĂM HỌC 2020-2021 - Kỹ năng: Mô tả được quá trình chuyển thể trong sự bay hơi của chất lỏng. Vận dụng được kiến thức về bay hơi, ngưng tụ để giải thích được một số hiện tượng bay hơi trong thực tế. - Thái độ: Trung thực, cẩn thận, có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống. 2. Năng lực: Thẩm mỹ, quan sát, phân tich và tổng hợp II. CHUẨN BỊ: Mỗi nhóm: một giá đỡ, kẹp vạn năng, hai đĩa nhôm giống nhau, bình chia độ, đèn cồn. Cả lớp: Hình vẽ phóng to (hình 26.1 và 26.2) III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Hoạt động khởi động: (2 phút) Mục tiêu: Dự đoán được sự bay hơi của nước GV: Dùng khăn ướt lau lên bảng, một ít phút sau bảng khô. HS: Quan sát và đưa ra nguyên nhân - GV: Đặt vấn đề: Vậy nước trên bảng đã biến đi đâu mất? - GV: Treo hình 26.1 lên bảng và hỏi HS: Vậy nguyên nhân trên có đúng trong trường hợp này không ? Gv thông báo: Các em biết mọi chất tồn tại ở 3 thể: rắn, lỏng, khí. Cũng có thể chuyển từ thể này sang thể khác. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi. 2. Hoạt động hình thành kiến thức. (30p) Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1(15p) Mục tiêu: Nêu được sự bay hơi, các yếu tố cho sự bay hơi nhanh hay chậm Hđộng cá nhân tìm ví dụ về nước bay hơi. Và I. SỰ BAY HƠI. một số ví dụ về sự bay hơi của một số chất 1.Nhớ lại những điều đã học về sự lỏng khác không phải là nước. bay hơi. Sự bay hơi diễn ra nhanh hay chậm phụ thuộc + Sự bay hơi là sự chuyển từ thể lỏng vào những yếu tố nào? sang thể hơi. GV: Treo hình phóng to 26.2 a lên bảng. + Mọi chất lỏng đều có thể bay hơi. Hs quan sát và mô tả cách phơi quần áo. 2. Sự bay hơi nhanh hay chậm phụ - Hđộng cặp so sánh được sự giống nhau và thuộc vào những yếu tố nào? khác nhau trong hai hình A1 và A2. a) Quan sát hiện tượng. - Hđộng cá nhân rút ra nhận xét trong hình 26.2a. C1: Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào Hđộng cá nhân hoàn thaanh C1,2,3, 4 nhiệt độ. - Gv chốt nội bằng kết luận C2: Tốc độ bay hơi p.thuộc vào gió. * Tích hợp: C3: Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào - Theo em độ ẩm của không khí phụ thuộc vào diện tích mặt thoáng của chất lỏng. yếu tố nào? b) Rút ra nhận xét. - Độ ẩm không khí mà qua thấp hoạc qua cao + Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ Trường THCS Phan Ngọc Hiển Trang: 5 GV: Nguyễn Thị Hạnh
  4. KHBD VẬT LÍ 6 NĂM HỌC 2020-2021 có ảnh hưởng gì đến đời sống, sức khỏe con thuộc vào nhiệt độ, gió, diện tích mặt người hay không? thoáng của chất lỏng. - Cơ thể của chúng ta giải phóng nhiệt bằng cách nào? - Có biện pháp gì làm giảm sự bay hơi nhanh? *Tích hợp: Trong không khí luôn có hơi nước. Độ ẩm của không khí phụ thuộc vào khối lượng nước có trong 1m3 không khí. - Nếu độ ẩm qua cao làm ảnh hưởng đến sản xuất, làm kim loại chóng bị ăn mòn, đồng thời làm cho các dịch bệnh dễ phát triển, tốc độ bay hơi chậm. Nếu độ ẩm không khí quá thấp (dưới 60%) cúng ảnh hưởng tới sức khỏe của con người và gia súc, làm nước bay hơi nhanh gây ra khô hạn, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. - Khi lao động hay sinh hoạt, cơ thể sử dụng nguồn năng lượng trong thức ăn chuyển thành năng lượng của cơ bắp và giải phóng nhiệt: toát mồ hôi. - Ở các ruộng lúa thả bèo hoa dâu nhằm hạn chế sự bay hơi nước ở ruộng. - Muốn khu nhà ở mát vào mùa hè oi bức thì cần trồng nhiều cây xanh xung quanh nhà, giữ cho các sông hồ trong sạch H động 2: (15p) Mục tiêu: Mô tả được quá trình chuyển thể trong sự ngưng tụ của chất lỏng. -Hoạt động cá nhân nghiên cứu phần a, quan II/ Sự ngưng tụ: sát mô hình a)Dự đoán -GV chốt kiến thức phần a c) Rút ra kết luận -Hoạt động cặp đôi làm c1,2,3,4,5 đại diện nhóm lần lượt trả lời cvà Đại diện trả lời nhận xét - GV nhận xét, chốt kiến thức. C1: Nhiệt độ giữa cốc thí nghiệm thấp *Tích hợp môi trường: quanh nhà có nhiều hơn nhiệt độ ở cốc đối chứng. sông hay cây xanh, vào mùa hè nước bay hơi C2: Có nước đọng ở mặt ngoài cốc thí ta cảm thấy mát mẻ, dễ chịu. Vì vậy, cần tăng nghiệm không có nước đọng ở mặt cường trồng cây xanh và giữ các sông hồ trong ngoài cốc đối chứng. sạch. C3: Không. Vì nước đọng ở mặt ngoài + Hơi nước trong không khí ngưng tụ tạo thành của cốc thí nghiệm không có màu còn sương mù, làm giảm tầm nhìn, cây xanh giảm nước ở trong cốc có pha màu, nước khả năng quang hợp. Cần có biện pháp đảm trong cốc không thể thấm qua thuỷ bảo an toàn giao thông khi trời có sương mù. tinh ra ngoài. - C4: Do hơi nước trong không khí gặp Trường THCS Phan Ngọc Hiển Trang: 6 GV: Nguyễn Thị Hạnh
  5. KHBD VẬT LÍ 6 NĂM HỌC 2020-2021 lạnh ngưng tụ lại. C5: Đúng Hs: ta phải giảm nhiệt độ của hơi nước thì sự ngưng tụ sảy ra nhanh hơn Hoạt động 3: Vận dụng – 15 phút 3. Vận dụng: Hướng dẫn HS thảo luận trả lời câu C9, C10. C9: Để giảm bớt sự bay hơi, làm cây Bài 26, C6, 7 bài 27 mất ít nước. Hđộng cặp đôi C9,10,6,7 C10: Thời tiết nắng nóng, và có gió. Gv chốt các nôi dung C6: - Hơi nước trong các đám mây ngưng tụ tạo thành mưa . - khi hà hơi vào mặt gương hơi nước có trong hơi thở gặp gương lạnh , ngưng tụ thành những hạt nước nhỏ làm mờ gương C7: Hơi nước trong không khí ban đêm gặp lạnh ngưng tụ thành các giọt sương đọng trên lá cây 3 Hướng dẫn về nhà (1phút) - Học bài phần ghi nhớ, xem lại các C, làm phần 2c bài 26, 2b bài 27, xem trước bài 28. IV. RÚT KINH NGHIỆM : Tuần 31 Tiết 31 Bài 28: SỰ SÔI I. MỤC TIÊU: 1) Kiến thức, kĩ năng , thái độ: Kiến thức: - Mô tả được sự sôi và kể được các đặc điểm của sự sôi. Kỹ năng: khai thác được các số liệu thu thập được từ TN có sẵn để rút ra được nhận xét về sự sôi .trả lời được các câu hỏi về sự sôi. Thái độ: - Rèn luyện tính sáng tạo, nghiêm túc nghiên cứu các hiện tượng vật lý. 2. Năng lực : - Năng lực kiến thức vật lí. - Năng lực phương pháp thực nghiệm. Trường THCS Phan Ngọc Hiển Trang: 7 GV: Nguyễn Thị Hạnh
  6. KHBD VẬT LÍ 6 NĂM HỌC 2020-2021 - Năng lực trao đổi thông tin. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng dạy học: - GV: Giáo án, SGK. - HS: Xem bài mới. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC: 1. HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’) Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. Cho HS đọc phần mở bài và nêu dự đoán đặt vấn đề Chúng ta phải tiến hành thí nghiệm kiểm tra dự đoán để khẳng định ai đúng, ai sai? HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (31 phút) Mục tiêu: - Mô tả được quá trình chuyển thể trong sự bay hơi của chất lỏng. - Nêu được dự đóan về các yếu tố ảnh hưởng đến sự bay hơi. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. Hoạt động của Giáo viên – Học sinh NỘI DUNG - Hướng dẫn hs tự học I- Thí nghiệm về sự sôi ( 2p) 1.Tiến hành thí nghiệm Hoạt động 1: Vẽ đường biểu diễn ( 15 phút) Quan sát được đường biểu diễn và nhận xét được đường biểu diễn về sự sôi. - Treo lên bảng đồ thị biểu diễn sự thay đổi 2. Vẽ đường biểu diễn nhiệt độ của nước theo thời gian - Yêu cầu HS hoạt động cặp đôi ghi nhận xét về đường biểu diễn: - Trong khoảng thời gian nào nước tăng nhiệt độ? ? Đường biểu diễn có đặc điểm gì? Trường THCS Phan Ngọc Hiển Trang: 8 GV: Nguyễn Thị Hạnh
  7. KHBD VẬT LÍ 6 NĂM HỌC 2020-2021 - Nước sôi ở nhiệt độ nào? - Trong suốt thời gian nước sôi nhiệt độ của nước có thay đổi không? - Đường biểu diễn có đặc điểm gì? - Đại diện HS nhận xét về đường biểu diễn, và nhận xét về đường biểu diễn - Gv nhận xét chốt kiến thức. Hoạt động 2: Nhiệt độ sôi ( 14 phút) quan sát, mô tả và Trả lời được các câu hỏi về nhiệt độ sôi Quan sát thí nghiệm hình 28.1 , trả lời các II- Nhiệt độ sôi câu hỏi theo yêu cầu. 1. Trả lời câu hỏi - HS thảo luận về kết quả thí nghiệm theo C4: Không tăng từng câu hỏi C1, C2, C3, C4, C5, C6 C5: Bình đúng - Đại diện rút ra kết luận. C6: (1) 1000C GV nhận xét chốt kiến thức. (2)-nhiệt độ sôi Làm thí nghiệm tương tự với các chất lỏng khác người ta cũng rút ra được kết luận (3)-không thay đổi (4)-bọt khí tương tự (5)-mặt thoáng - Giới thiệu bảng 29.1 SGK nhiệt độ sôi 2. Kết luận: của một số chất ở điều kiện chuẩn - Mỗi chất lỏng sôi ở một nhiệt độ - mô tả lại thí nghiệm nhất định. Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ - Thảo luận về kết quả thí nghiệm theo sôi. Ở nhiệt độ này chất lỏng bay hơi từng câu hỏi C1, C2, C3, C4, C5, C6 SGK cả ở trong lòng lẫn trên mặt thoáng của chất lỏng - mỗi chất lỏng sôi ở một nhiệt độ xác định - Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8p) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập về sự sôi 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chia lớp thành nhiều nhóm ( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập câu hỏi C7, C8, C9 trong phần vận dụng - Yêu cầu HS rút ra kết luận chung về sự sôi 2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trả lời. Trường THCS Phan Ngọc Hiển Trang: 9 GV: Nguyễn Thị Hạnh
  8. KHBD VẬT LÍ 6 NĂM HỌC 2020-2021 - HS nộp vở bài tập. - HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện. C7. Vì nhiệt độ này là xác định và không đổi trong quá trình nước đang sôi C8. Vì nhiệt độ sôi của thủy ngân cao hơn nhiệt độ sôi của nước, nhiệt độ sôi của rượu thấp hơn nhiệt độ sôi của nước. C9. Đoạn AB ứng với quá trình nóng lên của nước Đoạn BC ứng với quá trình sôi của nước. 3. Dặn dò- Hướng dẫn ( 1 phút) - Về nhà học bài , đọc phần có thể em chưa biết. - về nhà soạn bài bằng cách trả lời các câu hỏi trong SGK cuả bài 30. tiết sau ôn tập. IV. RÚT KINH NGHIỆM : Tuần 32 Tiết 32 Bài 30: TỔNG KẾT CHƯƠNG II - NHIỆT HỌC I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ: -Kiến thức, - Ôn lại kiến thức, trả lời được kiến thức cơ bản đã học của chương nhiệt học - Kỹ năng. - Vận dụng kiến thức đã học để giải thích được một số hiện tượng thực tế. -Thái độ: Yêu thích môn học. 2 Năng lực: Năng lực kiến thức vật lí. - Năng lực trao đổi thông tin. - Năng lực cá nhân của HS. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng dạy học: - GV: Bài giảng , SGK. - HS: Xem bài mới. III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC 1. Khởi động: ( 2 phút ) Nhắc được tên các bài đẫ học trong chương 2 2. Hình thành kiến thức- Ôn tập. Trường THCS Phan Ngọc Hiển Trang: 10 GV: Nguyễn Thị Hạnh
  9. KHBD VẬT LÍ 6 NĂM HỌC 2020-2021 HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG HỌC SINH HĐ1: ( 15 Phút )Trả lời câu hỏi: - Trả lời được các câu hỏi trong sgk. - Chiếu lên màn hình các câu hỏi 1. Trả lời câu hỏi: - HS hoạt động cặp đôi trả lời các câu 1. Thể tích của hầu hết các chất lỏng hỏi. tăng khi nhiệt độ tăng, giảm khi nhiệt GV yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi của độ giảm. phần: trả lời câu hỏi. 2. Chất khí nở vì nhiệt nhiều nhất, GV: Nhận xét và đánh giá, chốt nội dung chất rắn nở vì nhiệt ít nhất. kiến thức cần ghi nhớ. 3. HS: tự tìm ví dụ. 4. Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của các chất. - Có ba loại nhiệt kế thường dùng Nhiệt kế Y tế, Nhiệt kế rượu, Nhiệt kế thủy ngân. Tuỳ vào HS. 5. (1) nóng cháy (2) bay hơi (3) Đông đặc (4) ngưng tụ 6. Mỗi chất nóng chảy và động đặc ở cùng một nhiệt độ. Nhiệt độ này gọi là nhiệt độ nóng chảy. Nhiệt độ nóng chát của các chất khác nhau không giống nhau. 7. trong thời gian nóng chảy nhiệt độ của chất rắn không thay đổi, dù vận tiếp tục đun. 8. không. Chất lỏng bay hơi ở bất kỳ nhiệt độ nào. Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng. 9. Ở nhiệt độ sôi. Ở nhiệt độ này chất lỏng bay hơi cả trong lòng chất lỏng lẫn trên mặt thoáng của chất lỏng. Trường THCS Phan Ngọc Hiển Trang: 11 GV: Nguyễn Thị Hạnh
  10. KHBD VẬT LÍ 6 NĂM HỌC 2020-2021 Hoạt động 2: (22 phút) Vận dụng -HS hoạt động cặp đôi trả lời các câu hỏi.1,2 2. Vận dụng. - Hoạt động cá nhân làm bài 3 1. C 2. C GV yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi của 3. Để khi có hơi nóng chạy qua ống, phần: trả lời câu hỏi. ống có thể nở dài mà không bị ngăn GV: Nhận xét và đánh giá, chốt nội dung cản. kiến thức cần ghi nhớ. 4. Tuỳ vào HS, Chiếu lên màn hình bài 4, bảng 30.1, hình GV nhận xét chung. 30.2. 5. Bình đã đúng. Chỉ cần để ngọn lửa Yêu cầu hoạt động nhóm, nhỏ đủ cho nồi khoai tiếp tục sôi là đã Yêu cầu trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của duy trì được nhiệt độ của nồi khoai ở GV. nhiệt độ sôi của nước. Đại diện trả lời câu hỏi, đại diện nhận xét 6. a) - Đoạn BE ứng với quá trình nóng chảy. GV nhận xét, chốt kiến thức. - Đoạn DE ứng với quá trình sôi. - Hoạt động cặp đôi làm bài 6 Hình 30.3 b). – trong đoạn AB ứng với nước tồn - Đại diện trả lời, tại ở thể rắn. - GV nhận xét, chốt kiến thức - Trong đoạn CD ứng với nước tồn tại - Nếu còn thời giạn tổ chức cho hs đoán ở thể lỏng và thể hơi. ô chữ. 3. Dặn dò – hướng dẫn : - Về nhà học bài. Xem lại các bài đã học từ HKII, Ôn tập học và soạn câu hỏi theo ma trận đề.Tiết sau ôn tập học kì. IV. RÚT KINH NGHIỆM : Tuần 33 Tiết 33 ÔN TẬP HỌC CUỐI KÌ II I. MỤC TIÊU : Sau khi học xong bài giảng, học sinh có khả năng : 1) Kiến thức, kĩ năng, thái độ: Kiến thức: Hệ thống lại các kiến thức về sự nở vì nhiệt của các chất, nhiệt kế – nhiệt thang nhiệt độ, sự nóng chảy, đông đặc, bay hơi, ngưng tụ, sự sôi. Kĩ năng: Trả lời câu hỏi và giải thich và nêu được ví dụ các hiện tượng về sự nở vì nhiệt của các chất, sự nóng chảy, đông đặc, bay hơi, ngưng tụ, sự sôi. trong đời sống hang ngày. Thái độ: Cẩn thận, chính xác khi vận dụng kiến thức vào trả lời câu hỏi. 2) Năng lực: Hợp tác, thẩm mỹ, quan sát, tư duy và sáng tạo Trường THCS Phan Ngọc Hiển Trang: 12 GV: Nguyễn Thị Hạnh
  11. KHBD VẬT LÍ 6 NĂM HỌC 2020-2021 II.CHUẨN BỊ : + GV: Các câu hỏi ôn tập + HS : Ôn tập trước các kiến thức ở nhà. III.TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY -LÊN LỚP : 1. Hoạt động khởi động: (5p) - Giới thiệu phần hướng dẫn ôn tập theo ma trận. I) MA TRẬN HƯỚNG DẪN. Tên chủ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng đề TNKQ TL TNKQ TL Cấp độ thấp Cấp độ cao TNKQ TL TNKQ TL 1.Sự nở Hiện tượng -So sánh được Nêu được tính Giải thích ứng vì nhiệt- sự nở vì sự nở vì nhiết chất sự nở vì dụng sự nở vì Ứng dụng nhiệt của các của các chất. nhiệt và ứng nhiệt của chất của sự nở chất. (C2) dụng của băng rắn trong thực vì nhiệt. (C1) kép, nhiệt kế. tế. (C9) (C12) Câu 1 1 1 1 4 Điểm 0,5 0,5 1,5 1,0 3,5 2. Chỉ ra được Trình bày Nêu được ví - Sự nóng hiện tượng được kết luận: dụ về hiện chảy và nóng chảy, -sự bay hơi và tượng ngưng tụ sự đông bay hơi và sự ngưng tụ. và bay hơi đặc. ngưng tụ. - Sự nóng Ví dụ về sự -bay hơi -Sự sôi chảy và sự nóng chảy, và sự (C3,4,5,6) đông đặc. đông đặc. ngưng - Ứng dụng (C11) -Sự sôi trong sự bay hơi, ngưng tụ (C7,8, C10) Câu 4 2 1 1 8 Điểm 2,0 1,0 2,0 1,5 6,5 TSC 5 4 2 1 12 TSĐ 2,5 3,5 3,0 1,0 10,0 2) Hoạt động hình thành kiến thức - Ôn tập (38p) Hoạt động 1(23p) Mục tiêu: Nêu được sự nở vì nhiệt của các chất, so sánh được các tính chất đó. Giải thích được các hiện tượng trong thực tế Gv nêu câu hỏi: Các tính chất của sự nở vì 1) Sự nở vì nhiệt của các chất rắn, nhiệt của các chất: lỏng khí - Ứng dụng sự nở vì nhiệt: H động cá nhân trả lời * Tính chất sự nở vì nhiệt của chất rắn : - GV: Nhận xét, bổ sung . - Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi H động cá nhân trình bày tính chất và ứng lạnh đi. Trường THCS Phan Ngọc Hiển Trang: 13 GV: Nguyễn Thị Hạnh
  12. KHBD VẬT LÍ 6 NĂM HỌC 2020-2021 dụng của băng kép. Cho một ví dụ về ứng - Các chất rắn khác nhau, nở vì nhiệt dụng của băng kép. khác nhau. Hđộng cá nhân nêu các lạo nhiệt kế, ứng * Tính chất sự nở vì nhiệt của chất lỏng : dụng các loại nhiệt kế trong thực tế - Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi Gv chốt: lạnh đi. - Sự nở vì nhiệt của các chất - Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt - Sự giống và khác nhau về sự nở vì khác nhau. nhiệt của các chất * Tính chất sự nở vì nhiệt của chất khí : - Băng kép - Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi - Nhiệt kế lạnh đi. - GV chốt nội dung cần ôn theo hướng dẫn -Các chất khí khác nhau, nở vì nhiệt ma trận đề. giống nhau. -Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn Gv nêu câu hỏi chất rắn. Hđộng nhóm trả lời ra phiếu học tập * Sự co dãn vì nhiệt khi bị ngăn cản có Câu 1:Tại sao các tấm tôn lợp nhà lại có hình thể gây ra những lực rất lớn. lượn sóng? * Băng kép khi bị đốt nóng hoặc làm Câu 2:Khi bị nung nóng, quả cầu kim loại lạnh đều cong lại. Không lọt qua vòng kim loại.Em hãy nêu các -Băng kép được sử dụng nhiều ở các cách để làm cho quả cầu lọt qua vòng kim thiết bị tự động đóng-ngắt mạch điện. loại đó,Giải thích? *Nhiệt kế thường dùng hoạt động dựa Đại diện nhóm trả lơig trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt. Gv thu phiếu một số nhóm, nhận xét - Có nhiều loại nhiệt kế khác nhau như : -GV: Nhận xét chốt lại. Nhiệt kế rượu, nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế y tế Câu 1: Các tấm tôn lợp nhà thường có hình lượn sóng vì khi trời nóng các tấm tôn có thể giãn nở vì nhiệt mà ít bị ngăn cản hơn nên tránh được hiện tượng sinh ra lực lớn, có thể làm rách tôn lợp mái. Câu 2: -Cách 1: Làm lạnh quả cầu,vì khi làm lạnh quả cầu co lại nên sẽ lọt qua vòng kim loại - Cách 2: Nung nóng vòng kim loại.Vì khi nung nóng, vòng kim loại nở ra nên quả cầu sẽ lọt qua Hoạt động 2: (15 phút)Sự nóng chảy và sự đông đặc.bay hơi và sự ngưng -Sự sôi Nêu được các kết luận và lấy được ví dụ về Sự nóng chảy và sự đông đặc.bay hơi và sự ngưng -Sự sôi Hoạt động cặp đôi trả lời câu hỏi theo yêu cầu 1.Thế nào là sự nóng chảy, đông đặc. Đại diện trả lời Cho ví dụ và ứng dụng của sự nóng Đại diện nhận xét. chảy, đông đặc. GV nhận xét chốt kiến thức ứng dụng: Đúc tượng đồng, làm ra xoang nồi Trường THCS Phan Ngọc Hiển Trang: 14 GV: Nguyễn Thị Hạnh
  13. KHBD VẬT LÍ 6 NĂM HỌC 2020-2021 2)Thế nào là sự bay hơi, ngưng tụ. Cho ví dụ, 3)Nêu ứng dụng của sự bay hơi và ngưng tụ? 4)Ứng dụng bay hơi: sản xuất muối từ nước biển, Ứng dụng ngưng tụ trong việc chưng cất rượu, dầu thơm 5)Sự phụ thuộc của tốc độ bay hơi? - Phụ thuộc nhiệt độ, gió, diện tích mặt thoáng. 6)Nêu kết luận về sự sôi 3) Hướng dẫn về nhà (2p) - Về ôn lại các kiến thức đã ôn tập. -Tiết sau kiểm tra cuối học kì 2 IV. RÚT KINH NGHIỆM : Tuần 34 Tiết 34 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Trường THCS Phan Ngọc Hiển Trang: 15 GV: Nguyễn Thị Hạnh