Sáng kiến kinh nghiệm Chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị nhà trường - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Kim Tuyến

Chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị tại các trường mầm non là yêu cầu cấp thiết, góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý giáo dục, bồi dưỡng, trong bối cảnh mới. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý điều hành tại các trường được xem như một phương tiện hữu ích và hiệu quả, nhằm tăng cường nội lực, tính chủ động của các đơn vị, góp phần hiện đại hóa giáo dục - đào tạo.
doc 6 trang BaiGiang.com.vn 28/03/2023 31540
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị nhà trường - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Kim Tuyến", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_chi_dao_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_t.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị nhà trường - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Kim Tuyến

  1. PHÒNG GD & ĐT CÁI NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG MẦM NON TT CÁI NƯỚC Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Cái Nước, ngày 20 tháng 10 năm 2019 BÁO CÁO SÁNG KIẾN - Tên sáng kiến: “Chỉ đạo Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị nhà trường”. - Họ và tên: Nguyễn Kim Tuyến - Đơn vị công tác: Trường mầm non thị trấn Cái Nước. - Thời gian triển khai thực hiện: Từ ngày 25/08/2019 đến ngày 25/05/2020. I. ĐẶT VẤN ĐỀ: 1. Tên sáng kiến: “Chỉ đạo Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị nhà trường”. 2. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến: Chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị tại các trường mầm non là yêu cầu cấp thiết, góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý giáo dục, bồi dưỡng, trong bối cảnh mới. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý điều hành tại các trường được xem như một phương tiện hữu ích và hiệu quả, nhằm tăng cường nội lực, tính chủ động của các đơn vị, góp phần hiện đại hóa giáo dục - đào tạo. Trước sự thay đổi nhanh chóng của khoa học công nghệ gắn liền với việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào hoạt động quản lý tại các trường học, bao quát được toàn bộ hoạt động của trường một cách kịp thời, chính xác; giúp cán bộ lãnh đạo, quản lý nắm bắt đầy đủ, chi tiết, chính xác mọi thông tin cần thiết trong bất kỳ thời điểm nào với đối tượng được quản lý; tiết kiệm thời gian, nhân lực và vật lực, đồng thời giảm thiểu những phiền hà, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đối với giáo dục nói chung và công tác quản trị nhà trường mầm non nói riêng Với tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị nhà trường hiện nay nên tôi đã chọn làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm. II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN: 1. Thực trạng, điều kiện để thực hiện sáng kiến a. Thuận lợi: Trong những năm qua, nhà trường đã được Phòng Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo tích cực triển khai, ứng dụng CNTT trong quản lý, chỉ đạo điều hành, thực hiện cơ sở dữ liệu, ứng dụng các phần mềm trong giảng dạy tại các đơn vị trường học và bước đầu đã xây dựng cơ sở dữ liệu toàn ngành giáo dục phục vụ thông tin quản lý giáo dục. Trong đó, thực hiện chủ trương tăng cường xã hội hóa, năm 2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký kết thỏa thuận hợp tác với Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel), qua đó Viettel hỗ trợ ngành Giáo dục và Đào tạo xây dựng hạ tầng kết nối Internet trường học, xây dựng kho học liệu số dùng chung toàn Ngành, xây dựng
  2. cơ sở dữ liệu ngành Giáo dục và Đào tạo và triển khai các ứng dụng CNTT trong các cơ sở giáo dục. Thực hiện theo sự chỉ đạo của các cấp đơn vị đã vận động cán bộ, giáo viên tích cực tham gia học tập dưới mọi hình thức trong ứng dụng công nghệ thông tin vào sử dụng được các phần mểm, các hoạt động trong nhà trường, đặc biệt là tổ chức các trò chơi trên máy lồng ghép vào bài dạy tham gia thi giáo viên dạy giỏi các cấp cũng như cấp tỉnh nhiều năm đều đạt kết quả cao trong giảng dạy giáo án điện tử. Trong các năm học đơn vị đã tổ chức mở tập huấn cho 100% cán bộ, giáo viên thực hiện soạn giảng giáo án điện tử, những giáo viên giỏi hướng dẫn chia sẻ cho các giáo viên khác từ đó tất cả giáo viên đều dạy trên máy tính, ti vi, 100% CBQL, giáo viên sử dụng phần mềm giáo án điện tử và sử dụng chữ ký số vào ký duyệt giáo án cho giáo viên, giáo viên soạn giảng trên hệ thống phần mềm khá hiệu quả, chủ động việc khai thác tìm kiếm nguồn tài nguyên giáo dục qua mạng thông tin truyền thông, Internet, góp phần giảm được kinh phí cho nhà trường trong việc in ấn giáo án, hồ sơ sổ sách, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác giáo dục. b. Khó khăn: Đội ngũ cán bộ giáo viên tuy có cố gắng trong học tập nâng cao khả năng ứng dụng CNTT, song chưa dễ dàng đón nhận sự thay đổi và phát triển nhanh chóng về công nghệ trong giai đoạn hiện nay, Giáo viên thực hiện tìm kiếm các phần mềm để đưa vào giảng dạy còn chậm. Một số giáo viên lớn tuổi việc ứng dụng CNTT chưa thực sự là đam mê nên việc sử dụng CNTT còn gặp khó khăn khi tiếp cận với các phương tiện hiện đại, ngại đổi mới trong ứng dụng CNTT, trong soạn giảng, kỹ năng khai thác nguồn tư liệu trên mạng; kỹ năng sử dụng máy móc thiết bị chưa thành thạo. Việc sử dụng công nghệ thông tin để đổi mới phương pháp dạy học trong đội ngũ giáo viên chưa được đầu tư nghiên cứu kỹ, dẫn đến việc ứng dụng lạm dụng CNTT trong các tiết dạy trên lớp, trong việc tổ chức các trò chơi cho trẻ trở thành tiết trình chiếu kiến thức trên màn hình; một số giáo viên khi thiết kế bài giảng, các hoạt động khác bằng PowerPoint đã sử dụng những hình ảnh, font chữ, màu chữ chưa phù hợp, hoặc những hiệu ứng không hợp lý làm cho tiết dạy chưa sinh động, hấp dẫn trẻ. 2. Các biện pháp: 2.1. Cơ sở vật chất, nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng. Các điểm trường của đơn vị đã được kết nối hệ thống mạng Iternet; đầu tư trang thiết bị như: Ti vi, Máy Kitmat cả 2 điểm trường, đặc biệt là cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong đơn vị đã mua sắm máy vi tính cá nhân để phục vụ cho công tác soạn và giảng dạy giáo án điện tử. Từng bước hiện đại, đồng bộ, thống nhất, bước đầu đáp ứng với yêu cầu đặt ra trong giai đoạn Công nghệ thông tin phát triển trên toàn cầu. 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên trong đơn vị đã qua các khóa đào tạo tin học cơ bản trở lên; Vận động khuyến khích giáo viên mua sắm thiết bị máy tính, máy nghe nhạc phục vụ cho công tác quản lý và công tác giảng dạy. 100% cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong đơn vị sử dụng máy tính thường xuyên cho công việc. Cơ sở hạ tầng CNTT đã được đầu tư, nâng cấp. Trung tâm dữ liệu điện tử hoạt động thường xuyên; mạng cáp quang được triển khai và đưa vào khai thác; các hệ thống phần mềm dùng chung được triển khai thực hiện đồng bộ, thống nhất; Cổng
  3. thông tin điện tử, Quản lý văn bản và điều hành, Quản lý hồ sơ giáo viên và học sinh trên phần mềm, hồ sơ đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, Hồ sơ Cán bộ, công chức, viên chức, 2.2. Xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện: Trong hè nhà trường đã xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai mở chuyên đề về Ứng dụng CNTT vào soạn giảng giáo án điện tử cho 100% cán bộ, giáo viên tham dự, Các cán bộ, giáo viên giỏi về Ứng dụng công nghệ thông tin hướng dẫn chia sẻ lại cho các đồng chí, đồng nghiệp trong Hội đồng sư phạm nhà trường các thao tác sử dụng các bước trên máy tính và trình chiếu một cách thành thạo Ứng dụng CNTT trong việc quản lý chuyên môn, quản lý hồ sơ. Sử dụng hiệu quả các phầm mềm quản lí học sinh, quản lý nhân sự, quản lý tài sản, quản lý tài chính đáp ứng yêu cầu quản lí chung của ngành. Tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên ứng dụng, khai thác có hiệu quả các hệ thống phần mềm dùng chung của ngành như: Cổng thông tin điện tử; Thư điện tử công vụ; Quản lý văn bản và điều hành; theo dõi, chỉ đạo thực hiện; Quản lý hồ sơ và đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức; Số hóa tài liệu; Quản lý tài sản, tài chính, 2.3. Bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT cho cán bộ, giáo viên trong đơn vị: Nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin cho độ ngũ giáo viên và nhân viên như: Bồi dưỡng, kiến thức, kỹ năng ứng dụng, góp phần hiện đại hóa và nâng cao năng lực trong quản trị nhà trường. Nội dung bồi dưỡng bám sát với nhu cầu thực tiễn về ứng dụng CNTT của cán bộ, giáo viên một cách phù hợp. Nâng cao năng lực ứng dụng CNTT đáp ứng chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT quy định tại Thông tư số 03/2014/BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông; Kỹ năng đảm bảo an toàn, an ninh thông tin; Kỹ năng khai thác sử dụng có hiệu quả các phần mềm quản lý trong nhà trường. Kỹ năng sử dụng phần mềm trình chiếu, phần mềm hỗ trợ soạn bài giảng tương tác, phần mềm mô phỏng, thí nghiệm ảo, phần mềm dạy học, các trò chơi trên Kimat để đổi mới nội dung, phương pháp dạy học trên lớp phù hợp, hiệu quả. Hướng dẫn cán bộ giáo viên của trường khai thác bài giảng e-Learning của Bộ GD&ĐT tại địa chỉ để thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học; Kỹ năng xây dựng bài giảng e-Learning, khai thác các nguồn học liệu, kỹ năng quản lý, khai thác, sử dụng thiết bị CNTT phục vụ dạy học, kỹ năng tìm kiếm thông tin trên Internet, kỹ năng cài đặt hệ điều hành và các phần mềm ứng dụng cơ bản 2.4. Hình thành cơ sở dữ liệu trong đơn vị. 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên trong đơn vị thực hiện quản lý, xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng Intemet 100% cán bộ giáo viên bồi dưỡng chuyên môn thực hiện qua mạng theo phương thức học tập kết hợp (blended learning). Cán bộ, giáo viên, nhân viên tiếp tục sử dụng và khai thác hiệu quả Email công vụ trong ngành giáo dục và tạo nhóm địa chỉ mail, Zalo ở đơn vị, các nhóm, tổ chuyên môn. Sự thay đổi phương pháp giảng dạy, lấy trẻ làm trung tâm trong những năm qua giáo viên, học sinh sẽ trở nên năng động, sáng tạo và được tương tác nhiều hơn, giúp trẻ phát triển một cách toàn diện hơn.
  4. Tăng sự tương tác giữa giáo viên và trẻ, giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ với nội dung kiến thức và đánh giá trên kết quả của trẻ đạt được. Ứng dụng CNTT đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng giáo viên tự tích hợp CNTT vào từng môn học để nâng cao hiệu quả bài giảng. Giáo viên sử dụng thành thạo phần mềm trình chiếu, kết hợp các phần mềm mô phỏng, thí nghiệm ảo và phần mềm dạy học. Tránh lạm dụng CNTT trong dạy học hoặc ứng dụng một cách miễn cưỡng, lúng túng. 2.5. Giáo viên ứng dụng phần mềm Window Movie Maker vào soạn giảng: Chỉ đạo giáo viên thực hiện Phần mềm Window Movie Maker để soạn giáo án điện tử tiện lợi đối với giáo viên mầm non bởi vì Phần mềm này có sẵn trong chương trình Window do giáo viên chưa đầu tư thời gian nghiên cứu, tìm tòi, khám phá trong quá trình soạn bài giảng dạy. Các bước thực hiện đơn giản: Nhấp chuột vào Start/Program/Window Movie Maker, biểu tượng là cuộn phim, Giáo viên có thể lấy tranh ảnh, âm thanh, video, chữ viết vào bài dạy của mình và làm hiệu ứng sống động gây hứng thú đối với trẻ. Đối với trẻ Mầm non nội dung các tư liệu bài giảng điện tử giúp trẻ làm quen với hiện tượng tự nhiên, xã hội mà trẻ khó có thể bắt gặp trong thực tế, qua những tiết học sử dụng giáo án điện tử có những hình ảnh đẹp sống động giúp trẻ cảm nhận được vẽ đẹp của thiên nhiên trong cuộc sống hàng ngày. Giáo viên có thể ghi âm giọng kể truyện hấp dẫn để lồng vào đoạn phim? Rất đơn giản, Giáo viên chỉ cần kích vào biểu tượng Micro và làm theo chỉ dẫn. Giáo viên có thể dễ dàng in sao giáo án của mình ra đĩa CD để dạy trên màn hình tivi mà không cần phải ra hiệu Converter. Nhiều giáo viên đã ứng dụng thực hiện Window Movie Maker một cách đơn giản 2.6. Đẩy mạnh ứng dụng trực tuyến trong quản trị và điều hành tại đơn vị: Đặc biệt năm học này đơn vị đã gắn hệ thống Camera trên tất các điểm trường, các lớp học và quản lý trực tiếp trên máy. Đẩy mạnh việc sử dụng và khai thác các phần mềm đã được Bộ giáo dục cung cấp và thống nhất dùng chung trên cả nước.Chỉ đạo thực hiện phần mềm Phổ cập giáo dục. Vào hệ thống thông tin quản lý phổ cập tại: và Phần mềm hổ trợ kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non cung cấp tại Triển khai Phần mềm quản lý cán bộ công chức, viên chức PMIS; phần mềm cơ sở dữ liệu III. ĐÁNH GIÁ VỀ TÍNH MỚI, TÍNH HIỆU QUẢ VÀ KHẢ THI, PHẠM VI ÁP DỤNG: 1. Tính mới: Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị nhà trường nhằm tự động hoá, hiện đại hoá trong các hoạt động của đơn vị, tạo sự liên thông trong việc triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo của các cấp qua môi trường mạng. Quản lý, chỉ đạo điều hành các hoạt động của trường, lớp trên hệ thống Camera, Zalo, Mail Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn giảng giáo án điện tử ở trường mầm non góp phần đổi mới nội dung, phương pháp cách thức dạy - học giúp trẻ có cơ hội tiếp cận với thế giới xung quanh qua những hình ảnh sinh động từ bài giảng.
  5. Thực hiện quản lý hành chính xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng, đồng thời quản lý học sinh, quản lý giáo viên, quản lý cơ sở dữ liệu, xây dựng kế hoạch bài dạy; tích hợp với trang thông tin điện tử của nhà trường trên môi trường mạng. 100% giáo viên soạn giảng giáo án trên phần mềm, lên tiết dạy nhẹ nhàng, linh hoạt tự tin qua sử dụng các Slide trình chiếu, không phải chuẩn bị đồ dùng dạy học trực quan, đồ chơi trước khi lên tiết dạy, Giảm kinh phí, thời gian trong làm đồ dùng dạy học. Nâng cao trình độ năng lực chuyên môn cho Cán bộ quản lý và giáo viên mầm non, trẻ hứng thú tích cực tham gia các hoạt động học tập và vui chơi. Giáo viên lấy được nhiều hình ảnh sinh động từ môi trường mạng, tích hợp lồng ghép được nhiều môn học, sử dụng một bài giảng dạy được nhiều lớp, nhiều độ tuổi khác nhau, nâng cao chất lượng chuyên môn cụ thể qua các hội thi của giáo viên, học sinh, góp phần nâng cao chất lượng của nhà trường. 2. Tính hiệu quả và khả thi: Ứng dụng CNTT trong việc quản lý chuyên môn, quản lý hồ sơ. Sử dụng hiệu quả các phầm mềm quản lí học sinh, quản lý nhân sự, quản lý cơ sở vật chất, quản lý tài chính đáp ứng yêu cầu quản lí chung của ngành. Giáo viên ứng dụng các phần mềm vào soạn giảng kết hợp với đồ dùng đồ chơi sẵn có, đồ tự tạo của lớp, để tổ chức cho trẻ những giờ hoạt động học tập và vui chơi hấp dẫn, thu hút sự tập trung chú ý của trẻ với những hình ảnh phong phú, những trò chơi mới lạ sinh động, trẻ tích cực tham gia hoạt động trãi nghiệm đạt kết quả cao. Nâng cao năng lực cho cán bộ, giáo viên, nhân viên nhận thức rõ vai trò quan trọng của CNTT, mạng Internet và các phương tiện nghe- nhìn sẵn có nhằm phục vụ cho công tác giảng dạy và quản lý, chỉ đạo; nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong nhà trường. 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên có địa chỉ Email cá nhân và thường xuyên sử dụng địa chỉ Email; Zalo trong trao đổi công việc, truy cập hệ thống thông tin trên mạng Internet, trên các phần mềm để phục vụ trong công việc giảng dạy, quản lý, chỉ đạo điều hành trong đơn vị. Nâng cao số lượng và chất lượng cán bộ, giáo viên, nhân viên trong việc ứng dụng các phần mềm CNTT trong quản lý, điều hành và giảng dạy; Tất cả cán bộ giáo viên tham gia trường học kết nối và sinh hoạt chuyên môn. 3. Phạm vi áp dụng: Sáng kiến này thực hiện áp dụng trong các trường Mầm non và thực hiện lâu dài góp phần vào thực hiện tốt nhiệm vụ năm học và ứng dụng phát triển công nghệ thông tin trong ngành giáo dục nói chung và trường Mầm non thị trấn Cái Nước nói riêng. IV. KẾT LUẬN: Thực hiện chương trình đổi mới hình thức tổ chức giáo dục trẻ mầm non được tiếp cận với công nghệ thông tin hiện nay là một vấn đề quan trọng và cần thiết. Do đó các hoạt động cho trẻ tham gia cần mới lạ hấp dẫn lôi cuốn trẻ. Chính vì vậy đòi hỏi tôi cần tích cực tìm tòi học hỏi thêm nhiều hơn nữa để ứng dụng được nhiều phần mềm tin học khác vào trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ.
  6. Cho trẻ làm quen tiếp cận công nghệ thông tin sớm là một phương án tốt nhằm giúp trẻ hình thành thêm cho trẻ một kỹ năng sống cần thiết trong thời đạicông nghệ mở rộng như ngày nay. Khi sử dụng các phần mềm giáo dục, bạn hãy chú ý, đừng nên quá lạm dụng vì nếu không sẽ làm mất đi tính thẩm mỹ của bài giảng. Ví dụ như lựa chọn phông chữ, màu chữ, hiệu ứng hình ảnh bạn nên chọn màu chữ và màu nền không quá tương phản, hiệu ứng hình ảnh không quá rối nếu không học sinh của bạn sẽ nhức mắt và không thể chú ý vào bài giảng được gây tác dụng ngược. Khi sắp xếp các Slide hãy sắp xếp đơn giản, hợp lý và luôn lưu ý đến mối liên kết giữa chúng vì đôi khi một trục trặc nhỏ trong quá trình tiến hành bài giảng cũng có thể làm cho bạn lúng túng, mất bình tĩnh. . Các nhà trường nên trang bị các thiết bị CNTT đồng bộ giữa máy tính, máy chiếu, bảng tương tác hay các phần mềm và hướng dẫn chi tiết cho giáo viên cách sử dụng. Nhà trường nên nối mạng internet, tạo điều kiện cho giáo viên học hỏi và khai thác tài nguyên trên internet. Giáo viên có tác phong sư phạm mẫu mực, dịu dàng, giọng nói truyền cảm thể hiện tình yêu thương đối với trẻ. Luôn quan tâm đối sử công bằng đối với tất cả trẻ giúp đỡ các trẻ yếu phối hợp với phụ huynh có kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ để tổ chức các hoạt động đạt hiệu quả cao. XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG Người báo cáo ĐƠN VỊ TRỰC TIẾP Nguyễn Kim Tuyến