Sáng kiến kinh nghiệm Dạy trẻ tự làm đồ dùng đồ chơi - Năm học 2019-2020 - Tăng Thị Bích Liễu
Đồ chơi là một phần quan trọng trong đời sống của trẻ mầm non. Đồ chơi phong phú, phù hợp với sở thích và tâm lí của trẻ sẽ khởi nguồn cho những cảm xúc, tình cảm tích cực ở trẻ. Đặc biệt, đồ chơi thời thơ ấu có ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ sau này.
Bên cạnh những đồ chơi mua sẵn rất phong phú về màu sắc, chủng loại, giáo viên có thể tìm tòi học hỏi sáng tạo để dạy trẻ tự làm đồ chơi từ các nguyên vật liệu trong thiên nhiên như: rau, củ, hoa, lá, hột, hạt,… hay từ các nguyên vật liệu tái sử dụng như: giấy màu, vải vụn, vỏ hộp, chai, lọ…Điều này góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện về các mặt: nhận thức, thể chất, ngôn ngữ, tình cảm – xã hội và thẩm mĩ.
Bên cạnh những đồ chơi mua sẵn rất phong phú về màu sắc, chủng loại, giáo viên có thể tìm tòi học hỏi sáng tạo để dạy trẻ tự làm đồ chơi từ các nguyên vật liệu trong thiên nhiên như: rau, củ, hoa, lá, hột, hạt,… hay từ các nguyên vật liệu tái sử dụng như: giấy màu, vải vụn, vỏ hộp, chai, lọ…Điều này góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện về các mặt: nhận thức, thể chất, ngôn ngữ, tình cảm – xã hội và thẩm mĩ.
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy trẻ tự làm đồ dùng đồ chơi - Năm học 2019-2020 - Tăng Thị Bích Liễu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_day_tre_tu_lam_do_dung_do_choi_nam_hoc.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Dạy trẻ tự làm đồ dùng đồ chơi - Năm học 2019-2020 - Tăng Thị Bích Liễu
- Mẫu 01/BCSK PHÒNG GD&ĐT HUYỆN CÁI NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG MẦM NON TT CÁI NƯỚC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Cái nước, ngày 20 tháng 10 năm 2019 BÁO CÁO SÁNG KIẾN - Tên sáng kiến: Dạy trẻ tự làm đồ dùng đồ chơi - Họ và tên: Tăng Thị Bích Liễu - Đơn vị công tác: Trường mầm non thị trấn Cái Nước - Cá nhân, tổ chức phối hợp: Tăng Thị Bích Liễu - Thời gian đã được triển khai thực hiện: Từ ngày 05 tháng 08 năm 2019 đến ngày: 25/05/2020 I. ĐẶT VẤN ĐỀ: 1. Tên sáng kiến: Dạy trẻ tự làm đồ dùng đồ chơi 2. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến: Đồ chơi là một phần quan trọng trong đời sống của trẻ mầm non. Đồ chơi phong phú, phù hợp với sở thích và tâm lí của trẻ sẽ khởi nguồn cho những cảm xúc, tình cảm tích cực ở trẻ. Đặc biệt, đồ chơi thời thơ ấu có ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ sau này. Bên cạnh những đồ chơi mua sẵn rất phong phú về màu sắc, chủng loại, giáo viên có thể tìm tòi học hỏi sáng tạo để dạy trẻ tự làm đồ chơi từ các nguyên vật liệu trong thiên nhiên như: rau, củ, hoa, lá, hột, hạt, hay từ các nguyên vật liệu tái sử dụng như: giấy màu, vải vụn, vỏ hộp, chai, lọ Điều này góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện về các mặt: nhận thức, thể chất, ngôn ngữ, tình cảm – xã hội và thẩm mĩ. Với những món đồ chơi mới lạ từ các nguyên vật liệu gần gũi đó, các cháu sẽ cảm thấy yêu quý, thích thú hơn rất nhiều so với những món đồ chơi mua sẵn. Từ đó chúng ta có thể tận dụng những nguyên vật liệu có sẵn ở gia đình, địa phương để dạy trẻ tự làm đồ chơi cho mình, qua đó chúng ta có thể giáo dục cho trẻ biết yêu quý công sức lao động. Vì thế, bản thân tôi nhận thấy việc dạy trẻ tự làm đồ dùng đồ chơi là một việc làm hết sức cần thiết và bổ ích. II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN: 1. Thực trạng của lớp: *Thuận lợi: Được phụ huynh quan tâm đến các hoạt động dạy và học ở lớp, phụ huynh thường xuyên trao đổi với giáo viên về các hoạt động của trẻ ở trường, ở lớp và nhiệt 1
- tình đóng góp các nguyên vật liệu sẵn có ở gia đình để cho giáo viên dạy trẻ tự làm đồ dùng đồ chơi. Được Ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo sát sao trong công tác chuyên môn, có nhiều hướng dẫn, gợi ý trong việc làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho công tác giảng dạy. * Khó khăn: Trong quá trình dạy trẻ làm đồ dùng đồ chơi, giáo viên cần phải chủ động tìm kiếm các nguyên vật liệu rẻ tiền, sưu tầm các nguyên vật liệu phế thải sẵn có ở gia đình, địa phương, vận động xã hội hoá từ phụ huynh. Cần phải tính toán đến kinh phí khi làm đồ dùng. Thời gian lên lớp, ngoài cung cấp những kiến thức cơ bản cho trẻ bản thân giáo viên còn phải làm nhiều loại hồ sơ sổ sách nên chưa có nhiều thời gian để dạy trẻ làm đồ dùng đồ chơi. Giáo viên cần phải biết lựa chọn những mẫu đồ dùng, đồ chơi phù hợp với các hoạt động vui chơi, học tập của trẻ và phù hợp với thực tế của địa phương. 2.Các biện pháp thực hiện: Làm đồ dùng từ việc tận dụng các nguyên liệu dễ kiếm, rẻ tiền giúp giáo viên vừa có điều kiện tiết kiệm chi phí làm đồ dùng đồ chơi vừa có thể phối hợp cùng phụ huynh trong việc chăm sóc giáo dục trẻ. Khi lựa chọn các nguyên vật liệu để dạy trẻ làm đồ dùng đồ chơi giáo viên cần phải chú ý: Các nguyên vật liệu phải sạch sẽ, có màu sắc đẹp, bắt mắt, kích thước vừa tầm tay trẻ và phải đảm bảo an toàn cho trẻ. Các nguyên vật liệu có tính phổ biến và rẻ tiền, dễ huy động được từ phụ huynh học sinh. Sau đây là cách thực hiện và một số đồ dùng đồ chơi của cô và trẻ thực hiện ở lớp Lá 3 với những nguyên vật liệu dễ tìm, sẵn có * Dạy trẻ tự làm đồ chơi vào các giờ tạo hình: Vào các giờ tạo hình, cô có thể hướng dẫn cho trẻ làm một số đồ chơi dễ làm, đảm bảo thời gian, phù hợp với chủ điểm Khi làm xong các cháu có thể trưng bày vào góc tạo hình để nó sinh động, bắt mắt hơn như làm con cá, con cua, con bướm, 1. CON CÁ a. Chuẩn bị: Giấy màu, kéo, hồ dán. b. Cách làm: Dạy trẻ cắt giấy thành những hình tròn, hình tam giác có kích thước to nhỏ khác nhau. 2
- Dùng 2 hình tròn to, gấp đôi và dán lại làm thân con cá. Tiếp đến dùng hình tam giác gấp lại dán vào thân cá làm đuôi cá. Dùng 2 hình tròn nhỏ gấp lại dán vào hai bên thân làm vây cá. Dùng viết chì vẽ thêm mắt và miệng cá. c. Cách sử dụng: Được dùng cho trẻ trang trí ở góc tạo hình, làm album các con vật, 2. CON MÈO a. Chuẩn bị: Giấy bitis, decal, keo dán, màu nước. Hộp sữa chua b. Cách làm: Vẽ hình phần đầu của mèo, sau đó cắt ra. Cho trẻ dán lên hộp sữa chua. Vẽ thêm mắt, mũi, miệng theo ý thích của trẻ. c. Cách sử dụng: Trẻ sử dụng trong hoạt động góc, hoạt động khám phá môi trường xung quanh, * Trong giờ hoạt động ở góc, thời gian có nhiều nên cô có thể dạy cho các cháu tự làm đồ chơi có tính phức tạp hơn và tận dụng những đồ chơi đó để trang trí cho góc tạo hình và các góc khác bằng các nguyên vật liệu đã được cô chuẩn bị như làm khung ảnh, album, ngôi sao 3. NGÔI SAO a. Chuẩn bị: Vé số, dây b. Cách làm: Gấp tờ vé số có dạng hình tam giác ở phần trên, phần còn lại chúng ta gấp nhỏ. Tương tự vậy chúng ta gấp 5 cái và ghép lại thành 1 ngôi sao. c. Cách sử dụng: Dán vào dây dùng làm màn cửa, hoặc chơi các trò chơi 4. KHUNG ẢNH a. Chuẩn bị: Giấy goky hoặc giấy bìa cứng, giấy màu, keo dán, màu nước. b. Cách làm: Cắt giấy goky hoặc giấy bìa cứng thành hình vuông hay chữ nhật. 3
- Cắt giấy màu thành các dây nhỏ, dán xung quanh giấy bìa cứng làm khung, hoặc vẽ xung quanh và trang trí. Sau đó trẻ dán hoa lá xung quanh hoàn thành khung ảnh. Trẻ có thể vẽ hoặc dán ảnh đã có sẵn vào khung. c. Cách sử dụng: Trẻ trưng bày ở góc tạo hình, hoặc trang trí ở các góc. * Vào giờ hoạt động ngoài trời, có thể cho trẻ tự làm những đồ chơi bằng các nguyên vật liệu sẵn có, dễ tìm ngoài trời như lá cây, hộp sữa, ống hút, Hướng dẫn trẻ làm nhanh để trẻ có thể sử dụng ngay cho buổi chơi của trẻ. 4. MỘT SỐ ĐỒ CHƠI LÀM TỪ LÁ DỪA a. Chuẩn bị: Lá dừa tươi, kéo, ống hút to hoặc ống sậy b. Cách làm: * Chong chóng: Xé lá dừa ra làm đôi, bỏ gân lá. So hai bên lá bằng nhau. Để lá này lên trên lá kia, tay giữ cố định ở giữa hai lá. Lần lượt gấp 2 đầu lá vào giữa, tiếp theo lần lượt xỏ 2 đầu lá còn lại vào hai vòng lá đã gấp trước, và thực hiện tương tự vói 2 đầu lá còn lại. Khi xỏ xong ta kéo 4 đầu lá thẳng ra, chỉnh sửa cho ngay ngắn. Chúng ta được chong chóng. Cắt 1 đoạn gân lá đâm vào giữa chong chóng, sao đó gắn vào ống hút hoặc ống sậy, ta hoàn thành 1 cái chong chóng. * Con cào cào: Xé lá dừa ra làm đôi, giữ lại một đoạn. Gập gân lá lại sau đó lần lượt bẻ lá vòng vào gân lá ở giữa. Gấp lần lượt đến hết lá, rút gân lá cố định hai bên lá, ta được con cào cào. c. Cách sử dụng: Cho trẻ chơi ở các góc hoặc chơi ngoài trời. 5. XE KÉO a. Chuẩn bị: Can nước rửa chén lớn, nhỏ. Giấy bitis, decal, keo dán, màu nước. b. Cách làm: Cắt bỏ một phần thân của can nước rửa chén để có hình dạng như thân xe, cắt giấy bitis dày thành hình tròn để làm bánh xe và gắn vào thân xe. Dùng giấy 4
- decal cắt thành nhiều hình khác nhau để trang trí thân xe, cắt dán biển số xe. Vẽ thêm các chi tiết phụ cho chiếc xe đẹp hơn. c. Cách sử dụng: Trưng bày ở góc xây dựng cho trẻ chơi hoạt động góc, dùng cho trẻ chơi trò kéo xe ở các hoạt động ngoài trời III. ĐÁNH GIÁ VỀ TÍNH MỚI, TÍNH HIỆU QUẢ VÀ KHẢ THI, PHẠM VI ÁP DỤNG: 1. Tính mới: Thông qua việc ‘‘Dạy trẻ tự làm đồ dùng đồ chơi ” đã tạo ra được nhiều đồ dùng đồ chơi phục vụ cho học tập và vui chơi của trẻ. Trẻ được tự tay làm đồ chơi cho mình và được chơi những món đồ chơi do mình làm ra giúp trẻ hứng thú hơn và yêu thích đến trường hơn, trẻ cảm nhận được mỗi ngày đến trường là một ngày vui, mỗi ngày đến trường sẽ có thêm nhiều điều thú vị và bổ ích hơn. Từ đó trẻ sẽ càng được phát triển tốt hơn về mọi mặt. 2. Tính hiệu quả và khả thi: Việc dạy trẻ tự làm đồ dùng đồ chơi là rất bổ ích và được các cháu và phụ huynh ủng hộ nhiệt tình. Qua đó có thể giáo dục cho trẻ tính tiết kiệm và yêu quý sức lao động, có ý thức bảo vệ môi trường. Được phụ huynh rất hoan nghênh và ủng hộ. 3. Phạm vi áp dụng: Sáng kiến này đã được áp dụng có hiệu quả tại lớp Lá 3. IV. KẾT LUẬN: Thông qua việc ‘‘Dạy trẻ tự làm đồ dùng đồ chơi ” tôi và trẻ đã tạo ra được nhiều đồ chơi mới lạ, hấp dẫn, các cháu lớp tôi rất hứng thú trong học tập và vui chơi, tích cực hoạt động. Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi trong việc dạy trẻ tự làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các hoạt động vui chơi và học tập của trẻ lớp mình. Bên cạnh những kết quả thu được là trẻ lớp tôi được chơi những đồ chơi mới lạ, đẹp mắt và trẻ rất thích thú với những đồ vật do mình tự làm ra. Tuy nhiên cũng còn nhiều hạn chế, rất mong Ban giám hiệu nhà trường đóng góp ý kiến để tôi có thêm nhiều kinh nghiệm hơn nữa trong việc dạy trẻ tự làm đồ dùng đồ chơi. XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG Người báo cáo ĐƠN VỊ TRỰC TIẾP Tăng Thị Bích Liễu 5