Bài dạy Công nghệ Lớp 7 - Chủ đề 6: Môi trường nuôi thủy sản - Năm học 2019-2020
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hiểu được đặc điểm của nước nuôi thủy sản
- Biết được một số tính chất của nước nuôi thủy sản
- Biết được cách cải tạo nước nuôi thủy sản và đất đáy ao
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, so sánh và rút ra nhận xét
3. Thái độ:
- Có ý thức tự học, hứng thú tự tin trong học tập và yêu thích bộ môn
II/ NỘI DUNG:
1. Kiến thức:
- Hiểu được đặc điểm của nước nuôi thủy sản
- Biết được một số tính chất của nước nuôi thủy sản
- Biết được cách cải tạo nước nuôi thủy sản và đất đáy ao
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, so sánh và rút ra nhận xét
3. Thái độ:
- Có ý thức tự học, hứng thú tự tin trong học tập và yêu thích bộ môn
II/ NỘI DUNG:
Bạn đang xem tài liệu "Bài dạy Công nghệ Lớp 7 - Chủ đề 6: Môi trường nuôi thủy sản - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- bai_day_cong_nghe_lop_7_chu_de_6_moi_truong_nuoi_thuy_san_na.pdf
- CONG NGHE 7_HD_TUAN 30.pdf
Nội dung text: Bài dạy Công nghệ Lớp 7 - Chủ đề 6: Môi trường nuôi thủy sản - Năm học 2019-2020
- NỘI DUNG KIẾN THỨC – KỸ NĂNG - MÔN: CÔNG NGHỆ 7 TUẦN 30 ( Từ ngày 20/04/2020 đến 25 /04/2020 ) CHỦ ĐỀ 6: MÔI TRƯỜNG NUÔI THỦY SẢN I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Hiểu được đặc điểm của nước nuôi thủy sản - Biết được một số tính chất của nước nuôi thủy sản - Biết được cách cải tạo nước nuôi thủy sản và đất đáy ao 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng quan sát, so sánh và rút ra nhận xét 3. Thái độ: - Có ý thức tự học, hứng thú tự tin trong học tập và yêu thích bộ môn II/ NỘI DUNG: HOẠT ĐỘNG 1: MÔI TRƯỜNG NUÔI THỦY SẢN I.Đặc điểm của nước nuôi thuỷ sản - Có khả năng hoà tan các chất vô cơ và hữu cơ. - Có khảnăng điều hoà chếđộnhiệt của nước. - Thành phần ôxi (o2) thấp và cacbonic (CO2) cao II. Tính chất của nước nuôi thuỷsản 1/ Tính chất lý học: + Nhiệt độ ảnh hưởng tiêu hoá, hô hấp, sinh sản của tôm cá. + Độtrong là chỉ tiêu đánh giá độ tốt, xấu của nước nuôi thuỷsản + Màu nước: Nước béo màu nõn chuối, vàng lục. Nước gầy màu tro đục, xanh đồng. Nước bệnh màu đen mùi thối. + Sự chuyển động của nước sẽ ảnh hưởng đến lượng oxi, thức ăn. Có 3 hình thức chuyển động: song, đối lưu, dòng chảy 2/ Tính chất hoá học + Các chất khí hoà tan phụ thuộc nhiệt độ, áp suất, nồng độmuối
- + Các muối hoà tan: Đạm nitơrat, lân, sắt. + ĐộpH thích hợp 6 đến 9 3/ Tính chất sinh học Nước nuôi thuỷsản có nhiều sinh vật sống: thực vật thuỷ sinh, động vật phù du và động vật đáy III. Biện pháp cải tạo nước và đất đáy ao - Tuỳ từng vùng miền mà cải tạo nước ao cho phù hợp: trồng cây, diệt bọ gạo. - Tuỳ từng loại đất mà có các biện pháp cải tạo đất đáy ao cho phù hợp: trồng cây, bón phân. BÀI TẬP 1/Trình bày đặc điểm của nước nuôi thủy sản? 2/ Theo em, để nâng cao chất lượng của nước nuôi tôm cá và đất đáy ao ta cần phải làm gị?
- HOẠT ĐỘNG 2: Thực hành XÁC ĐỊNH NHIỆT ĐỘ , ĐỘ TRONG VÀ ĐỘ PH CỦA NƯỚC NUÔI THỦY SẢN I. Mẫu nước và dụng cụ cần thiết - Nhiệt kế - Đĩa sếch xi - Thang màu pH chuẩn - 2 thùng nhựa đựng mẫu nước nuôi cá - Giấy đo pH II. Quy trình thực hành 1. Đo nhiệt độ nước: - Bước 1: Nhúng nhiệt kế vào nước để khoảng 5 đến 10 phút. - Bước 2: Nâng nhiệt kế khỏi nước và đọc ngay kết quả. 2. Đo độ trong: - Bước 1: Thả từ từ đĩa sếch xi xuống nước cho đến khi không thấy vạch đen, trắng (hoặc xanh, trắng) và ghi độ sâu của đĩa (cm). - Bước 2: Thả đĩa xuống sâu hơn, rồi kéo lên đến khi thấy vạch đen, trắng (hoặc trắng, xanh), ghi lại độ sâu của đĩa. Kết quả độ trong sẽ là số trung bình của hai bước đó. 3. Đo độ pH bằng phương pháp đơn giản: - Bước 1: Nhúng giấy đo pH vào nước hoảng 1 phút. - Bước 2: Đưa lên so sánh với thang màu pH chuẩn. Nếu trùng màu nào thì nước có độ pH tương đương với pH của màu đó. III. Thực hành BÀI TẬP Em hãy nêu qui trình đo nhiệt độ nước, đo độ trong, đo độ pH của nước nuôi thủy sản?
- Xem trước nội dung bài mới Chủ đề 7: Thức ăn của động vật thủy sản - Thức ăn của tôm cá gồm những loại nào? - Sự khác nhau giữa thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo? - Trình bày mối quan hệ thức ăn của tôm cá?