Bài giảng Công nghệ Lớp 7 - Bài 12: Sâu, bệnh hại cây trồng - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Quách Văn Phẩm

Bệnh mốc sương khoai tây
Tác nhân: do nấm Phytophthora infestans.

Trên lá: Bệnh xuất hiện đầu tiên ở phần mép lá, vết bệnh là những đốm nhỏ có màu xanh nhạt, hơi ướt; sau đó chuyển sang màu nâu. Vết bệnh lớn dần ra, không có hình dạng nhất định; vết bệnh co lại, trên đó có lớp mốc trắng (là các phân sinh bào tử).

Trên thân: vết bệnh cũng có màu xanh nhạt, hơi ướt; vết bệnh lớn dần lên, có màu nâu bao quanh thân.

Trên củ: vết bệnh màu nâu, hơi lõm vào trong củ; bệnh nặng có thể làm củ bị thối mềm, có mùi hôi, thối.

pptx 16 trang BaiGiang.com.vn 31/03/2023 1780
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Công nghệ Lớp 7 - Bài 12: Sâu, bệnh hại cây trồng - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Quách Văn Phẩm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_cong_nghe_lop_7_bai_12_sau_benh_hai_cay_trong_nam.pptx

Nội dung text: Bài giảng Công nghệ Lớp 7 - Bài 12: Sâu, bệnh hại cây trồng - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Quách Văn Phẩm

  1. TRƯỜNG THCS QUÁCH VĂN PHẨM MÔN: CÔNG NGHỆ 7 Năm học: 2019 - 2020
  2. Quan sát hình ảnh sau và cho biết sâu bệnh hại có ảnh hưởng ntn đến cây trồng?
  3. - Sâu bệnh hại có ảnh hưởng rất xấu đến đời sống cây trồng: + Cây trồng sinh trưởng phát triển kém + Năng suất, chất lượng nông sản giảm, thậm chí không cho thu hoạnh
  4. Bệnh mốc sương cà chua Sương mai là bệnh gây hại phổ biến trên cây cà chua. Bệnh hại có thể làm giảm năng suất đến 40-70% bệnh nặng có thể làm thất thu năng suất hoàn toàn. Vì vậy việc phát hiện bệnh sớm và phòng trị kịp thời mang lại hiệu quả cao trong việc thâm canh cây cà chua.
  5. Bệnh mốc sương khoai tây  Tác nhân: do nấm Phytophthora infestans.  Trên lá: Bệnh xuất hiện đầu tiên ở phần mép lá, vết bệnh là những đốm nhỏ có màu xanh nhạt, hơi ướt; sau đó chuyển sang màu nâu. Vết bệnh lớn dần ra, không có hình dạng nhất định; vết bệnh co lại, trên đó có lớp mốc trắng (là các phân sinh bào tử).  Trên thân: vết bệnh cũng có màu xanh nhạt, hơi ướt; vết bệnh lớn dần lên, có màu nâu bao quanh thân.  Trên củ: vết bệnh màu nâu, hơi lõm vào trong củ; bệnh nặng có thể làm củ bị thối mềm, có mùi hôi, thối.
  6. Hãy quan sát hình ảnh dưới đây và cho biết thế nào là côn trùng?
  7. Quan sát hình, kết hợp nghiên cứu sgk và nêu những điểm khác nhau của biến thái hoàn toàn và không hoàn toàn?
  8. Đặc điểm Biến thái Biến thái không hoàn hoàn toàn toàn Số các giai đoạn 4 giai đoạn 3 giai đoạn Hình thái của giai Khác nhau hoàn Gần giống nhau đoạn sâu trưởng toàn thành và sâu non Giai đoạn phá Sâu non Sâu trưởng thành mạnh
  9. - Côn trùng: là lớp động vật thuộc ngành chân khớp, cơ thể chia làm 3 phần: đầu, ngực, bụng - Cấu tạo của côn trùng: ngực có 3 đôi chân và thường có 2 đôi cánh, đầu có một đôi râu - Vòng đời của côn trùng là khoảng thời gian tính từ giai đoạn trứng đến côn trùng trưởng thành và lại đẻ trứng
  10. Quan sát hình ảnh sau kết hợp nghiên cứu sgk và hãy cho biết bệnh cây là gì? Nguyên nhân gây bệnh do đâu?
  11. Khi bị sâu bệnh phá hoại cây trồng thường có biểu hiện gì? • Biến dạng lá, quả, gãy cành, thối củ, • Lá, quả có đốm đen, vàng, • Trạng thái: cây héo rũ