Bài dạy Lịch sử Lớp 9 - Bài 22+23 - Năm học 2019-202

a. Hoàn cảnh

- Chiến tranh thế giới bước sang năm thứ ba.Trên thế giới dần hình thành hai trận tuyến. Cuộc đấu tranh của nhân dân ta là một bộ phận trong cuộc đấu tranh của 
các lực lượng dân chủ. 
b. Hoàn cảnh trong nước:  
- Thực dân Pháp ra sức đàn áp cách mạng, thống trị nhân dân Đông Dương, vận mệnh của dân tộc đang nguy vong hơn bao giờ hết. 
- Ngày 28 - 1 - 1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cuộc cách mạng, chủ trì Hội nghị TW lần thứ 8 (từ ngày 10 đến ngày 19 - 5 - 1941) họp tại Pác Bó (Cao Bằng). 
- Hội nghị đã chủ trương: trước hết phải giải phóng cho được các dân tộc Đông Dương ra khỏi ách Pháp - Nhật. Tạm gác khẩu hiệu “Đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày”, thực hiện khẩu hiệu “Tịch thu ruộng đất của đế quốc và Việt gian chia cho dân cày nghèo”. Hội nghị đã thành lập Mặt trận Việt Minh (ngày 19 - 5 - 1941).

pdf 4 trang Hạnh Đào 14/12/2023 3620
Bạn đang xem tài liệu "Bài dạy Lịch sử Lớp 9 - Bài 22+23 - Năm học 2019-202", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbai_day_lich_su_lop_9_bai_2223_nam_hoc_2019_202.pdf
  • pdfSU 9_HD_TUAN 23.pdf

Nội dung text: Bài dạy Lịch sử Lớp 9 - Bài 22+23 - Năm học 2019-202

  1. NỘI DUNG KIẾN THỨC – LỊCH SỬ 9 - TUẦN 23 ( Từ ngày 02/03/2020 đến 07/03/2020) Bài 22: Cao trào cách mạng tiến tới Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. I.Mặt trận Việt Minh ra đời (19 - 5 - 1941). 1. Hoàn cảnh lịch sử: a. Hoàn cảnh thế giới: - Chiến tranh thế giới bước sang năm thứ ba.Trên thế giới dần hình thành hai trận tuyến. Cuộc đấu tranh của nhân dân ta là một bộ phận trong cuộc đấu tranh của các lực lượng dân chủ. b. Hoàn cảnh trong nước: - Thực dân Pháp ra sức đàn áp cách mạng, thống trị nhân dân Đông Dương, vận mệnh của dân tộc đang nguy vong hơn bao giờ hết. - Ngày 28 - 1 - 1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cuộc cách mạng, chủ trì Hội nghị TW lần thứ 8 (từ ngày 10 đến ngày 19 - 5 - 1941) họp tại Pác Bó (Cao Bằng). - Hội nghị đã chủ trương: trước hết phải giải phóng cho được các dân tộc Đông Dương ra khỏi ách Pháp - Nhật. Tạm gác khẩu hiệu “Đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày”, thực hiện khẩu hiệu “Tịch thu ruộng đất của đế quốc và Việt gian chia cho dân cày nghèo”. Hội nghị đã thành lập Mặt trận Việt Minh (ngày 19 - 5 - 1941). 2.Hoạt động của Mặt trận Việt Minh. a. Xây dựng lực lượng cách mạng: - Ở căn cứ Bắc Sơn - Vũ Nhai: Các đội du kích đã được thống nhất thành đội Cứu quốc quân và phát động chiến tranh du kích, sau phân tán nhỏ để gây cơ sở trong quần chúng. - Ở các nơi khác: Đảng tranh thủ tập hợp rộng rãi các tầng lớp nhân dân như học sinh, sinh viên vào Mặt trận cứu quốc. - Xuất bản một số tờ báo để tuyên truyền đường lối cách mạng. b. Tiến lên đấu tranh vũ trang: - Tháng 5 - 1944, Tổng bộ Việt Minh ra Chỉ thị sửa soạn khởi nghĩa. - Ngày 22 - 12 - 1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân được thành lập. - Lực lượng vũ trang và lực lượng chính trị của ta đã phát triển mạnh, mở rộng căn cứ địa cách mạng Việt Bắc và thúc đẩy phong trào cách mạng trong cả nước. II. Cao trào kháng Nhật cứu nước tiến tới Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. 1. Nhật đảo chính Pháp (9 - 3 - 1945). -Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc, nước Pháp được giải phóng. -Ở mặt trận Thái Bình Dương, phát xít Nhật bị nguy khốn. Quân Pháp ở Đông Dương cũng ráo riết chuẩn bị, chờ thời cơ đánh Nhật. -Tình thế trên buộc Nhật phải tiến hành đảo chính Pháp, độc chiếm Đông Dương. - Đêm 9 - 3 - 1945, Nhật đảo chính pháp trên toàn Đông Dương, Pháp nhanh chóng đầu hàng. 1
  2. 2. . Tiến tới Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. a. Chủ trương: Ngay khi Nhật đảo chính Pháp, ra bản Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, xác định kẻ thù chính là phát xít Nhật. Phát động cao trào “Kháng Nhật, cứu nước” b. Diễn biến: -Từ giữa tháng 3/1945 trở đi, cách mạng đã chuyển sang cao trào, nhiều địa phương đã giành được chính quyền. - 15 - 4 – 1945 Thống nhất các lực lượng vũ trang thành Việt Nam Giải phóng quân . - 6 – 1945 Khu giải phóng Việt Bắc ra đời. - Khẩu hiệu “Phá kho thóc, giải quyết nạn đói” đã dấy lên phong trào đánh chiếm kho thóc của Nhật chia cho dân nghèo. Không khí khởi nghĩa sục sôi trong cả nước. Bài 23: Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và sự thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. I. Lệnh Tổng khởi nghĩa được ban bố. -Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện (8 - 19454). Ở trong nước, quân Nhật hoang mang, dao động cực độ. - Ngay khi nghe tin Chính phủ Nhật đầu hàng, Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc được thành lập và ra Quân lệnh số 1 kêu gọi toàn dân nổi dậy. -Đảng ta họp Hội nghị toàn quốc (ngày 14 và 15 - 8 - 1945) ở Tân Trào (Tuyên Quang), quyết định phát động Tổng khởi nghĩa, giành chính quyền trước khi quân Đồng minh vào nước ta. -Đại hội Quốc dân Tân Trào họp (16 - 8) tán thành quyết định khởi nghĩa của Đảng, lập Ủy ban Giải phóng dân tộc do Hồ Chí Minh làm chủ tịch. II. Giành chính quyền ở Hà Nội. -Từ sau ngày Nhật đảo chính Pháp, các đội Tuyên truyền xung phong của Việt Minh hoạt động khắp thành phố - Ngày 15 - 8, Việt Minh tổ chức diễn thuyết ở ba rạp hát trong thành phố. Ngày 16 - 8, truyền đơn, biểu ngữ kêu gọi khởi nghĩa xuất hiện khắp nơi. Chính phủ bù nhìn lung lay đến tận gốc rễ. -Ngày 19 - 8, mít tinh tại Nhà hát lớn biến thành cuộc biểu tình đánh chiếm các công sở chính quyền địch, khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội III.Giành chính quyền trong cả nước. - Từ ngày 14 đến 18 - 8, bốn tỉnh giành chính quyền sớm nhất cả nước là Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh và Quảng Nam. -Khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở Huế (23 - 8), Sài Gòn (25 - 8). Đến ngày 28 - 8, Tổng khởi nghĩa đã thành công trong cả nước. - Ngày 2 - 9 - 1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. IV. Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thành công của Cách mạng tháng Tám. 1. Ý nghĩa: - Đối với dân tộc: Cách mạng tháng Tám là sự kiện vĩ đại trong lịch sử dân tộc, phá tan hai xiềng xích nô lệ Nhật - Pháp, lật đổ ngai vàng phong kiến, lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đưa nước ta trở thành một nước độc lập, mở ra một kỉ nguyên mới cho dân tộc ta - kỉ nguyên độc lập, tự do. 2
  3. - Đối với thế giới: Thắng lợi của cách mạng đã cổ vũ mạnh mẽ tinh thần đấu tranh của nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc; góp phần củng cố hòa bình ở khu vực Đông Nam Á nói riêng, trên toàn thế giới nói chung. 2. Nguyên nhân thành công: - Dân tộc có truyền thống yêu nước sâu sắc. - Tình đoàn kết của tất cả các tầng lớp, các giai cấp trong xã hội có khối liên minh công – nông vững chắc. - Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. - Hoàn cảnh quốc tế thuận lợi, phát xít Nhật bị thua nên tạo cơ hội ngàn năm có 1. A. Phần bài tập tuần 23 HKII Câu 1: Mặt trận Việt Minh ra đời trong hoàn cảnh nào ? ( Theo mẫu) -Tình hình thế giới: -Tình hình trong nước: Câu 2: Điền vào chỗ trống dưới đây để làm rõ chủ trương của Đảng trong Hội nghị Trung ương Đảng Cộng Sản lần thứ 8 ( 5/1941)? -Đặt lên hàng đầu nhiệm vụ: -Tạm gác khẩu hiệu: Thay bằng khẩu hiệu: -Thành lập: Câu 3: Hoàn thành sơ đồ niên biểu về các cuộc khởi nghĩa giành chính quyền tháng 8 năm 1945. 3
  4. Câu 4: Nêu ý nghĩa lịch sử của cuộc Cách Mạng Tháng Tám 1945 ? B. Dặn dò bài tiếp theo Chuẩn bị bài 24 1.Nêu những thuận lợi và khó khăn của nước ta sau Cách Mạng Tháng Tám 1945 ? 2. Nêu những biện pháp của Đảng và Chính phủ ta nhằm giải quyết khó khăn sau năm 1945 ? 3. Nêu nội dung và ý nghĩa của Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946 và Hiệp định Tạm Ước 14/9/1946 ? 4