Bài dạy Lịch sử Lớp 9 - Bài 29: Cả nước trực chiến đấu chống Mĩ cứu nước (1965-1973) - Năm học 2019-2020

I. Chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ (1965 - 1968) 
1. Chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở miền Nam 
Được tiến hành bằng lực lượng  quân Mĩ,quân đồng minh và quân đội Sài Gòn,có lúc lên tới 1,5 triệu quân. 
+ Dựa vào ưu thế quân sự, Mĩ liên tiếp mở các cuộc hành quân “tìm diệt” vào Vạn Tường (Quảng Ngãi), sau đó mở hai cuộc phản công mùa khô 1965 - 1966 và 1966 - 1967. 
2. Chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ. 
( Học sinh dựa vào SGK tr. 142-145 để hoàn thành bảng niên biểu)

pdf 4 trang Hạnh Đào 15/12/2023 5000
Bạn đang xem tài liệu "Bài dạy Lịch sử Lớp 9 - Bài 29: Cả nước trực chiến đấu chống Mĩ cứu nước (1965-1973) - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbai_day_lich_su_lop_9_bai_29_ca_nuoc_truc_chien_dau_chong_mi.pdf
  • pdfSU 9_HD_TUAN 29.pdf

Nội dung text: Bài dạy Lịch sử Lớp 9 - Bài 29: Cả nước trực chiến đấu chống Mĩ cứu nước (1965-1973) - Năm học 2019-2020

  1. HỆ THỐNG KIẾN THỨC – KỸ NĂNG - MÔN: LỊCH SỬ 9 TUẦN 29 (Từ ngày 13/4/2020 đến ngày 18/04/2020) Bài 29. Cả nước trực chiến đấu chống Mĩ, cứu nước (1965 – 1973) A. NỘI DUNG KIẾN THỨC MỚI I. Chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ (1965 - 1968) 1. Chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở miền Nam Được tiến hành bằng lực lượng quân Mĩ,quân đồng minh và quân đội Sài Gòn,có lúc lên tới 1,5 triệu quân. + Dựa vào ưu thế quân sự, Mĩ liên tiếp mở các cuộc hành quân “tìm diệt” vào Vạn Tường (Quảng Ngãi), sau đó mở hai cuộc phản công mùa khô 1965 - 1966 và 1966 - 1967. 2. Chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ. ( Học sinh dựa vào SGK tr. 142-145 để hoàn thành bảng niên biểu) Thời gian Sự kiện 8/1965 1965-1966 1966-1967 3. Cuộc tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân ( 1968) giảm tải không dạy II. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mĩ, vừa sản xuất (1965-1968) ( HS đọc SGK và hoàn thành các câu hỏi ) Câu 1: Đế quốc Mĩ đánh phá miền Bắc nước ta như thế nào ? Câu 2: Miền Bắc đạt được những thành tích gì trong việc thực hiện nhiệm vụ vừa chiến đấu vừa sản xuất ?
  2. Câu 3: Hậu phương miền Bắc đã chi viện những gì và bằng cách nào cho tiền tuyến miền Nam đánh Mĩ ? III. Chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” của Mĩ (1969 – 1973) 1. Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” của Mĩ. - Việt nam hóa chiến tranh được tiến hành bằng lực lượng quân đội Sài Gòn có sự phối hợp hỏa lực và không quân Mĩ chỉ huy. -Mở rộng chiến tranh sang Cam-pu-chia(1970),Lào (1971),thực hiện âm mưu “Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”. 2. Chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” của Mĩ ( HS dựa vào SGK tr. 150-151 để hoàn thành bảng niên biểu ) Các mặt Thời gian Sự kiện Chính trị Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra đời. Hội nghị cấp cao của 3 nước Đông Dương cam kết cùng nhau chống Mĩ. Quân sự 6/1970 3/1971 Ta mở cuộc tiến công chiến lược đánh vào Quảng Trị,Tây Nguyên
  3. và Đông Nam Bộ loại khỏi vòng chiến tranh 20 vạn tên địch buộc Mĩ phải thừa nhận thất bại của “Việt Nam hóa chiến tranh. IV. Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế - văn hóa, chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mĩ (1969-1973) ( HS đọc SGK và hoàn thành các câu hỏi ) Câu 1: Miền Bắc đạt được những thành tựu gì trong việc thực hiện nhiệm vụ khôi phục và phát triển kinh tế, văn hoá ? Câu 2: Quân dân miền Bắc đã giành được những thắng lợi gì trong trận chiến đấu chống cuộc tập kích không quân bằng máy bay B52 cuối năm 1972 của Mĩ ? V. Hiệp định Pa-ri năm 1973 về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam - Hiệp định Pa-ri năm 1973 về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam được kí ngày 27 - 1 - 1973, nội dung gồm: - Hoa kì và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. - Hai bên ngừng bắn ở miền Nam, Hoa Kì cam kết chấm dứt mọi hoạt động quân sự chống miền Bắc Việt Nam. - Hoa Kì rút hết quân đội của mình và quân các nước đồng minh, cam kết không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam. - Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của họ thông qua Tổng tuyển cử tự do. Với Hiệp định Pa-ri, Mĩ phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta, phải rút hết quân về nước. Đó là thắng lợi lịch sử quan trọng, tạo cơ sở thuận lợi để ta giải phóng hoàn toàn miền Nam. B. CÂU HỎI CỦNG CỐ
  4. Câu 1: Chiến lược “ Chiến tranh cục bộ” ( 1965-1968) và chiến lược “ Việt Nam hoá chiến tranh” ( 1969-1973) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam có điểm gì giống và khác nhau ? Câu 2: Nội dung cơ bản và ý nghĩa của hiệp định Giơ-ne-vơ ? C. DẶN DÒ Về nhà xem nội dung lịch sử địa phương thành phố Hồ Chí Minh Câu 1: Vì sao Mĩ xâm lược miền Nam ? Câu 2: Trình bày Cuộc đấu tranh sôi động của các tầng lớp nhân dân Thành phố Sài Gòn 1962-1972 ?