Bài dạy Ngữ văn Lớp 7 - Bài: Sống chết mặc bay - Năm học 2019-2020

I - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC 
1. Kiến thức 
- Sơ giản về tác giả Phạm Duy Tốn. 
- Hiện thực về tình cảnh khốn khổ của nhân dân trước thiên tai và sự vô trách nhiệm của bọn quan lại 
dưới chế độ cũ. 
- Những thành công nghệ thuật của truyện ngắn Sống chết mặc bay – một trong những tác phẩm được 
coi là mở đầu cho thể loại truyện ngắn Việt Nam hiện đại. 
- Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện nghịch lý. 
2. Kĩ năng 
- Đọc – hiểu một truyện ngắn hiện đại đầu thế kỷ XX. 
- Kể tóm tắt truyện. 
- Phân tích nhân vật, tình huống truyện qua các cảnh đối lập – tương phản và tăng cấp. 
II. BÀI GIẢNG
pdf 5 trang Hạnh Đào 15/12/2023 2400
Bạn đang xem tài liệu "Bài dạy Ngữ văn Lớp 7 - Bài: Sống chết mặc bay - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbai_day_ngu_van_lop_7_bai_song_chet_mac_bay_nam_hoc_2019_202.pdf
  • pdfVAN 7_HD_TUAN 29.pdf

Nội dung text: Bài dạy Ngữ văn Lớp 7 - Bài: Sống chết mặc bay - Năm học 2019-2020

  1. HỆ THỐNG KIẾN THỨC – KỸ NĂNG - MÔN: NGỮ VĂN 7 TUẦN 29 (Từ ngày 13/4/2020 đến ngày 18/04/2020) Văn bản : SỐNG CHẾT MẶC BAY Pham Duy Tốn I - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC 1. Kiến thức - Sơ giản về tác giả Phạm Duy Tốn. - Hiện thực về tình cảnh khốn khổ của nhân dân trước thiên tai và sự vô trách nhiệm của bọn quan lại dưới chế độ cũ. - Những thành công nghệ thuật của truyện ngắn Sống chết mặc bay – một trong những tác phẩm được coi là mở đầu cho thể loại truyện ngắn Việt Nam hiện đại. - Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện nghịch lý. 2. Kĩ năng - Đọc – hiểu một truyện ngắn hiện đại đầu thế kỷ XX. - Kể tóm tắt truyện. - Phân tích nhân vật, tình huống truyện qua các cảnh đối lập – tương phản và tăng cấp. II. BÀI GIẢNG Hoạt động 1: Tìm hiểu chung về tác giả và tác phẩm. 1. Tác giả: -Phạm Duy Tốn (1883-1924) là một trong số ít người có thành tựu đầu tiên về thể loại truyện ngắn hiện đại, trong đó Sống chết mặc bay là tác phẩm nổi bật nhất. 2. Tác phẩm : a. Thể loại : Truyện ngắn. Trong Sống chết mặc bay, ông tố cáo giai cấp thống trị độc ác bất nhân, chỉ ham ăn chơi phè phỡn, để mặc dân chúng trong cảnh ngập lụt. b. Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm. c. Bố cục: 3 phần - Phần 1 (từ đầu khúc đê này hỏng mất): Cảnh người dân chống con đê sắp vỡ ( cảnh hộ đê). - Phần 2 (tiếp điếu, mày): Bọn quan lại vô trách nhiệm mải mê đánh đổ tôm. - Phần 3 (còn lại): Đê bị vỡ, nhân dân lâm vào cảnh sầu thảm. Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản 1. Cảnh người dân hộ đê.
  2. - Tình huống truyện: đê sắp vỡ, tính mạng của hàng triệu con người đang treo trên sợi tóc. - Cảnh người dân hộ đê: + Diễn ra trên mặt đê. + Dân chúng khắp nơi đổ về để hộ đê. + Làm việc cực lực dưới trời mưa tầm tã: kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột”. + Sự cố gắng dường như vô vọng “ Sức người khó lòng địch nổi với sức trời”. Thành công trong việc tả lại sinh động cảnh hoạt động khẩn trương , gấp gáp và tâm trạng hoang mang lo sợ của người dân. Cảm xúc của tác giả “ Than ôi! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất”. 2. Cảnh quan phụ mẫu hộ đê: a.Cảnh trong đình: - Cách đê ba bốn trăm thước. - Cao, vững chãi. - Cảnh nhàn nhã, đường bệ, nguy nga. b. Chân dung tên quan phụ mẫu: - Dáng ngồi: “ Trên sập, một người quan phụ mẫu, uy nghi chễm chện ngồi. Tay trái dựa gối xếp, chân phải duỗi thẳng ra, để cho một người nhà quỳ dưới đất mà gãi”. - Đồ dùng: “ Bên cạnh ngài, bát yến hấp đường phèn, để trong khay khảm khói bay nghi ngút, tráp đồi mồi hình chữ nhật để mở, trong ngăn bạc đầy những trầu vàng, cau đậu, rễ tía, hai bên nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng, nào dao chuôi ngà, nào ống vôi chạm, ngoái tai, ví thuốc, quản bút, tăm bông ”. Một kẻ khoe oai, đam mê cờ bạc, thờ ơ với nỗi khổ của người dân. - Giọng điệu của hắn: + Điếu, mày. + Đê vỡ rồi! Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày! Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à? + Đuổi cổ nó ra! + Đây rồi! Thế chứ lại!
  3. + Ù ! Thông tôm, chi chi nảy! Điếu mày! Một kẻ luôn tỏ ra uy quyền, một tên quan “ lòng lang dạ thú”. c.Lời văn của tác giả:chế giễu, mỉa mai, chỉ trích bộc lộ thái độ khinh bỉ, căm giận của mình đối với lũ quan bất lương. + “Ngài mà còn dở ván bài, hoặc chưa hết hội thì trời long đất lở, đê vỡ dân trôi , ngài cũng mặc kệ”. + “Này, này đê vỡ mặc đê, nước sông dù nguy, không bằng nước bài cao thấp”. + “ Than ôi! Cứ như cái cách quan ngồi ung dung như vậy thì đố ai dám bảo rằng: gần đó có sự nguy hiểm to, sắp sinh ra một cảnh tượng nghìn sầu muôn thảm, trừ những kẻ lòng lang dạ thú, còn ai nghĩ đến, mà chẳng động tâm ” 3. Giá trị của tác phẩm a. Giá trị nghệ thuật: - Nghệ thuật tăng cấp: sự tăng cấp trong việc miêu tả mức độ của trời mưa, của độ nước sông dâng cao, của nguy cơ vỡ đê, của cảnh vỡ đê vất vả, căng thẳng của người dân; Sự tăng cấp trong việc miêu tả mức độ đam mê bài bạc của tên quan. - Nghệ thuật tương phản: Một bên là người dân vật lộn, chống chọi với mưa gió hết sức căng thẳng, vất vả. Bên kia là viên quan đi hộ đê ngồi trong chỗ an toàn, nhàn nhã, mải mê bài bạc, không cho phép ai quấy rầy ván bài của mình, coi việc đánh bài là trên hết, mặc dân sống chết khi đê vỡ. Tác giả dựng lên hai cảnh tương phản nhằm mục đích so sánh, làm nổi bật sự đối lập. Người có trách nhiệm thì vô trách nhiệm, chỉ ham mê bài bạc. Những người dân thì phải dầm mưa gội gió, nhọc nhằn, chống chọi với thiên nhiên một cách tuyệt vọng. Cuối cùng, sự vô trách nhiệm của viên quan đã dẫn đến cảnh đê vỡ. Quan thì sung sướng vì nước bài cao, dân thì khổ vì nước lụt. b.Giá trị nội dung: - Giá trị hiện thực của truyện Sống chết mặc bay là đã phản ánh bộ mặt của giai cấp thống trị mà tiêu biểu là tên quan có vai trò “cha mẹ” người dân nhưng đã chỉ ham mê bài bạc, hết sức vô trách nhiệm, làm cho người dân khốn khổ vì đê vỡ, nước lụt. - Giá trị nhân đạo của truyện là đã cảm thông với sự vất vả, khốn khổ của người lao động trước cảnh thiên tai xảy ra do thiên tai và do thái độ vô trách nhiệm của bọn quan lại. Hoạt động 3: Luyện tập: Học sinh hoàn chỉnh phiếu học tập sau:
  4. 1.Trả lời câu 1 (trang 83 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2): Những hình thức ngôn ngữ đã được vận dụng trong truyện Sống chết mặc bay là gì? Hãy trả lời câu hỏi trên bằng cách đánh dấu theo bảng thống kê sau đây: PHIẾU HỌC TẬP Hình thức ngôn ngữ Có Không Ngôn ngữ tự sự Ngôn ngữ miêu tả Ngôn ngữ biểu cảm Ngôn ngữ người kể chuyện Ngôn ngữ nhân vật Ngôn ngữ độc thoại nội tâm Ngôn ngữ đối thoại Trả lời câu 2 (trang 83 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2): Qua ngôn ngữ đối thoại của quan phủ, em thấy tính cách của nhân vật đó như thế nào? Hãy nêu nhận xét về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tính cách nhân vật. PHIẾU HỌC TẬP Tính cách của nhân vật: Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tính cách nhân vật: Hoạt động 4: Dặn dò - Học giá trị của truyện: ghi nhớ SGK/ 83. - Hoàn chỉnh phiếu học tập.
  5. - Soạn bài “Liệt kê” Câu hỏi soạn bài : 1. Thế nào là phép liệt kê? 2. Các kiểu liệt kê.