Bài dạy Ngữ văn Lớp 7 - Văn bản: Đức tính giản dị của Bác Hồ - Năm học 2019-2020

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 
1. Kiến thức 
- Sơ giản về tác giả Phạm Văn Đồng. 
- Đức tính giản dị của Bác Hồ được thể hiện trong lối sống, trong quan hệ với mọi người, trong việc làm và trong sử dụng ngôn ngữ nói, viết hằng ngày. 
- Cách nêu dẫn chứng và bình luận, nhận xét; giọng văn sôi nổi nhiệt tình của tác giả. 

2. Kĩ năng 
- Đọc – hiểu văn bản nghị luận xã hội. 
- Đọc diễn cảm và phân tích nghệ thuật nêu luận điểm và luận chứng trong văn bản nghị luận. 
II.BÀI GIẢNG

pdf 4 trang Hạnh Đào 15/12/2023 3380
Bạn đang xem tài liệu "Bài dạy Ngữ văn Lớp 7 - Văn bản: Đức tính giản dị của Bác Hồ - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbai_day_ngu_van_lop_7_van_ban_duc_tinh_gian_di_cua_bac_ho_na.pdf
  • pdfVAN 7_HD_TUAN 26.pdf

Nội dung text: Bài dạy Ngữ văn Lớp 7 - Văn bản: Đức tính giản dị của Bác Hồ - Năm học 2019-2020

  1. HỆ THỐNG KIẾN THỨC – KỸ NĂNG - MÔN: NGỮ VĂN 7 TUẦN 26 (Từ ngày 23/3 đến ngày 28/3/2020) Văn bản : ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ Phạm Văn Đồng I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - Sơ giản về tác giả Phạm Văn Đồng. - Đức tính giản dị của Bác Hồ được thể hiện trong lối sống, trong quan hệ với mọi người, trong việc làm và trong sử dụng ngôn ngữ nói, viết hằng ngày. - Cách nêu dẫn chứng và bình luận, nhận xét; giọng văn sôi nổi nhiệt tình của tác giả. 2. Kĩ năng - Đọc – hiểu văn bản nghị luận xã hội. - Đọc diễn cảm và phân tích nghệ thuật nêu luận điểm và luận chứng trong văn bản nghị luận. II.BÀI GIẢNG Hoạt động 1: Tìm hiểu chung về văn bản. a. Tác giả: Phạm Văn Đồng ( 1906 -2000) đã từng giữ cương vị Thủ tướng Chính phủ hơn 30 năm, là người cộng sự gần gũi của Bác Hồ.Ông còn là một nhà văn hóa lớn. b. Tác phẩm: - Được trích từ bài diễn văn của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đọc trong Lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh ( 19/5/1970) - Kiểu văn bản: Nghị luận. - Phương thức biểu đạt: chứng minh, giải thích, bình luận. c. Bố cục: 3 phần + Phần 1 : từ đầu trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp Nhận định khái quát về phẩm chất cao đẹp của Bác Hồ. + Phần 2: tiếp thế giới ngày nay Chứng minh, giải thích về sự giản dị của Bác trong đời sống hằng ngày. + Phần 3: còn lại Sự giản dị của Bác trong lời nói và bài viết.
  2. Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung văn bản -Luận điểm chính: Viết về đức tính giản dị của Bác Hồ. 1. Đức tính giản dị của Bác Hồ được thể hiện trong đời sống hằng ngày: - Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. - Dẫn chứng cụ thể: + Bữa cơm: chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại được sắp xếp tươm tất. Tác giả dùng lí lẽ bình luận cho dẫn chứng này: Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ. Dẫn chứng, lí lẽ liền nhau nêu bật được đều muốn nói. + Nhà ở của Bác : vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng bình luận: một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao. + Việc làm của Bác : Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn đến việc rất nhỏ + Về lối sống của Bác: việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp Tác giả giải thích và bình luận về phẩm chất của Bác: Chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối tu hành. Bác sống thanh bạch như vậy vì “ Người sống sôi nổi, phong phú đời sống và cuộc đấu tranh gian khổ và ác liệt của quần chúng nhân dân.” Đời sống vật chất giản dị càng hòa hợp với đời sồng tinh thần phong phú Đó là đời sống thực sự văn minh mà Bác Hồ nêu gương sáng trong thế giới ngày nay. Tác giả giải thích: Đó là đời sống thực sự văn minh bởi vì đó là cuộc sống cao cả của một con người chỉ nghĩ đến dân đến nước; của một con người có đời sống tinh thần phong phú và cao đẹp . 2. Sự giản dị của Bác trong lời nói và bài viết. - Dùng lí lẽ là chủ yếu,tác giả chỉ nêu mấy câu nói nổi tiếng của Bác và lời bình luận. - Vì Bác muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được. Phẩm chất cao quý của người chiến sĩ cách mạng. Hoạt động 3: Tổng kết - Học sinh học ghi nhớ SGK/ 55. - Hoàn chỉnh phiếu học tập.
  3. 1.Tìm một số ví dụ ( thơ hoặc mẫu chuyện) chứng minh sự giản dị của Bác theo các phương diện sau PHIẾU HỌC TẬP SỐ TT PHƯƠNG DIỆN VÍ DỤ 1 Bữa cơm 2 Đồ dùng 3 Cái nhà Lối sống 4
  4. 5 Lời nói và bài viết Hoạt động 4 : Dặn dò - Học thuộc ghi nhớ - Hoàn thành phiếu học tập - Soạn bài : Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động. - Câu hỏi hướng dẫn soạn bài. ? Thế nào là câu chủ động? Cho ví dụ. ? Thế nào là câu bị động? Cho ví dụ. ? Việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động nhằm mục đích gì?