Bài dạy Sinh học Lớp 6 - Bài 35+36 - Năm học 2019-2020

I. Mục tiêu bài học: 
1. Kiến thức: 
- Tự làm thí nghiệm và nghiên cứu thí nghiệm phát hiện ra các điều kiện cần cho hạt 
nảy mầm. 
- Biết được nguyên nhân cơ bản để thiết kế 1 thí nghiệm xác định một trong những 
yếu tố cần cho hạt nảy mầm.  
- Giải thích được cơ sở khoa học của một số biện pháp kĩ thuật gieo trồng và bảo 
quản hạt giống.  
2. Kỹ năng: 
- Rèn luyện kỹ năng ứng dụng kiến thức, kỹ năng thực hành; tìm và xử lý thông tin. 
- Rèn luyện kỹ năng hợp tác nhóm, giao tiếp, trình bày ý tưởng, câu trả lời của mình.

II. Bài tập 

pdf 3 trang Hạnh Đào 14/12/2023 2260
Bạn đang xem tài liệu "Bài dạy Sinh học Lớp 6 - Bài 35+36 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbai_day_sinh_hoc_lop_6_bai_3536_nam_hoc_2019_2020.pdf
  • pdfSINH 6_HD_TUAN 23.pdf

Nội dung text: Bài dạy Sinh học Lớp 6 - Bài 35+36 - Năm học 2019-2020

  1. MÔN SINH HỌC LỚP 6 NỘI DUNG BÀI HỌC TUẦN 23 (Từ ngày 02/3/2020 – 07/3/2020) Bài 35: NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦN CHO HẠT NẢY MẦM I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Tự làm thí nghiệm và nghiên cứu thí nghiệm phát hiện ra các điều kiện cần cho hạt nảy mầm. - Biết được nguyên nhân cơ bản để thiết kế 1 thí nghiệm xác định một trong những yếu tố cần cho hạt nảy mầm. - Giải thích được cơ sở khoa học của một số biện pháp kĩ thuật gieo trồng và bảo quản hạt giống. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng ứng dụng kiến thức, kỹ năng thực hành; tìm và xử lý thông tin. - Rèn luyện kỹ năng hợp tác nhóm, giao tiếp, trình bày ý tưởng, câu trả lời của mình. II. Bài tập 1. HS báo cáo kết quả thí nghiệm về những điều kiện cần cho hạt nảy mầm: Thí nghiệm 1: cốc 1,2,3 Thí nghiệm 2: cốc 4 STT Điều kiện thí nghiệm Kết quả thí nghiệm (số hạt nảy mầm) Cốc 1 10 hạt đỗ đen để khô Cốc 2 10 hạt đỗ đen ngâm ngập trong nước Cốc 3 10 hạt đỗ đen để trên bông ẩm Cốc 4 10 hạt đỗ đen để trên bông ẩm, để trong hộp xốp đựng đá Trả lời câu hỏi: - Hạt đỗ ở cốc nào đã nảy mầm? - Giải thích vì sao hạt đỗ ở cốc khác không nảy mầm được? - Vậy hạt nảy mầm cần những điều kiện bên ngoài nào? - Trong thí nghiệm 2 ta đã dùng cốc thí nghiệm nào để làm đối chứng? Giữa cốc đối chứng và cốc thí nghiệm chỉ khác nhau về điều kiện nào? Thí nghiệm chứng minh điều gì? - Sự nảy mầm của hạt còn phụ thuộc yếu tố bên trong nào? - Cần phải thiết kế thí nghiệm như thế nào để chứng minh sự nảy mầm của hạt phụ thuộc vào chất lượng hạt giống?
  2. 2. Những hiểu biết về điều kiện nảy mầm của hạt được vận dụng như thế nào trong sản xuất: Căn cứ vào điều kiện nảy mầm của hạt, giải thích lí do các biện pháp kĩ thuật đã nêu ở trang 114 SGK. III. Nội dung bài học 1. Thí nghiệm về những điều kiện cần cho hạt nảy mầm: Muốn cho hạt nảy mầm ngoài chất lượng của hạt còn cần có đủ nước, không khí và nhiệt độ thích hợp. 2. Những hiểu biết về điều kiện nảy mầm của hạt được vận dụng như thế nào trong sản xuất: Phải bảo quản tốt hạt giống, phải làm đất tơi xốp, phải chăm sóc hạt gieo: chống úng, chống hạn, chống rét, phải gieo hạt đúng thời vụ. Bài 36: TỔNG KẾT VỀ CÂY CÓ HOA I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Hệ thống hóa được những kiến thức về cấu tạo và chức năng chính của các cơ quan ở cây có hoa - Tìm được mối quan hệ chặt chẽ giữa các cơ quan và các bộ phận của cây trong hoạt động sống, tạo thành một cơ thể toàn vẹn. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng nhận biết, phân tích, hệ thống hóa. - Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức, kỹ năng thực hành; tìm và sử lý thông tin. - Rèn luyện kỹ năng hợp tác nhóm, giao tiếp, trình bày ý tưởng, câu trả lời của mình. Giải thích hiện tượng thực tế trong trồng trọt. II. Bài tập 1. Nghiên cứu bảng trang 116 SGK, chọn những mục tương ứng giữa cấu tạo và chức năng của mỗi cơ quan, cho biết tên của cơ quan đó. CHỨC NĂNG CHÍNH CỦA ĐẶC ĐIỂM CHÍNH VỀ CẤU Kết quả Tên cơ quan MỖI CƠ QUAN TẠO 1.Bảo vệ hạt và góp phần phát a.Có các tế bào biểu bì kéo dài tán hạt. thành lông hút. Trên lớp tế bào 1 + biểu bì có những lỗ khí đóng mở được 2.Thu nhận ánh sáng để chế tạo b.Gồm nhiều bó mạch gỗ và chất hữu cơ cho cây, trao đổi mạch rây. 2 + khí với môi trường bên ngoài và thoát hơi nước. 3.Thực hiện thụ phấn, thụ tinh, c.Gồm vỏ quả và hạt. 3 + kết hạt và tạo quả. 4.Vận chuyển nước và muối d.Gồm các hạt phấn mang tế 4 + khoáng từ rễ lên lá và chất hữu bào sinh dục đực và noãn chứa
  3. cơ từ lá đến tất cả các bộ phận tế bào sinh dục cái. khác của cây. 5.Nảy mầm thành cây con, duy e.Những tế bào vách mỏng chứa 5 + trì và phát triển nòi giống. nhiều lục lạp, 6.Hấp thụ nước và muối f.Gồm vỏ, phôi và chất dinh 6 + khoáng cho cây. dưỡng dự trữ. Trả lời câu hỏi: - Cây có hoa có những loại cơ quan nào? Chúng có chức năng gì? - Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng của mỗi cơ quan? - Nghiên cứu thông tin SGK 117, cho biết giữa các cơ quan ở cây có hoa có mối quan hệ như thế nào? - Hãy giải thích vì sao rau trồng trên đất khô cằn, ít được tưới bón thì lá thường không xanh tốt, cây chậm lớn, còi cọc, năng suất thu hoạch sẽ thấp? III. Nội dung bài học Cây có hoa là một thể thống nhất vì: - Có sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng trong mỗi cơ quan. - Có sự thống nhất giữa chức năng của các cơ quan. - Tác động vào một cơ quan sẽ ảnh hưởng đến cơ quan khác và toàn bộ cây. DẶN DÒ CHUẨN BỊ TUẦN 24 1. Làm bài tập: bài 1, 2, 3 trang 115 SGK; bài 1, 2, 3 trang 117 SGK 2. Giải ô chữ trang 118 SGK 3. Chuẩn bị: - Bài 36.II: trả lời câu hỏi mục  trang 119, 120, 121 SGK (cây sống dưới nước, cây sống trên cạn và cây sống ở những môi trường đặc biệt) - Bài 37: sưu tầm hình ảnh về các loại tảo; đọc phần vai trò của tảo trang 123- 124 SGK.