Bài dạy Sinh học Lớp 6 - Tuần 24 - Năm học 2019-2020

I) Mục tiêu: 
1/ Kiến thức: 
- Nêu được mối quan hệ giữa cây xanh với môi trường 
- Phân tích được mối quan hệ giữa cây và môi trường ảnh hưởng lên nó 
2/ Kỹ năng: 
Rèn kỹ năng quan sát, so sánh 
3/ Thái độ: 
Yêu và bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ thực vật 
II) Bài tập
pdf 3 trang Hạnh Đào 15/12/2023 2560
Bạn đang xem tài liệu "Bài dạy Sinh học Lớp 6 - Tuần 24 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbai_day_sinh_hoc_lop_6_tuan_24_nam_hoc_2019_2020.pdf
  • pdfSINH 6_HD_TUAN 24.pdf

Nội dung text: Bài dạy Sinh học Lớp 6 - Tuần 24 - Năm học 2019-2020

  1. NỘI DUNG KIẾN THỨC KỸ NĂNG - MÔN SINH 6 TUẦN 24 ( 09/03/2020 đến 14/3/2020) Bài 36 TỔNG KẾT VỀ CÂY CÓ HOA (Tiếp theo) I) Mục tiêu: 1/ Kiến thức: - Nêu được mối quan hệ giữa cây xanh với môi trường - Phân tích được mối quan hệ giữa cây và môi trường ảnh hưởng lên nó 2/ Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, so sánh 3/ Thái độ: Yêu và bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ thực vật II) Bài tập 1) Quan sát hình 36.2/119 SGK, em có nhận xét gì về hình dạng của lá ở các vị trí khác nhau: trên mặt nước (H36.2A) và chìm trong nước (H36.2B). Giải thích tại sao? 2) H36.3A (cây bèo tây) có cuống lá phình to, nếu sờ tay vào hoặc bóp nhẹ thấy mềm và xốp. cho biết điều này giúp gì cho cây bèo khi sống trôi nổi trên mặt nước? 3) Quan sát kỹ và so sánh cuống lá cây bèo tây ở H36.3A và H36.3B có gì khác nhau? Giải thích tại sao? 4) Hãy giải thích tại sao: Cây mọc nơi đất khô hạn, gió nhiều thường có rễ ăn sâu, lan rộng và nông, than thấp và phân cành nhiều, lá thường có lớp long hoặc sáp phủ ngoài. Trong khi cây mọc nơi râm mát và ẩm nhiều than thường vươn cao, các cành tập trung ở ngọn? 5) Kể tên các cây có thể sống trong môi trường đặc biệt (ven biển, sa mạc ). Chúng có đặc điểm gì để thích nghi? III) Nội dung bài học + Cây với môi trường 1) Cây sống dưới nước: Cây chìm trong nước: phiến lá hình kim, yếu (rong đuôi chó ) Cây ở mặt nước: lá xòe rộng, cuống yếu (cây hoa sung ) hoặc cuống phình to (cây bèo tây ) 2) Các cây sống trên cạn: Cây mọc nơi khô hạn, nắng gió có rễ ăn sâu, lan rộng, phân cành nhiều, lá có lông sáp Cây mọc nơi ít ánh sáng thường vươn cao 3) Cây sống trong môi trường đặt biệt: sa mạc (thường có thân mọng nước, lá biến thành gai: xương rồng), ven biển (rễ có thêm rễ chống: cây đước )
  2. CHƯƠNG VII: CÁC NHÓM THỰC VẬT Bài 37: TẢO I) Mục tiêu: 1/ Kiến thức: - Biết mô tả cấu tạo cơ thể tảo - Hiểu giải thích được tảo là thực vật bậc thấp qua đặc điểm về môi trường sống và cấu tạo cơ thể của tảo - Vận dụng nhận biết được một số loại tảo thường gặp 2/ Kỹ năng: quan sát, nhận biết II Bài tập 1/ Quan sát H37.1/123 SGK. Mỗi sợi tảo xoắn có cấu tạo như thế nào? Vì sao tảo có màu lục? 2/ Quan sát H37.2/123 SGK. Hãy nhận xét hình dạng của rong mơ so với 1 cây có hoa (cây bàng, phượng ) 3/ Kể tên một số loại tảo em biết? 4/ Vai trò của tảo đối với đời sống con người? III Nội dung bài học 1/ Cấu tạo của tảo xoắn: (tảo nước ngọt) Cơ thể dạng sợi, màu lục, trơn nhớt Mỗi sợi tảo xoắn gồm nhiều tế bào hình chữ nhật xếp nối nhau gồm vách, nhân, thể màu, chất diệp lục Sinh sản: đứt đoạn, tạo hợp tử sợi tảo mới 2/ Vai trò + Có ích: Cung cấp khí ôxi cho động vật ở nước: tảo vòng, tảo silic Là thức ăn của cá và động vật ở nước: tảo vòng, Làm thức ăn cho người và gia súc: rau cầu, tảo tiểu cầu Làm phân bón, làm thuốc, làm giấy, hồ dán . + Có hại:
  3. Hiện tượng: “ Nước nở hoa” gây chết cá. Tảo xoắn, tảo vòng sống trong ruộng lúa làm lúa khó đẻ nhánh DẶN DÒ: CHUẨN BỊ TUẦN 25 Làm bài tập 1.2.3 /121 + bài tập 1.2.3.4./125 SGK Đọc phần em có biết /122, 125 SGK Chuẩn bị: Bài 38: Đọc bài Rêu- Cây rêu: trả lời mục ▼/126 SGK. Đem mẫu cây rêu Bài 39: Đọc bài Quyết- Cây dương xỉ trả lời mục ▼/128+129 SGK. Đem mẫu cây dương xỉ