Bài dạy Vật lí Lớp 7 - Bài 21+22
1. Tác dụng nhiệt
- Dòng điện đi qua mọi vật dẫn thông thường, đều làm cho vật dẫn nóng lên. Nếu vật nóng tới nhiệt độ cao thì nó phát sáng.
- Ứng dụng: bàn ủi, máy sấy tóc, nồi cơm điện, ấm điện, bóng đèn dây tóc,...
2. Tác dụng phát sáng
- Dòng điện có thể làm sáng bóng đèn bút thử điện và đèn điôt phát quang mặc dù các đèn này chưa nóng tới nhiệt độ cao.
- Ứng dụng: bóng đèn bút thử điện, đèn LED, đèn báo của tivi,...
3. Tác dụng từ
- Dòng điện có tác dụng từ vì nó có thể làm quay kim nam châm, hút các vật bằng sắt, thép.
- Ứng dụng: nam châm điện, chuông điện, cần cẩu dùng nam châm điện,...
4. Tác dụng hóa học
- Khi cho dòng điện đi qua dung dịch muối đồng thì nó tách đồng ra khỏi dung dịch, tạo thành lớp đồng bám trên thỏi than nối với cực âm.
- Ứng dụng: dùng trong kĩ thuật xi, mạ điện,...
5. Tác dụng sinh lý
- Dòng điện có tác dụng sinh lý khi đi qua cơ thể người và động vật (có thể làm cơ co giật, ngạt thở, tim ngừng đập, tê liệt thần kinh,…). Tuy nhiên, trong y học có thể ứng dụng tác dụng sinh lý của dòng điện thích hợp để chữa một số bệnh.
File đính kèm:
- bai_day_vat_li_lop_7_bai_2122.docx
Nội dung text: Bài dạy Vật lí Lớp 7 - Bài 21+22
- BÀI 21: SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN - CHIỀU DÒNG ĐIỆN I. LÝ THUYẾT 1. Sơ đồ mạch điện - Ký hiệu của một số bộ phận mạch điện: - Mạch điện được miêu tả bằng sơ đồ và từ sơ đồ mạch điện có thể lắp mạch điện tương ứng. 2. Chiều dòng điện - Trong mạch điện kín, chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện. Chú ý: Chiều dòng điện với chiều electron tự do dịch chuyển có hướng trong mạch điện kín ngược chiều nhau. II. BÀI TẬP VẬN DỤNG 1. Dùng kí hiệu của các bộ phận mạch điện, hãy vẽ sơ đồ cho các mạch điện bên dưới và xác định chiều dòng điện trong các sơ đồ mạch điện đó. 2. Chọn chiều dòng điện đúng Hướng dẫn: Chọn câu a vì hình b sai chiều dòng điện, hình c công tắc mở ( mạch hở) không có dòng điện chạy qua, hình d không có nguồn điện nên sẽ không có dòng điện chạy trong mạch. III. BÀI TẬP TỰ LÀM
- 1. Vẽ sơ đồ mạch điện gồm nguồn điện 1pin, 2 công tắc, 2 bóng đèn sao cho mỗi đèn có thẻ bật tắt riêng biệt 2. Vẽ sơ đồ mạch điện gồm nguồn điện 2 pin, 1công tắc, 2 bóng đèn, sao cho khi công tắc k đóng thì cả 2 đều sáng, khi mở công tắc thì cả 2 đèn đều tắt. 3. Dùng kí hiệu của các bộ phận mạch điện, hãy vẽ sơ đồ cho các mạch điện bên dưới và xác định chiều dòng điện trong các sơ đồ mạch điện đó. 4. Cho sơ đồ mạch điện như hình vẽ. Hỏi phải đóng, mở các công tắc nào trong mạch điện để: a/. Chỉ có Đ1 sáng: b/. Chỉ có Đ2 sáng: c/. Cả hai đèn đều sáng:
- BÀI 22: CÁC TÁC DỤNG CỦA DÒNG ĐIỆN I. LÝ THUYẾT 1. Tác dụng nhiệt - Dòng điện đi qua mọi vật dẫn thông thường, đều làm cho vật dẫn nóng lên. Nếu vật nóng tới nhiệt độ cao thì nó phát sáng. - Ứng dụng: bàn ủi, máy sấy tóc, nồi cơm điện, ấm điện, bóng đèn dây tóc, 2. Tác dụng phát sáng - Dòng điện có thể làm sáng bóng đèn bút thử điện và đèn điôt phát quang mặc dù các đèn này chưa nóng tới nhiệt độ cao. - Ứng dụng: bóng đèn bút thử điện, đèn LED, đèn báo của tivi, 3. Tác dụng từ - Dòng điện có tác dụng từ vì nó có thể làm quay kim nam châm, hút các vật bằng sắt, thép. - Ứng dụng: nam châm điện, chuông điện, cần cẩu dùng nam châm điện, 4. Tác dụng hóa học - Khi cho dòng điện đi qua dung dịch muối đồng thì nó tách đồng ra khỏi dung dịch, tạo thành lớp đồng bám trên thỏi than nối với cực âm. - Ứng dụng: dùng trong kĩ thuật xi, mạ điện, 5. Tác dụng sinh lý - Dòng điện có tác dụng sinh lý khi đi qua cơ thể người và động vật (có thể làm cơ co giật, ngạt thở, tim ngừng đập, tê liệt thần kinh, ). Tuy nhiên, trong y học có thể ứng dụng tác dụng sinh lý của dòng điện thích hợp để chữa một số bệnh. II. BÀI TẬP VẬN DỤNG 1. Dòng điện có gây tác dụng nhiệt hay không? Nếu có thì có lợi hay có hại khi chạy qua các vật: bàn là điện, quạt điện, tivi, máy sấy, đèn neon. Hướng dẫn: Dòng điện chạy qua các vật bàn là điện, quạt điện, tivi, máy sấy, đèn neon đều gây ra tác dụng nhiệt. Nhưng tác dụng nhiệt có lợi khi dòng điện chạy qua bàn là điện, máy sấy. Tác dụng nhiệt có hại khi dòng điện chạy qua quạt điện, tivi, đèn neon. 2. Đèn LED hoạt động dựa trên tác dụng nào của dòng điện? Khi mắc đèn LED vào trong mạch điện cần lưu ý điều gì? Hướng dẫn: Đèn LED hoạt động dựa trên tác dụng phát sáng của dòng điện. Vì đèn LED chỉ cho dòng điện chạy qua theo một chiều nhất định nên cần lưu ý nối
- cực dương của nguồn điện ( pin, acquy) với bản kim loại nhỏ và cực âm của nguồn với bản kim loại to của đèn LED thì khi đó đèn mới sáng. 3. Đưa một đầu cuộn dây có dòng điện chạy qua lại gần các đinh sắt nhỏ thì có hiện tượng gì xảy ra? Đó là tác dụng gì của dòng điện? Hướng dẫn: Các đinh sắt sẽ bị hút về phía cuộn dây. Đó là tác dụng từ của dòng điện. 4. Người ta muốn mạ bạc cho một chiếc thìa bằng sắt thì phải dùng dung dịch muối gì? Thanh nối cực dương của nguồn làm bằng gì? Thanh nối cực âm của nguồn là cái gì? Hướng dẫn: Dùng dung dịch muối bạc. Muốn mạ kim loại gì thì ta cần dùng thanh nối với cực dương cũng bằng kim loại đó, như vậy thanh nối cực dương phải làm bằng bạc.Muốn mạ vật gì thì ta phải nối cực âm của nguồn điện với vật cần mạ, như vậy trong trường hợp này ta nối cực âm của nguồn với chiếc thìa. Vì khi đó dưới tác dụng hóa học của dòng điện, bạc được dòng điện tách ra khỏi dung dịch muối bạc và bám vào chiếc thìa. III. BÀI TẬP TỰ LÀM 1. Em hãy kể tên một số thiết bị điện mà khi dòng điện đi qua nó gây ra tác dụng nhiệt là có lợi hay có hại? 2. Cầu chì có tác dụng gì? Tại sao? 3. Để tránh bị điện giật gây nguy hiểm, khi sử điện ta cần lưu ý những vấn đề gì? 4. Theo em, tác dụng sinh lý của dòng điện là có lợi hay có hại? Giải thích? 5. Để mạ vàng cho chiếc vòng bằng bạc, ta sử dụng dung dịch muối gì? Chiếc vòng được gắn vào cực nào của nguồn điện? Dựa trên tác dụng gì của dòng điện?