Bài giảng Dạy học theo hướng phát triển năng lực - Mai Kiến Oanh

“Năng lực làm thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các KT, KN và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí, ... thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể”.

  (Dự thảo Chương trình GDPT tổng thể - 2018)

ppt 38 trang BaiGiang.com.vn 28/03/2023 1840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Dạy học theo hướng phát triển năng lực - Mai Kiến Oanh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptbai_giang_day_hoc_theo_huong_phat_trien_nang_luc_mai_kien_oa.ppt

Nội dung text: Bài giảng Dạy học theo hướng phát triển năng lực - Mai Kiến Oanh

  1. TRƯỜNG TIỂU HỌC 2 XÃ ĐẤT MŨI Người thực hiện: MAI KIẾN OANH
  2. DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC “Năng lực làm thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các KT, KN và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí, thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể”. (Dự thảo Chương trình GDPT tổng thể - 2018)
  3. CÁC THÀNH TỐ CỦA NĂNG LỰC  Kiến thức /hiểu - lí thuyết Giải quyết một vấn đề  Kĩ năng/làm - thực hành trong cuộc sống  Thái độ /ứng xử - thể hiện NĂNG LỰC
  4. Những năng lực chung (cốt lõi) Năng lực tự chủ và tự học; Năng lực giao tiếp và hợp tác; Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo;
  5. Những năng lực đặc thù của môn Tiếng Việt Đọc Viết Nói - nghe Thẩm mĩ (cảm thụ, sáng tạo)
  6. DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TRONG MÔN TIẾNG VIỆT  Xây dựng KHDH linh hoạt, sáng tạo.  Điều chỉnh ngữ liệu dạy học môn TV (tiếng, từ, câu, đoạn, văn bản); nội dung các câu hỏi/bài tập đọc hiểu, chính tả, luyện từ và câu, đề TLV  Đổi mới PPDH, hình thức tổ chức dạy học,  Đổi mới đánh giá HS. => nhằm tăng cường vận dụng các kĩ năng đọc, nghe, nói, viết vào giao tiếp; tăng cường vận dụng kiến thức vào cuộc sống;
  7. TỔ CHỨC BÀI HỌC TRUYỀN THỐNG 1) Ổn định lớp 5) Dặn 2) Kiểm dò tra bài cũ 4) Củng 3) Dạy cố bài mới
  8. TỔ CHỨC BÀI HỌC THEO HƯỚNG ĐỔI MỚI 1) Khởi động 5) Tìm tòi 2) Hình mở rộng thành KT 3) Luyện 4) Vận tập, thực dụng hành
  9. GỢI Ý ĐỔI MỚI DẠY LUYỆN TỪ VÀ CÂU Hoạt động 2 Theo thầy/cô, có thể đổi mới những gì về kế hoạch, nội dung, phương pháp, dạy học Luyện từ và câu ?
  10. GỢI Ý ĐỔI MỚI DẠY LUYỆN TỪ VÀ CÂU  Về nội dung dạy học :  - Điều chỉnh nội dung, ngữ liệu DH (chọn ngữ liệu DH gần gũi với cuộc sống HS, dễ hiểu, ).  - Điều chỉnh, bổ sung các câu hỏi/BT giúp HS vận dụng kiến thức về từ và câu đã học vào dùng từ, đặt câu, viết đoạn.  -> cần bổ sung / điều chỉnh các câu hỏi/BT để tiếp cận dần với DH theo định hướng phát triển năng lực người học, phù hợp với định hướng đổi mới đánh giá.
  11. Xây dựng câu hỏi/bài tập LT&C theo 4 mức độ Ví dụ minh họa : kiểm tra kiến thức tiếng Việt  Mức 1 (Biết) : Nhận biết được kiến thức tiếng Việt (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp ) đã được học (tính đến thời điểm kiểm tra).  Ví dụ: Tìm từ chỉ hoạt động, trạng thái của loài vật và sự vật trong những câu sau :  a) Con trâu ăn cỏ  b) Đàn bò uống nước dưới sông.  c) Mặt trời tỏa ánh nắng rực rỡ.  (Tiếng Việt 2, tập 1, trang 67)  ) 
  12. Xây dựng câu hỏi/bài tập LT&C theo 4 mức độ Ví dụ minh họa : kiểm tra kiến thức tiếng Việt  Mức 2 (Hiểu) : Tìm kiếm, đối chiếu, phân loại, miêu tả, giải thích được đơn vị kiến thức tiếng Việt đã được học (tính đến thời điểm kiểm tra).  Ví dụ: Tìm thêm những từ cùng nghĩa với từ ước mơ :  a) Bắt đầu bằng tiếng ước. M : ước muốn  b) Bắt đầu bằng tiếng mơ. M : mơ ước  (Tiếng Việt 4, tập 1, trang 87)
  13. Xây dựng câu hỏi/bài tập LT&C theo 4 mức độ Ví dụ minh họa : kiểm tra kiến thức tiếng Việt  Mức 3 (Vận dụng trực tiếp) : Sử dụng được đúng các đơn vị kiến thức tiếng Việt đã được học để tạo ra lời nói.  Ví dụ:  Đặt câu với mỗi quan hệ từ : và, nhưng, của.  (Tiếng Việt 5 – tập một, trang 111)
  14. Xây dựng câu hỏi/bài tập LT&C theo 4 mức độ Ví dụ minh họa : kiểm tra kiến thức tiếng Việt  Mức 4 (Vận dụng trong tình huống mới hoặc có nội dung thực tiễn) : Lựa chọn để sử dụng một đơn vị, kiểu loại đơn vị, một bộ phận nào đó một cách nghệ thuật hoặc vận dụng các đơn vị kiến thức tiếng Việt đã được học để tạo ra lời nói phù hợp với tình huống giao tiếp.  Ví dụ : Dựa theo ý một khổ thơ trong bài Sắc màu em yêu, hãy viết một đoạn văn miêu tả màu sắc đẹp của những sự vật mà em yêu thích. Trong đoạn văn, chú ý sử dụng những từ đồng nghĩa.  (Tiếng Việt 5, tập một, trang 33)
  15. GỢI Ý ĐỔI MỚI DẠY LUYỆN TỪ VÀ CÂU Hoạt động 3 Thầy/cô hãy chọn 1 bài Luyện từ và câu trong SGK môn Tiếng Việt, xây dựng câu hỏi/bài tập theo 4 mức độ cho bài Luyện từ và câu đó.
  16. GỢI Ý ĐỔI MỚI DẠY LUYỆN TỪ VÀ CÂU  Đổi mới PPDH: - Tự khám phá, phát hiện kiến thức; - Tăng cường thực hành, luyện tập; - Vận dụng kiến thức đã học để dùng từ, đặt câu, viết đoạn.
  17. GỢI Ý ĐỔI MỚI DẠY HỌC ĐỌC Hoạt động 4 Theo thầy/cô, có thể đổi mới những gì về kế hoạch, nội dung, phương pháp, dạy học Tập đọc ?
  18. GỢI Ý ĐỔI MỚI DẠY HỌC TẬP ĐỌC 1. Về kế hoạch dạy học:  Điều chỉnh các bài Tập đọc (giữa các tuần học) phù hợp với yêu cầu dạy học tạo lập văn bản, luyện từ và câu, (nếu cần thiết).
  19. GỢI Ý ĐỔI MỚI DẠY HỌC TẬP ĐỌC 2. Về nội dung dạy học:  Chọn VB / điều chỉnh / thay thế VB (nếu cần thiết)  Chỉnh sửa, bổ sung câu hỏi đọc hiểu (nếu phù hợp)  Gợi ý : chỉnh sửa, bổ sung câu hỏi đọc hiểu : Rà soát các câu hỏi đọc hiểu, có thể giảm bớt câu hỏi tái hiện hoặc nhắc lại chi tiết trong bài đọc, thay thế, bổ sung những câu hỏi đọc hiểu yêu cầu HS suy nghĩ để nêu ý kiến, nhận xét hoặc suy luận, liên hệ bài đọc với trải nghiệm của bản thân, liên hệ bài học với việc giải quyết vấn đề trong thực tiễn có liên quan.
  20. GỢI Ý ĐỔI MỚI DẠY ĐỌC HIỂU  Gợi ý : chỉnh sửa, bổ sung câu hỏi đọc hiểu :  Ở một số bài đọc, các câu hỏi đọc hiểu chưa phân giải theo các cấp độ nhận thức (4 mức) như trong TT22 -> nên bổ sung / điều chỉnh các câu hỏi dạy đọc hiểu để tiếp cận dần với dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học, phù hợp với định hướng đổi mới đánh giá.
  21. Xây dựng câu hỏi/bài tập đọc hiểu theo 4 mức độ Ví dụ minh họa : Kiểm tra kĩ năng đọc hiểu  Mức 1 (Biết) : Câu hỏi yêu cầu HS dựa vào từ ngữ, hình ảnh, chi tiết trong bài để trả lời.  Ví dụ :  (1) Cậu bé thấy bà cụ đang làm gì ?  (Bài “Có công mài sắt, có ngày nên kim” – TV lớp 2)  (2) Tìm những chi tiết miêu tả cảnh tượng sôi động của hội vật ? (Bài “Hội vật” – TV lớp 3)
  22. Xây dựng câu hỏi/bài tập đọc hiểu theo 4 mức độ Ví dụ minh họa : Kiểm tra kĩ năng đọc hiểu  Mức 2 (Hiểu) : Câu hỏi yêu cầu HS phải dựa vào ngữ cảnh, suy luận để cắt nghĩa.  Ví dụ:  (1) Vì sao cô giáo khen Mai ? (Chiếc bút mực – Tiếng Việt 2)  (2) Tại sao Mồ Côi bảo bác nông dân xóc 2 đồng bạc đủ 10 lần ? (Bài “Mồ Côi xử kiện” – Tiếng Việt 3)
  23. Xây dựng câu hỏi/bài tập đọc hiểu theo 4 mức độ Ví dụ minh họa : Kiểm tra kĩ năng đọc hiểu  Mức 3 (Vận dụng trực tiếp) : Câu hỏi yêu cầu HS đánh giá giá trị nội dung của văn bản; lí giải hoặc giải quyết các tình huống/vấn đề tương tự như tình huống/vấn đề trong văn bản.  Ví dụ :  (1) Theo em, vì sao người trung thực là người đáng quý ? (Bài “Những hạt thóc giống” - Tiếng Việt 4)  (2) Nếu vẽ một bức tranh minh họa bài thơ này, em sẽ vẽ như thế nào? (Bài “Tuổi Ngựa” - Tiếng Việt 4)
  24. Xây dựng câu hỏi/bài tập đọc hiểu theo 4 mức độ Ví dụ minh họa : Kiểm tra kĩ năng đọc hiểu  Mức 4 (Vận dụng trong tình huống mới hoặc có nội dung thực tiễn) : Câu hỏi yêu cầu HS đánh giá giá trị nghệ thuật của văn bản; vận dụng những ý nghĩa, bài học rút ra từ văn bản để giải quyết những vấn đề trong cuộc sống. Ví dụ:  (1) Từ câu chuyện trên, em suy nghĩ như thế nào về trách nhiệm của công dân với đất nước ?  (Bài “Nhà tài trợ đặc biệt của cách mạng” – TV 5)  (2) Chúng ta phải làm gì để giữ bình yên cho trái đất?  (Bài “Bài ca về trái đất” – TV 5)
  25. GỢI Ý ĐỔI MỚI DẠY TẬP ĐỌC Hoạt động 5 Thầy/cô hãy chọn 1 bài Tập đọc trong SGK môn Tiếng Việt, xây dựng câu hỏi/bài tập theo 4 mức độ cho bài Tập đọc đó.
  26. GỢI Ý ĐỔI MỚI DẠY ĐỌC HIỂU 2. Về phương pháp dạy học : Thời lượng dạy học : có thể giảm thời gian luyện đọc thành tiếng ở lớp 4, 5, tăng thời gian luyện đọc hiểu -> để có thêm thời gian đổi mới PPDH đọc hiểu nhằm giúp HS :  Trải nghiệm / chia sẻ  Tự khám phá / phát hiện nội dung, giá trị văn bản
  27. THỰC TRẠNG DẠY HỌC TẬP LÀM VĂN Hoạt động 6 Thầy/cô, hiện nay giáo viên thường gặp những khó khăn gì khi dạy học Tập làm văn ?
  28. THỰC TRẠNG DẠY HỌC TẬP LÀM VĂN - Một số GV thực hiện chương trình và SGK - phần TLV chưa linh hoạt, sáng tạo, chưa biết cách điều chỉnh nội dung dạy học phù hợp với HS và điều kiện dạy học. VD : điều chỉnh đề bài TLV, điều chỉnh các câu hỏi/BT, điều chỉnh kế hoạch dạy học, điều chỉnh cách đánh giá sản phẩm của HS, - Chưa linh hoạt đổi mới PPDH và hình thức tổ chức dạy học. - Chưa quan tâm đến việc tăng cường vốn sống cho HS. - Chưa hiểu rõ mối quan hệ tích hợp giữa dạy học TLV với dạy học các phân môn khác trong môn Tiếng Việt. - Tổ chức dạy học TLV chưa phù hợp với quy trình sản sinh văn bản. - Chưa thực sự tâm huyết khi dạy học/chấm/chữa bài TLV cho HS. - Chưa dành thời gian đủ và thích hợp để RLKN làm văn cho HS
  29. GỢI Ý ĐỔI MỚI DẠY HỌC TẬP LÀM VĂN Hoạt động 7 Theo thầy/cô, có thể đổi mới những gì về kế hoạch, nội dung, phương pháp, dạy học Tập làm văn ?
  30. GỢI Ý ĐỔI MỚI DẠY HỌC TẬP LÀM VĂN  1. Điều chỉnh kế hoạch dạy học TLV :  Có thể sắp xếp KHDH linh hoạt, phù hợp và tạo thuận lợi cho dạy học TLV.  Ví dụ : + Sắp xếp lại nội dung dạy học TLV lớp 4, 5 theo hướng dạy các thể loại văn cho liền mạch;  + Sắp xếp lại nội dung bài Tập đọc (nếu có thể) để tạo ngữ liệu cho việc dạy học các kiểu bài làm văn,  (Lưu ý : Tổ chuyên môn cùng thảo luận, xây dựng kế hoạch dạy học)
  31. GỢI Ý ĐỔI MỚI DẠY HỌC TẬP LÀM VĂN  2. Điều chỉnh thời lượng dạy học TLV :  Tiết học nào cần điều chỉnh theo hướng tăng thời lượng cho các tiết TLV ? -> tùy theo trình độ HS và điều kiện dạy học, có thể cân nhắc điều chỉnh :  Lớp 2, 3 : dạng viết đoạn văn theo chủ đề ở lớp 2, 3 (tăng BT viết đoạn văn theo chủ đề, viết về những gì đã nghe, đã đọc, viết theo suy nghĩ, ý tưởng, ).  Lớp 4, 5 : các tiết quan sát, tìm ý, lập dàn ý, xây dựng cốt truyện, viết đoạn/bài  -> HS hiểu bài, từ đó biết cách làm được bài văn là điều kiện đầu tiên của việc tạo hứng thú học văn. 
  32. ĐỔI MỚI DẠY HỌC TẬP LÀM VĂN  2. Điều chỉnh thời lượng dạy học TLV :  Tăng thời lượng cho viết đoạn/bài bằng cách nào ?  + Sử dụng buổi học thứ 2 (đối với lớp học 2 buổi/ngày).  + Giảm bớt thời lượng của kiểu bài nghe – kể ở lớp 2, 3.  + Ngoài ra, có thể tinh giản những đơn vị kiến thức trùng lặp giữa các lớp, tập trung vào những kĩ năng thực hành, chú trọng mức độ phát triển so với nội dung kiến thức đã học. Hoặc có thể rà soát để tổ chức, sắp xếp lại một số nội dung học tập nhằm giảm sự trùng lặp không cần thiết, tạo thuận lợi cho dạy học phát triển năng lực HS.
  33. ĐỔI MỚI DẠY HỌC TẬP LÀM VĂN  3. Điều chỉnh đề bài TLV để tạo động cơ, hứng thú làm văn cho HS ngay từ đề bài  4. Điều chỉnh, bổ sung thêm ngữ liệu (đoạn/bài văn mẫu) SGK  5. Điều chỉnh các bài tập rèn kĩ năng làm văn  - BT rèn KN quan sát, tìm ý (bổ sung)  - BT rèn KN lập dàn ý (bổ sung)  - BT rèn KN viết đoạn văn có câu chủ đề ở đầu đoạn (hoặc BT rèn KN viết đoạn văn có câu chủ đề ở cuối đoạn / BT rèn KN viết đoạn văn theo cấu trúc tổng – phân – hợp)  - BT phát hiện lỗi và sửa lỗi trong đoạn/bài văn (lỗi dùng từ, đặt câu; viết đoạn; cách dùng từ, đặt câu có hình ảnh, cảm xúc).
  34. ĐỔI MỚI DẠY HỌC TẬP LÀM VĂN • 6. Điều chỉnh cách chấm bài TLV : • - Xây dựng thái độ tôn trọng/chấp nhận cách nhìn, cách nghĩ, cách cách tả, cách kể của cá nhân HS trong bài TLV. • - Xây dựng hướng dẫn chấm với những chỉ số đánh giá về : cấu trúc bài viết, nội dung, kĩ năng, cảm xúc, kĩ năng sử dụng ngôn từ, sáng tạo, • - Chỉ rõ những ưu điểm/hạn chế trong bài làm của HS. • - Hướng dẫn HS cách chữa bài, không chữa thay/làm thay HS.
  35. GỢI Ý ĐỔI MỚI DẠY VIẾT TT Điểm Mức thành phần điểm 1,5 đ 1 đ 0,5 đ 0 đ 1 Mở bài (1đ) 2 Thân bài (4 đ) 2a. Nội dung (1,5đ) 2b. Kĩ năng (1,5đ) 2c. Cảm xúc (1đ) 3 Kết bài (1 đ) 4 Chữ viết, chính tả (0,5 đ) 5 Dùng từ, đặt câu (0,5 đ) 6 Sáng tạo (1đ)
  36. GỢI Ý ĐỔI MỚI DẠY HỌC TIẾNG VIỆT Hoạt động 8 Thầy/cô hãy lựa chọn xây dựng một kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Phân tích rõ những điểm thầy/cô đã điều chỉnh, thay đổi ?
  37. GỢI Ý ĐỔI MỚI DẠY HỌC TIẾNG VIỆT Hoạt động 10 Thầy/cô hãy tổ chức dự giờ, phân tích giờ dạy theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong môn Tiếng Việt.
  38. Trân trọng cảm ơn quý thầy, cô!