Bài giảng Hình học Lớp 6 - Tiết 6: Luyện tập về tia - Trường THCS Quách Văn Phẩm

Bài 1. Điền vào chỗ trống trong các phát biểu sau:

+ Hình tạo thành bởi điểm O và một phần đường thẳng bị chia ra bởi điểm O được gọi là một …… ……………………

+ Điểm B bất kỳ nằm trên đường thẳng xy là gốc chung của …………………………………

+ Nếu điểm A nằm giữa hai điểm B và C thì:

       Hai tia …………… đối nhau.

           Hai tia CA và …… trùng nhau.

           Hai tia BA và BC ………………

ppt 14 trang BaiGiang.com.vn 31/03/2023 5260
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Hình học Lớp 6 - Tiết 6: Luyện tập về tia - Trường THCS Quách Văn Phẩm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptbai_giang_hinh_hoc_lop_6_tiet_6_luyen_tap_ve_tia_truong_thcs.ppt

Nội dung text: Bài giảng Hình học Lớp 6 - Tiết 6: Luyện tập về tia - Trường THCS Quách Văn Phẩm

  1. KIỂM TRA BÀI CŨ Câu 1. - Định nghĩa tia gốc O ? - Vẽ tia Ox ? Câu 2. - Thế nào là hai tia đối nhau ? - Cho tia Ox, vẽ tia đối của tia Ox và đặt tên ?
  2. Bài 1. Điền vào chỗ trống trong các phát biểu sau: + Hình tạo thành bởi điểm O và một phần đường thẳng bị chia ra bởi điểm O được gọi là một tia gốc O + Điểm B bất kỳ nằm trên đường thẳng xy là gốc chung của hai tia đối nhau Bx và By + Nếu điểm A nằm giữa hai điểm B và C thì: B A C Hai tia AB và AC đối nhau. Hai tia CA và CB trùng nhau. Hai tia BA và BC trùng nhau
  3. Bài 2. Điền vào chỗ trống trong các phát biểu sau: + Tia AB là hình gồm điểm A và tất cả các điểm nằm cùng phía với B đối với A + Hình tạo thành bởi điểm A và phần đường thẳng chứa tất cả các điểm nằm cùng phía đối với A là một tia gốc A A M B
  4. Bài 3. Điền vào chỗ trống trong các phát biểu sau: Nếu điểm O nằm trên đường thẳng xy thì: Điểm O là gốc chung của hai tia đối nhau Ox và Oy x O y M N + Nếu điểm M Ox và N Oy thì điểm O nằm giữa hai điểm M và N
  5. Bài 4: Trong các câu sau em hãy chọn câu đúng. a. Hai tia Ox và Oy chung gốc thì đối nhau. b.Hai tia Ox và Oy cùng nằm trên một đường thẳng thì hai tia đó đối nhau. c. Hai tia Ox và Oy tạo thành đường thẳng xy thì đối nhau.
  6. Bài 5.(Bài 24/SGK-113) Cho hai tia Ox, Oy đối nhau, điểm A thuộc tia Ox, các điểm B và C thuộc tia Oy (B nằm giữa O và C). Hãy kể tên: x A O B C y Tia trùng với tia BC là tia By Tia đối của tia BC là tia BO (hay tia BA hay tia Bx)
  7. Bài 6. (Bài 29/SGK-114) Cho hai tia đối nhau AB, AC. + Gọi M là một điểm thuộc tia AB. Trong ba điểm M , A , C thì điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại ? + Gọi N là một điểm thuộc tia AC. Trong ba điểm N, A , B thì điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại ? B M A N C
  8. Bài 7. (Bài 28/SGK-113) Vẽ đường thẳng xy. Lấy điểm O trên đường thẳng xy. Lấy điểm M thuộc tia Oy. Lấy điểm N thuộc tia Ox. + Viết tên hai tia đối nhau gốc O ? + Trong ba điểm M ,O , N thì điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại ? x N O M y
  9. Bài 8: (Bài 25/SGK-113) Cho 2 điểm A và B, hãy vẽ: A a) Đường thẳng AB B b) Tia AB : A B c) Tia BA : A B
  10. •Bài 9: Cho 3 điểm M ;N; P Không thẳng hàng. a) Vẽ Tia MN. Vẽ đường thẳng MP. Vẽ tia PN. Trong hình vẽ có cặp tia nào đối nhau không? Vì sao? M N P Trong hình không có cặp tia nào đối nhau.
  11. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ ❖ Học thuộc định nghĩa tia, hai tia đối nhau. ❖ Cách vẽ tia, hai tia đối nhau. ❖Làm bài tập: 31(SGK – Trang 114) 24, 25, 26(SBT) ❖ Đọc trước bài “Đoạn thẳng”: Giờ sau nhớ mang thước kẻ để vẽ hình.
  12. XIN CHAÂN THAØNH CAÙM ÔN QUÍ THAÀY COÂ CUØNG CAÙC EM HOÏC SINH