Bài giảng Khoa học 4 - Bài: Vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt

I.Mục tiêu:
1.Kiến thức: Tìm hiểu về Vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt
- Vai trò và công dụng của Vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt
2.Kĩ năng: Khả năng học hỏi, ghi nhớ 1 cách hiệu quả
II.Đồ dùng dạy học:
-GV: -SGK, vở ghi
-HS:  -SGK, vở ghi
III.Hoạt động dạy học:                 
1.Khởi động :         
2.Kiểm tra bài cũ :
 Kiểm tra đồ dùng học tập của hs .
ppt 11 trang Hạnh Đào 11/12/2023 3900
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Khoa học 4 - Bài: Vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptbai_giang_khoa_hoc_4_bai_vat_dan_nhiet_va_vat_cach_nhiet.ppt

Nội dung text: Bài giảng Khoa học 4 - Bài: Vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt

  1. Khoa học: Vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt. 1.Vật dẫn nhiệt tốt, vật dẫn nhiệt kém: Quan sát: • 1 thìa bằng nhựa . • 1 thìa bằng kim loại . • Nước nóng Dự đoán : Thìa nào nóng hơn?
  2. Khoa học: Vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt. 1.Vật dẫn nhiệt tốt, vật dẫn nhiệt kém: * Kết luận: -Thìa kim loại nóng hơn vì kim loại dẫn nhiệt tốt hơn đã dẫn nhiệt từ nước làm cán thìa nóng lên nhanh hơn. -Thìa nhựa dẫn nhiệt kém hơn nên cán thìa không nóng lên.
  3. Khoa học: Vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt. 1.Vật dẫn nhiệt tốt, vật dẫn nhiệt kém: Những vật dẫn nhiệt tốt(vật dẫn nhiệt): các kim loại (đồng,nhôm, ). Những vật dẫn nhiệt kém( vật cách nhiệt): gỗ, nhựa, len, sợi,
  4. Khoa học: Vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt. 2. Ứng dụng +Xoong được làm bằng vật liệu gì ? Vật liệu đó dẫn nhiệt tốt hay dẫn nhiệt kém? Vì sao ? + Quai xoong được làm bằng vật liệu gì ? Vật liệu đó dẫn nhiệt tốt hay dẫn nhiệt kém ? Vì sao ?
  5. Kết luận: - Xoong thường làm bằng những chất dẫn nhiệt tốt để khi đun , nấu sẽ nhanh hơn đỡ tốn chất đốt hơn . - Quai xoong thường làm bằng những chất dẫn nhiệt kém hơn để khi nhắc lên , nhắc xuống sẽ tránh bị phỏng .
  6. b) Hãy quan sát bức hình, cho biết : -Bên trong giỏ đựng ấm thường được làm bằng vật liệu gì ? - Sử dụng các vật liệu đó có lợi ích gì? - Bên trong giỏ đựng ấm thường được lót bằng bông, len, rơm là những chất xốp chứa nhiều không khí. - Sử dụng các vật liệu đó có lợi ích là giữ cho nước trong ấm nóng lâu.
  7. 3. Tính cách nhiệt của không khí Cách làm thí nghiệm: + Lấy một tờ báo quấn chặt vào cốc thứ nhất. + Lấy tờ báo nhăn quấn lỏng vào cốc thứ 2, giữa các lớp giấy có nhiều chỗ chứa không khí + Đổ vào 2 cốc một lượng nước nóng như nhau. + Sau 10 phút, đo nhiệt độ nước trong 2 cốc. Nước trong cốc nào còn nóng hơn?
  8. 3. Tính cách nhiệt của không khí Tại sao nước trong cốc quấn báo nhăn và lỏng lại nóng lâu hơn nước trong cốc quấn giấy báo phẳng và chặt?
  9. 3. Tính cách nhiệt của không khí Tại sao nước trong cốc quấn báo nhăn và lỏng lại nóng lâu hơn nước trong cốc quấn giấy báo phẳng và chặt? -Vì ở giữa các lớp giấy báo nhăn quấn lỏng có chứa nhiều không khí nên nhiệt độ của nước truyền qua cốc, lớp giấy báo và truyền ra ngoài môi trường ít hơn, chậm hơn nên nước còn nóng lâu hơn.
  10. 3. Tính cách nhiệt của không khí Vậy không khí dẫn nhiệt tốt hay dẫn nhiệt kém? - Không khí dẫn nhiệt kém. Kết luận : Không khí là chất cách nhiệt