Bài giảng Số học Lớp 6 - Bài 18: Bội chung nhỏ nhất - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Quách Văn Phẩm

 * Định nghĩa:

Bội chung nhỏ nhất của hai hay nhiều số là số nhỏ nhất khác 0 trong tập hợp các bội chung của các số đó.
Nhận xét: Tất cả các bội chung của 2 và 3 (là 0; 6;12; 18;…) đều là bội của BCNN(2, 3)

ØChú ý:

Mọi số tự nhiên đều là bội của 1. Do đó: Với mọi số tự nhiên a và b (khác 0) ta có:

BCNN(a,1) = a   ;    BCNN(a, b, 1) = BCNN(a, b)

pptx 20 trang BaiGiang.com.vn 31/03/2023 4240
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Số học Lớp 6 - Bài 18: Bội chung nhỏ nhất - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Quách Văn Phẩm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_so_hoc_lop_6_bai_18_boi_chung_nho_nhat_nam_hoc_201.pptx

Nội dung text: Bài giảng Số học Lớp 6 - Bài 18: Bội chung nhỏ nhất - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Quách Văn Phẩm

  1. MÔN : SỐ HỌC 6 Năm học: 2019 -2020
  2. BÀI 18: BỘI CHUNG NHỎ NHẤT 1. Bội chung nhỏ nhất: VD: Tìm tập hợp các bội chung của 2 và 3 Ta có: B(2) = {0; 2; 4; 6; 8; 10; 12; 14; 16; 18; 20; } B(3) = {0; 3; 6; 9; 12; 15; 18; 21; } =>BC(2;3)={0; 6; 12; 18; } Kí hiệu: BCNN(2, 3) = 6 3
  3. * Định nghĩa: Bội chung nhỏ nhất của hai hay nhiều số là số nhỏ nhất khác 0 trong tập hợp các bội chung của các số đó. ➢ Nhận xét: Tất cả các bội chung của 2 và 3 (là 0; 6;12; 18; ) đều là bội của BCNN(2, 3) ➢ Chú ý: Mọi số tự nhiên đều là bội của 1. Do đó: Với mọi số tự nhiên a và b (khác 0) ta có: BCNN(a,1) = a ; BCNN(a, b, 1) = BCNN(a, b)
  4. 2. Tìm bội chung nhỏ nhất bằng cách phân tích các số ra thừa số nguyên tố. a. Ví dụ: Tìm BCNN(16, 24, 90) b. Quy tắc: Muốn tìm BCNN của hai hay nhiều số lớn hơn 1, ta thực hiện ba bước sau: Bước 1: Phân tích mỗi số ra thừa số nguyên tố. Bước 2: Chọn ra các thừa số nguyên tố chung và riêng. Bước 3: Lập tích các thừa số đã chọn, mỗi thừa số lấy với số mũ lớn nhất của nó. Tích đó là BCNN phải tìm.
  5. b. Quy tắc: Muốn tìm BCNN của hai hay nhiều số lớn hơn 1, ta thực hiện ba bước sau:HOẠT ĐỘNG NHÓM CẶP Bước 1: Phân tích mỗi(Thờisố ra thừa giansố 4nguyên phút)tố. Bước 2: Chọn ra các thừa số nguyên tố chung và riêng. Bước 3: Lập tích các thừa số đã chọn, mỗi thừa số lấy với số mũ lớn nhất của nó. Tích đó là BCNN phải tìm. a) Tìm BCNN (8, 12) b) BCNN(5, 7, 8) c) BCNN(12, 16, 48)
  6. c. Chú ý: a/ Nếu các số đã cho từng đôi một nguyên tố cùng nhau thì BCNN của chúng là tích của các số đó. b/ Trong các số đã cho, nếu số lớn nhất là bội của các số còn lại thì BCNN của các số đã cho chính là số lớn nhất ấy.
  7. Phân biệt giữa cách tìm ƯCLN và BCNN . ƯCLN BCNN Bước 1: Phân tích mỗi số ra thừa số nguyên tố. Bước 2: Chọn ra các thừa số nguyên tố: Chung Chung và riêng Bước 3: Lập tích các thừa số đã chọn mỗi thừa số lấy với số mũ: Nhỏ nhất Lớn nhất
  8. * Các cách tìm BCNN 1.Cách 1: Dựa vào định nghĩa: -B1: Tìm bội của từng số -B2: Tìm bội chung của các số đó -B3: Chọn ra số nhỏ nhất khác 0 chính là BCNN của các số đó 2. Cách 2: Tìm BCNN bằng cách phân tích các số ra thừa số nguyên tố. 3. Tìm BCNN bằng chú ý
  9. Bài tập 1: Chọn đáp án đúng a) BCNN (56, 1) là: A 56 ĐÚNG B 14 SAI C 1 SAI D 140 SAI
  10. Bài tập 2: Chọn đáp án đúng b) BCNN (30, 60, 180) là : A 15 SAI B 180 ĐÚNG C 60 SAI D 20 SAI
  11. Bài tập 4: Bài toán liên hệ thực tế Ba con tàu cập bến theo cách sau: Tàu I cứ 15 ngày cập bến một lần, tàu II cứ 20 ngày cập bến một lần, tàu III cứ 12 ngày cập bến một lần. Lần đầu cả ba cả 3 tàu cùng cập bến vào một ngày. Hỏi sau ít nhất bao nhiêu ngày cả ba tàu lại cùng cập bến? Giải Số ngày ít nhất để 3 tàu cùng cập bến lần thứ hai là BCNN(15, 20, 12) Ta có: 15 = 3. 5 20 = 22 . 5 12 = 22 . 3 BCNN(15, 20, 12) = 22. 3 .5 = 60 Vậy sau ít nhất 60 ngày cả ba tàu cùng cập bến lần thứ hai
  12. Bài tập 151 : SGK/59 Hãy tính nhẩm BCNN của các số sau bằng cách nhân số lớn nhất lần lượt với 1, 2, 3, cho đến khi được kết quả là một số chia hết cho các số còn lại: Đáp án a) 30 và 150 a) 150 b) 40, 28, 140 b) 280 c) 100, 120, 200 c) 600
  13. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Nắm được định nghĩa BCNN - Hiểu và nắm vững quy tắc tìm BCNN của hai hay nhiều số . Làm bài tập 149; 150 (SGK/59)
  14. XIN CHÚC SỨC KHỎE CÁC THẦY CÔ VÀ CÁC EM HỌC SINH 16
  15. Câu hỏi: Em hãy nêu cách tìm bội của một số khác 0 . Trả lời: Ta có thể tìm các bội của một số khác 0 bằng cách nhân số đó lần lượt với 0, 1, 2, 3, 4,