Bài giảng Sử dụng thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở Tiểu học - Mai Kiến Oanh

1-Khái niệm về thiết bị dạy học:

1.1-Định nghĩa

Thiết bị dạy học (còn gọi là PTDH): là tập hợp những đối tượng vật chất được người dạy sử dụng với tư cách là những phương tiện tổ chức điều khiển hoạt động nhận thức của người học, là phương tiện nhận thức của người học thông qua đó mà thực hiện những nhiệm vụ dạy học.

Ví dụ: máy vi tính, tivi, đầu đĩa,…

ppt 24 trang BaiGiang.com.vn 28/03/2023 2860
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Sử dụng thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở Tiểu học - Mai Kiến Oanh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptbai_giang_su_dung_thiet_bi_day_hoc_va_ung_dung_cong_nghe_tho.ppt

Nội dung text: Bài giảng Sử dụng thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở Tiểu học - Mai Kiến Oanh

  1. TRƯỜNG TIỂU HỌC 2 XÃ ĐẤT MŨI SỬ DỤNG THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC Ở TIỂU HỌC Báo cáo viên: MAI KIẾN OANH
  2. BÀI 1- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ VAI TRÒ-TÁC DỤNG CỦA THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở TIỂU HỌC 1-Khái niệm về thiết bị dạy học: 1.1-Định nghĩa Thiết bị dạy học (còn gọi là PTDH): là tập hợp những đối tượng vật chất được người dạy sử dụng với tư cách là những phương tiện tổ chức điều khiển hoạt động nhận thức của người học, là phương tiện nhận thức của người học thông qua đó mà thực hiện những nhiệm vụ dạy học. Ví dụ: máy vi tính, tivi, đầu đĩa,
  3. 1.2-Chức năng: -Nhận thức: Làm phong phú quá trình tư duy mà nhiều chi tiết đã bị mất đi trong những khái niệm trừu tượng và giúp tìm ra những thuộc tính bên trong của các đối tượng và hiện tượng đang được nghiên cứu -Điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh: Những hình ảnh trực quan, cảm tính được hoàn thiện và được làm phong phú không ngừng trong quá trình mhận thức bằng những thuộc tính đặc biệt của chúng.
  4. 1.3-Vai trò: -Giúp người học có thông tin đầy đủ và sâu sắc hơn về những đối tượng hoặc hiện tượng cần nghiên cứu, tạo điều kiện nâng cao chất lượng dạy và học. -Làm thỏa mãn và phát triển hứng thú của h/s. -Làm cho tài liệu học tập trở lên vừa sức hơn đối với h/sbằng tính trực quan được thông qua -Tăng cường hoạt động lao động của h/s và bằng cách đó cho phép nâng cao nhịp điệu nghiên cứu tài lieu học tập.
  5. -Giúp tăng cường hoạt động độc lập, tự lực -Làm tăng tính chủ động, tự giác trong tiết học của h/s 1.4-Các loại thiết bị dạy học: -Đồ dùng dạy học trực quan: mẫu vật, hình mẫu, mô hình, phương tiện đồ họa như tranh, hình vẽ, sơ đồ, bản đồ, thiết bị và đồ dùng thí nghiệm, sgk và các đồ dùng dạy học khác. -PTKTDH: Các phương tiện nghe nhìn, các máy kiểm tra, máy dạy học. Trong số những loại PT đó thì PT nghe-nhìn chiếm vị trí quan trọng nhất.
  6. 2-Phân loại PTKTDH cơ bản: 2.1-Phân loại theo loại hình nghe nhìn mà thiết bị thể hiện: a-Thiết bị nghe: -Thiết bị ghi/ đọc tiếng: băng từ, máy ghi âm -Thiết bị ghi hoặc ghi /đọc: đĩa CD -Thiết bị học ngoại ngữ b-Thiết bị nhìn: -Máy chiếu qua đầu
  7. -Máy chiếu Slide -Máy chiếu vật thể -Máy chiếu đa phương tiện -Máy chiếu phim -Máy chiếu phản quang b-Thiết bị điện tử: -Tivi/ video -Máy ghi âm -Phòng học ngoại ngữ c-Thiết bị máy tính: -Máy vi tính -Mạng máy tính
  8. 3-Các nguyên tắc sử dụng PTKTDH cơ bản: 3.1-Đảm bảo an toàn: a-An toàn về điện b-An toàn về thị giác c-An toàn về thính giác 3.2-Đảm bảo tính vừa sức a-Sử dụng PTKTDH đúng lúc, đúng chỗ b-Sử dụng PTKTDH phù hợp tâm sinh lý học sinh Tiểu học c-Đảm bảo các điều kiện về kích thước bảng, bàn ghế, ánh sáng, độ ẩm,
  9. 3.3-Đảm bảo tính hiệu quả: a-Định hướng hình thành kỹ năng: -Các giờ sử dụng PTKTDH cần được chuẩn bị không chỉ cho tiết học thêm sinh động, phong phú mà còn nhằm hình thành kỹ năng cho học sinh vì vậy tránh dài dòng, không tập trung vào trọng tâm. -Cố gắng sử dụng tối đa khả năng kiểm tra đánh giá của PTKTDH. b-Lựa chọn sử dụng phương tiện khi biết rõ việc sử dụng đó có hiệu quả:
  10. Phương tiện được chọn lựa phải đảm bảo nâng cao chất lượng của giờ dạy học, hỗ trợ hoạt động của giáo viên và học sinh c-Công tác quản lý d-Công tác phát triển e-Đảm bảo tính thẩm mỹ cao f-Khuyến khích sử dụng tối đa PTKTDH trong điều kiện cho phép 4-Chức năng và công dụng chủ yếu của các phương tiện dạy học nghe-nhìn:
  11. BÀI 2-CÁCH SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC Ở TIỂU HỌC 1-Thiết kế tiến trình dạy học có sử dụng PTDH: 1.1-Các bước chuẩn bị tiết học: Trong sơ đồ tổng quát các bước thể hiện ở khung bên trái, còn các điều kiện để thực hiện mỗi bước được ghi ở khung bên phải.
  12. -Yêu cầu đào tạo Xác định tên và -Chương trình đào tạo tổng thể giới hạn tiết học -Giới hạn tiết học -Trình độ học sinh Xác định mục tiêu -Mục tiêu tiết học và tiêu chí đánh giá -Tiêu chí đánh giá Xác định nội dung Nội dung tiết học Xác định phương pháp -Phương tiện , vật liệu, tài liệu. và xây dựng tiến trình -Phương tiện hiện có. tiết học -Tiến trình tiết học Chuẩn bị tiết học với phương tiện nghe-nhìn Năng lực người dạy hỗ trợ
  13. 1.2-Các bước chuẩn bị tiết học có sử dụng phương tiện kỹ thuật dạy học: -Nghiên cứu tài liệu để phân chia và xác định chính xác những PTDH nào cần thiết phải sử dụng, mục đích sư phạm sử dụng từng PTDH đó, kết quả cần đạt được -Tìm hiểu tính năng của từng phương tiện và qua đó có thể sử dụng phối hợp với các PTDH khác nhằm đạt hiệu quả sư phạm cao. -Xác định vị trí của những phương tiện dạy học trong tiết học, nghĩa là cần lựa chọn thời điểm phù hợp sử dụng phương tiện nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
  14. -Xác định thời lượng sử dụng phương tiện -Cân nhắc kỹ lưỡng về sự phù hợp những PTDH đã lựa chọn với những PTDH khác -Cân nhắc những biện pháp, cách thức chuẩn bị cho học sinh tri giác tài liệu học tập cũng như việc nghiên cứu tài liệu sau khi đã quan sát và nghe đầy đủ. -Xây dựng kế hoạch và tiến hành tổ chức tiết học với việc sử dụng phối hợp những PTDH một cách thích hợp nhằm phát huy tính tích cực, tự lực nhận thức của học sinh trong việc lĩnh hội tài liệu học tập.
  15. 1.3-Chuẩn bị phương tiện nghe-nhìn: -Chuẩn bị nội dung trình chiếu: Theo tiến trình, tùy theo phương tiện sử dụng các nội dung trình chiếu được sử dụng sao cho thích hợp với nội dung và thời lượng dự kiến. -Chuẩn bị thiết bị nghe-nhìn: +Thiết bị cần được chuẩn bị sẵn sàng trước khi tiết học bắt đầu. +Các nội dung trình chiếu phải được sắp xếp theo thứ tự trình chiếu. +Phải kiểm tra độ rõ nét, âm lượng tại các vị trí bất lợi nhất của lớp học.
  16. 2-Cách sử dụng các thiết bị dạy học ở Tiểu học: 2.1-Sử dụng bảng:cần đảm bảo các yêu cầu sau -Phảỉ ghi chép có hệ thống, phản ánh được quá trình phát triển của nội dung bài học. -Vạch ra được bản chất của vấn đề cần nghiên cứu, nhất là trong trường hợp có suy luận. -Tập trung được sự chú ý của học sinh vào những vấn đề cần thiết và quan trọng. -Hướng dẫn, củng cố được nội dung nghiên cứu trong giờ học.
  17. -Hướng dẫn được học sinh ghi chép vào vở và học tập ở nhà. *Giáo viên cần ghi lên bảng những vấn đề sau: -Đầu bài(tên đề mục và các tiểu mục) -Các hình vẽ, sơ đồ, đồ thị. -Những công thức và các hệ quả suy ra từ những công thức, -Bài giải mẫu (nếu có) -Những thuật ngữ mới, tên tuổi các nhà bác học, -Bài tập về nhà *Nên chia bảng thành 2 phần
  18. Một phần cần giữ lại trên bảng trong suốt giờ học, phần kia có thể xóa đi khi cần thiết *Lưu ý: -Giáo viên cần chuẩn bị chu đáo nội dung ghi trên bảng ngay từ khi soạn kế hoạch chi tiết cho mỗi tiết học. -Chữ viết cần đủ lớn thẳng hàng và đúng lúc, nên sử dụng phấn màu để làm nổi bật những điểm cần chú ý. -Hình vẽ sử dụng đúng lúc và vẽ đúng kĩ thuật họa hình. 2.2-Sử dụng tài liệu in: a-Sách giáo khoa:
  19. -Sách giáo khoa là một trong những phương tiện dạy học quan trọng trong nhà trường, nó thực hiện đồng thời 2 chức năng: là phương tiện làm việc của học sinh và là phương tiện hỗ trợ cho giáo viên hiểu và thực hiện chương trình dạy học của môn học. -Để học sinh làm việc có hiệu quả với sgk nói riêng và tài liệu in nói chung, điều quan trọng là phải bồi dưỡng cho học sinh ngày càng tự lực tiến hành các hoạt động sau: +Tìm thông tin +Tiếp nhận thông tin +Định hình thông tin
  20. +Chế biến thông tin theo mục đích đặt ra. +Vận dụng thông tin trong phạm vi nhất định -Việc hướng dẫn học sinh sử dụng sgk giáo viên cần chú ý: +Sự chuẩn bị của học sinh để làm việc với sgk là yếu tố quan trọng, giáo viên phải giao cho học sinh dưới dạng 1 nhiệm vụ học tập (trả lời các câu hỏi), kích thích học sinh làm việc với sgk (tìm, tiếp nhận và chế biến thông tin) +Trong giai đoạn mỗi học sinh làm việc độc lập trực tiếp với sgk, giáo viên phải lưu ý học sinh tóm tắt nội dung của từng đoạn, rút ra những phát biểu cô đọng
  21. -Ở giai đoạn đánh giá kết quả làm việc với sgk của học sinh, giáo viên phải sửa chữa những chỗ sai, bổ sung những chỗ chưa đầy đủ. b-Sách bài tập: Là phương tiện học tập cơ bản vì giải bài tập là 1 trong những phương pháp dạy học cần thiết để rèn luyện cho học sinh kĩ năng áp dụng kiến thức vào thực tiễn. c-Sách nâng cao:
  22. Để phát triển hứng thú học tập, tích cực hóa hoạt động nhận thức, đào sâu mở rộng kiến thức, kĩ năng của học sinh, giáo viên cần yêu cầu học sinh sử dụng sách nâng cao. Thông qua đó học sinh có được những thói quen, kĩ năng làm việc với sách như 1 nguồn kiến thức cho cuộc sống sau này của mình 2.3-Sử dụng thiết bị nghe nhìn: PTKTDH ở tiểu học chủ yếu là thiết bị nghe- nhìn Vai trò của thiết bị nghe nhìn trong dạy học: -Phóng to các nội dung thông tin cần biểu diễn cho học sinh quan sát.
  23. -Cung cấp cho học sinh các kiến thức 1 cách chắc chắn và chính xác. -Nội dung thông tin phong phú đa dạng. -Rút ngắn thời gian trình bày thông tin, tăng cường hoạt động của thầy và trò -Thể hiện được những yếu tố trong thực tế khó hoặc không biểu diễn được. -Dễ dàng gây được cảm tình và sự chú ý của học sinh. 2.4-Máy chiếu qua đầu (Overhead Projector)