Bài giảng Hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn theo hướng lấy học sinh làm trung tâm - Mai Kiến Oanh

 THẢO LUẬN NHÓM

(20 phút)

1.Theo anh chị, chất lượng giáo dục phụ thuộc vào những yếu tố nào? Liên hệ vai trò của SHCM trong trường học?

2.Đơn vị của anh chị đã tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo hướng đổi mới như thế nào? Nêu những khó khăn, vướng mắc, hướng giải quyết?

 

ppt 44 trang BaiGiang.com.vn 28/03/2023 5800
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn theo hướng lấy học sinh làm trung tâm - Mai Kiến Oanh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptbai_giang_huong_dan_sinh_hoat_chuyen_mon_theo_huong_lay_hoc.ppt

Nội dung text: Bài giảng Hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn theo hướng lấy học sinh làm trung tâm - Mai Kiến Oanh

  1. TRƯỜNG TIỂU HỌC 2 XÃ ĐẤT MŨI BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN HƯỚNG DẪN SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO HƯỚNG LẤY HỌC SINH LÀM TRUNG TÂM Báo cáo viên: MAI KiẾN OANH
  2. SINH HOẠT CHUYÊN MÔN LẤY HỌC SINH LÀM TRUNG TÂM NỘI DUNG TẬP HUẤN 1. Sinh hoạt chuyên môn theo hướng lấy học sinh làm trung tâm là gì? 2. Làm thế nào để đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hướng lấy học sinh làm trung tâm? 3. Một số kỹ thuật thực hiện SHCM theo hướng lấy học sinh làm trung tâm.
  3. SINH HOẠT CHUYÊN MÔN LẤY HỌC SINH LÀM TRUNG TÂM THẢO LUẬN NHÓM (20 phút) 1. Theo anh chị, chất lượng giáo dục phụ thuộc vào những yếu tố nào? Liên hệ vai trò của SHCM trong trường học? 2. Đơn vị của anh chị đã tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo hướng đổi mới như thế nào? Nêu những khó khăn, vướng mắc, hướng giải quyết?
  4. THẢO LUẬN NHÓM (10 phút) Anh chị hãy so sánh sự khác nhau giữa sinh hoạt chuyên môn truyền thống và sinh hoạt chuyên môn theo hướng đổi mới lấy học sinh làm trung tâm?
  5. SHCM TRUYỀN SHCM LẤY HS LÀM THỐNG TRUNG TÂM - Thường là để - Tìm giải pháp để đánh giá nhận xét nâng cao kết quả Mục giờ dạy học tập của HS đích - Tập trung vào hoạt - Tập trung vào động dạy của GV. hoạt động học của - Thống nhất cách HS dạy để tất cả GV - Mỗi GV tự rút ra cùng thực hiện bài học để áp dụng.
  6. SHCM TRUYỀN SHCM LẤY HS THỐNG LÀM TRUNG TÂM - Thực hiện theo - Dựa vào trình Thiết đúng nội dung, độ của học sinh kế quy trình, các để lựa chọn nội bài bước thiết kế theo dung, phương học quy định pháp, quy trình cho phù hợp.
  7. SHCM TRUYỀN SHCM LẤY HS LÀM THỐNG TRUNG TÂM Người dạy minh Người dạy minh họa: họa: Dạy - Dạy theo nội dung, - Điều chỉnh các nội minh kiến thức có trong dung dạy học phù họa – SGK hợp với nhu cầu của Dự - Thực hiện tiến HS giờ trình giờ học theo - Thực hiện tiến trình quy trình chung giờ học linh hoạt, sáng tạo dựa trên khả năng của HS
  8. SHCM TRUYỀN SHCM LẤY HS LÀM THỐNG TRUNG TÂM Người dự: Người dự: - Ngồi cuối lớp học, - Đứng hai bên, phía Dạy quan sát ghi chép trước lớp học quan sát, minh HĐ, cử chỉ, việc làm vẽ sơ đồ chỗ ngồi của họa – của GV. HS Dự - Tập trung xem xét - Tập trung quan sát HS giờ GV dạy có đúng quy học như thế nào? trình, nội dung không - Suy nghĩ, phát hiện - Đối chiếu các tiêu khó khăn trong học tập chí đánh giá nhận của HS để đưa ra các xét giờ học biện pháp khắc phục.
  9. SHCM TRUYỀN SHCM LẤY HS LÀM THỐNG TRUNG TÂM Nhằm đánh giá rút Nhằm chia sẻ ý kiến kinh nghiệm giờ về các tình huống học Thảo dạy: tập cụ thể của học luận - Người điều hành sinh trong giờ học: về giờ dựa trên tiêu chí - Dựa trên kết quả dạy có sẵn để đánh học tập của HS, rút giá rút kinh kinh nghiệm. Học nghiệm, đánh giá được gì qua giờ dạy nhận xét giờ dạy minh hoạ của đồng nghiệp
  10. SHCM TRUYỀN SHCM LẤY HS LÀM THỐNG TRUNG TÂM - Tập trung nhận - Tập trung phân xét, phân tích hoạt tích hoạt động học Thảo động của GV, nhận của HS, đưa ra luận xét về phong cách minh chứng cụ thể. về tư thế tác phong, Người dự giờ chia giờ ngôn ngữ diễn đạt sẻ những khó khăn dạy của giáo viên giáo viên gặp phải khi tiến hành giờ dạy
  11. SHCM TRUYỀN SHCM LẤY HS THỐNG LÀM TRUNG TÂM - Ý kiến nhận xét, - Mọi người cùng Thảo đánh giá mang tính phát hiện vấn đề luận mổ xẻ, chủ quan học của HS, tìm nguyên nhân, giải về của người góp ý. pháp khắc phục. giờ - Người chủ trì dạy thống nhất cách dạy - Người chủ trì tóm tắt vấn đề, tìm cho dạng bài tương nguyên nhân và tự, xếp loại giờ dạy giải pháp. Từ đó cho GV. GV tự liên hệ.
  12. SINH HOẠT CHUYÊN MÔN LẤY HỌC SINH LÀM TRUNG TÂM PHẦN I SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO HƯỚNG LẤY HỌC SINH LÀM TRUNG TÂM LÀ GÌ?
  13. SINH HOẠT CHUYÊN MÔN LẤY HỌC SINH LÀM TRUNG TÂM I. KHÁI NIỆM: ◼ Sinh hoạt chuyên môn là hoạt động được thực hiện thường xuyên theo định kì nhằm bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực sư phạm cho GV theo chuẩn nghề nghiệp. ◼ Sinh hoạt chuyên môn theo hướng lấy HS làm trung tâm (nghiên cứu bài học) cũng là hoạt động sinh hoạt chuyên môn nhưng ở đó GV tập trung phân tích các vấn đề liên quan đến người học như:
  14. SINH HOẠT CHUYÊN MÔN LẤY HỌC SINH LÀM TRUNG TÂM - Học sinh học như thế nào? - Học sinh đang gặp khó khăn gì trong học tập? - Nội dung và phương pháp dạy học có phù hợp, có gây hứng thú cho học sinh không? - Kết quả học tập của học sinh có được cải thiện không? - Cần điều chỉnh điều gì và điều chỉnh như thế nào?
  15. SINH HOẠT CHUYÊN MÔN LẤY HỌC SINH LÀM TRUNG TÂM SHCM theo hướng lấy học sinh làm trung tâm không tập trung vào việc đánh giá giờ học, xếp loại giáo viên mà nhằm khuyến khích giáo viên tìm ra nguyên nhân tại sao học sinh chưa đạt kết quả như mong muốn và có biện pháp để nâng cao chất lượng dạy học.
  16. SINH HOẠT CHUYÊN MÔN LẤY HỌC SINH LÀM TRUNG TÂM II. MỤC ĐÍCH Ý NGHĨA CỦA CÁCH SHCM THEO HƯỚNG LẤY HỌC SINH LÀM TRUNG TÂM ◼ Đảm bảo cho tất cả HS có cơ hội tham gia thực sự vào quá trình học tập. ◼ Tạo cơ hội cho GV nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm và phát huy khả năng sáng tạo trong dạy học thông qua việc dự giờ, trao đổi, thảo luận, chia sẻ sau khi dự giờ. ◼ Nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường. ◼ Góp phần làm thay đổi văn hóa nhà trường: cải thiện mối quan hệ giữa BGH với GV; GV với GV; GV với HS; Tạo môi trường làm việc, dạy và học dân chủ, thân thiện cho tất cả mọi người.
  17. SINH HOẠT CHUYÊN MÔN LẤY HỌC SINH LÀM TRUNG TÂM PHẦN II LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐỔI MỚI SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO HƯỚNG LẤY HỌC SINH LÀM TRUNG TÂM?
  18. SINH HOẠT CHUYÊN MÔN LẤY HỌC SINH LÀM TRUNG TÂM I. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ ĐỂ ĐỔI MỚI SINH HOẠT CHUYÊN MÔN 1. Hiệu trưởng cần làm gì? * Thay đổi nhận thức, hành vi, giữ vai trò chủ động trong việc tạo niềm tin cho GV về những thay đổi tích cực của bản thân họ trong các buổi dự giờ SHCM, trong các mối quan hệ với CBQL * Thực sự coi SHCM là cơ sở, là biện pháp quan trọng để thay đổi chất lượng học tập của HS và văn hóa nhà trường. * Tìm hiểu đầy đủ thông tin và cách thức thực hiện mô hình SHCM lấy HS làm trung tâm.
  19. SINH HOẠT CHUYÊN MÔN LẤY HỌC SINH LÀM TRUNG TÂM I. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ ĐỂ ĐỔI MỚI SINH HOẠT CHUYÊN MÔN 1. Hiệu trưởng cần làm gì? * Tổ chức cuộc họp để giới thiệu mô hình SHCM mới, nêu sự cần thiết và những lợi ích mà SHCM mới mang lại. * Thành lập nhóm tư vấn cho các buổi SHCM ( gồm BGH và các GV giỏi CM) gợi ý phân công người dạy minh họa, tổ chức nhóm thiết kế bài học, dự giờ, thảo luận và vận dụng những điều học được vào thực tế. * Xây dựng kế hoạch tổ chức SHCM trong năm học.
  20. SINH HOẠT CHUYÊN MÔN LẤY HỌC SINH LÀM TRUNG TÂM 2. Giáo viên cần làm gì? * Tìm hiểu nội dung, cách thức thực hiện mô hình SHCM mới. * Tự nguyện dạy minh họa, tích cực, sáng tạo trong việc đề xuất những ý tưởng/nội dung/phương pháp mới để thiết kế bài học. * Học cách quan sát HS học, ghi chép, lắng nghe, suy nghĩ. * Học cách lắng nghe và phản hồi mang tính xây dựng, tích cực tham gia thảo luận sau khi dự giờ về những khó khăn, nguyên nhân và hướng giải quyết. * Tự rút kinh nghiệm cho bản thân sau dự giờ để điều chỉnh nội dung/cách dạy cho phù hợp với HS của mình.
  21. SINH HOẠT CHUYÊN MÔN LẤY HỌC SINH LÀM TRUNG TÂM II. CÁC GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN ĐỔI MỚI SINH HOẠT CHUYÊN MÔN Giai đoạn 1: ◼ Thay đổi thói quen về cách dự giờ, xây dựng quan hệ đồng nghiệp. ◼ Thay đổi cách quan sát và suy nghĩ về việc dạy của GV và học của HS. ◼ Hình thành thói quen lắng nghe, chia sẻ ý kiến, xây dựng mối quan hệ đồng nghiệp thân thiện, cộng tác và học tập lẫn nhau. ◼ Xác định được muc tiêu sinh hoạt chuyên môn là giúp tất cả GV có cơ hội học tập lẫn nhau.
  22. SINH HOẠT CHUYÊN MÔN LẤY HỌC SINH LÀM TRUNG TÂM Giai đoạn 2: ◼ Tập trung phân tích các nguyên nhân, các mối quan hệ trong giờ học và tìm biện pháp cải thiện, nâng cao chất lượng day- học. ◼ Đi sâu nghiên cứu, phân tích các phương án dạy- học hiệu quả nhằm đáp ứng nhu cầu và khả năng học của HS; tìm hiểu các mối quan hệ của HS với HS trong lớp, các kỹ năng cần thiết của GV để nâng cao chất lượng học tập của HS. ◼ Tăng cường khả năng độc lập, sáng tạo, thử nghiệm những ý tưởng mới vào bài daỵ minh họa.
  23. SINH HOẠT CHUYÊN MÔN LẤY HỌC SINH LÀM TRUNG TÂM III. CÁC BƯỚC VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN SINH HOẠT CHUYÊN MÔN BƯỚC 1: CHUẨN BỊ BÀI DẠY MINH HOẠ * Phân công người dạy minh hoạ Khuyến khích GV tự nguyện đăng ký tự chọn môn bài học để dạy minh hoạ (như vậy người tham dự sẽ học tập được nhiều hơn). Nếu không có GV tự nguyện, người chủ trì lựa chọn GV, môn, bài học và lớp dạy minh hoạ. Các GV trong trường cần được cử quay vòng, để lần lượt ai cũng được dạy minh hoạ.
  24. SINH HOẠT CHUYÊN MÔN LẤY HỌC SINH LÀM TRUNG TÂM * Chuẩn bị thiết kế bài học minh họa • GV dạy minh họa và nhóm GV trong tổ cùng nhau thiết kế, trao đổi để chuẩn bị bài học. Hiệu quả của giờ học là kết quả làm việc của tập thể. • Bài dạy minh họa cần được thể hiện linh hoạt, sáng tạo. Nhóm thiết kế tự lựa chọn nội dung, phương pháp, kỹ thuật dạy học để đạt được mục tiêu/ chuẩn KT-KN của từng môn học, không phụ thuộc quá nhiều vào nội dung trong SGK, các quy trình các bước dạy trong sách hướng dẫn GV.
  25. SINH HOẠT CHUYÊN MÔN LẤY HỌC SINH LÀM TRUNG TÂM BƯỚC 2: TỔ CHỨC DẠY MINH HỌA - DỰ GIỜ Tiến hành bài học và tổ chức dự giờ là bước để GV dạy minh hoạ tiến hành bài học và các GV dự giờ, thu thập thông tin để chuẩn bị cho việc suy ngẫm và chia sẻ. * Dạy minh họa: - GV cần tiến hành dạy minh họa với HS lớp mình. Yêu cầu không hướng dẫn, luyện tập HS trước khi dạy minh họa. - Thời lượng một tiết dạy không nên kéo dài quá 50 phút.
  26. SINH HOẠT CHUYÊN MÔN LẤY HỌC SINH LÀM TRUNG TÂM * Dự giờ • Ban giám hiệu và GV cùng dự giờ. • Dự giờ dạy minh họa đòi hỏi sự tập trung cao độ của các GV. Vị trí quan sát của người dự giờ rất quan trọng • Người dự giờ dạy minh họa cần vẽ sơ đồ chỗ ngồi, quan sát, nghe, nhìn, suy nghĩ và ghi chép diễn biến hoạt động học của HS trong giờ học hay những biểu hiện tâm lý của HS thể hiện trong các hoạt động. • Người dự có thể chụp ảnh hoặc quay phim các hoạt động dạy và học
  27. SINH HOẠT CHUYÊN MÔN LẤY HỌC SINH LÀM TRUNG TÂM • Quan sát cách sử dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học mới của GV. Quan sát những biểu hiện qua nét mặt, thái độ, hành vi, mối quan hệ tương tác giữa HS với GV, HS với HS. Người dự giờ luôn phải đặt câu hỏi “HS học được gì?” HS có hứng thú không? Vì sao có? Vì sao không? HS có biểu hiện như thế nào? Hoạt động nhóm có thực sự đảm bảo cơ hội cho tất cả HS tham gia không? Có HS nào bị “bỏ quên” không? • Người dự giờ có thể ghi chép, ghi âm những câu hỏi của GV và câu trả lời của HS
  28. SINH HOẠT CHUYÊN MÔN LẤY HỌC SINH LÀM TRUNG TÂM • Vì sao nhiều HS không tham gia hoạt động? có thể HS chưa hiểu rõ nhiệm vụ hay nhiệm vụ đó quá khó/ quá dễ đối với HS, làm thế nào để HS tích cực tham gia? • Trong hoạt động thực hành chỉ có một số ít HS làm đúng, phần đông HS làm sai, vậy tại sao HS làm sai? Có thể HS chưa hiểu cách làm, tại sao chưa hiểu? • Việc dự giờ và quan sát HS thường xuyên sẽ giúp cho GV suy nghĩ, phát hiện và hiểu rõ nguyên nhân của những khó khăn mà HS đang gặp phải trong quá trình học tập.
  29. SINH HOẠT CHUYÊN MÔN LẤY HỌC SINH LÀM TRUNG TÂM Bước 3: THẢO LUẬN VỀ GIỜ DẠY Sau khi dự tiết dạy minh họa, các giáo viên sẽ thảo luận về giờ học. Đây là hoạt động trọng tâm, có ý nghĩa quyết định đến chất lượng và hiệu quả của buổi sinh hoạt chuyên môn. Tiến trình buổi thảo luận * Người chủ trì nêu mục đích của buổi thảo luận. * Giáo viên dạy minh họa đại diện cho nhóm thiết kế nêu mục tiêu cần đạt. * Giáo viên dự giờ chia sẻ ý kiến về giờ học.
  30. SINH HOẠT CHUYÊN MÔN LẤY HỌC SINH LÀM TRUNG TÂM Câu hỏi gợi ý thảo luận: - Những điều mình học được qua giờ dạy minh họa. - Những khó khăn của HS biểu hiện trong giờ học; Nguyên nhân và cách khắc phục. - Mô tả những hiện tượng quan sát được, những biểu hiện cụ thể của HS như: - Vẻ mặt, thái độ, hoạt động, sản phẩm - Bài học có gì mới/ sáng tạo so với SGK, sách hướng dẫn GV, điều này được thể hiện qua kết quả học tập của HS như thế nào?
  31. SINH HOẠT CHUYÊN MÔN LẤY HỌC SINH LÀM TRUNG TÂM - Các nội dung/hoạt động học tập có phù hợp với khả năng nhận thức của HS không? - Các phương pháp, kỹ thuật dạy học có làm cho HS hứng thú, mang lại hiệu quả thực sự không? Tại sao? - Học sinh được quan tâm/ hỗ trợ như thế nào? (HS tích cực, HS học yếuk ém, HS bị “bỏ quên”). - Học sinh có cơ hội liên hệ kiến thức đã biết để hình thành kiến thức mới như thế nào?
  32. SINH HOẠT CHUYÊN MÔN LẤY HỌC SINH LÀM TRUNG TÂM Khi thảo luận cần lưu ý 3 vấn đề sau: • Mối quan hệ giữa giáo viên với học sinh; giữa học sinh với học sinh trong tình huống đó như thế nào? • Học sinh học được gì qua hoạt động đó? • Hoạt động đó có tác động đến việc hình thành nhân cách/giáo dục kỹ năng sống cho học sinh như thế nào?
  33. SINH HOẠT CHUYÊN MÔN LẤY HỌC SINH LÀM TRUNG TÂM BƯỚC 4: ÁP DỤNG CHO DẠY HỌC HÀNG NGÀY Đây là bước gián tiếp, không nằm trong quy trình SHCM. Tuy nhiên nó không tách rời việc SHCM vì sau các buổi SHCM giáo viên sẽ nghiên cứu, vận dụng kiểm nghiệm những gì đã học được. Trên cơ sở đó tiếp tục tìm tòi hoặc áp dụng các giờ dạy hàng ngay của mình. Việc làm này giúp GV trở thành những "nhà nghiên cứu thực hành". Việc SHCM suy cho cùng là để GV có năng lực mới, vận dụng trong công việc hàng ngày. Ý nghĩa đích thực của SHCM là giúp GV không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn để đảm bảo tốt việc nâng cao chất lượng từng tiết dạy của mình.
  34. SINH HOẠT CHUYÊN MÔN LẤY HỌC SINH LÀM TRUNG TÂM IV. MỘT SỐ KỸ THUẬT THỰC HIỆN SHCM LẤY HỌC SINH LÀM TRUNG TÂM 1. Vị trí của người dự giờ Vị trí quan sát rất quan trọng, giúp GV dự thu thập thông tin và thông tin chính xác về việc học của HS. • GV nên đứng một chỗ trong suốt thời gian dự giờ, tránh đi lại làm ảnh hưởng đến lớp học. • GV nên đứng ở vị trí có thể quan sát HS một cách tốt nhất. • Nên đứng ở hai bên lớp học. • Vẽ sơ đồ chỗ ngồi của từng học sinh.
  35. SINH HOẠT CHUYÊN MÔN LẤY HỌC SINH LÀM TRUNG TÂM 2. Quan sát học sinh như thế nào? • Thái độ của HS khi tham gia học thể hiện qua nét mặt, hành vi (thích thú, tích cực, chán nản, uể oải ). • Khả năng thực hiện các nhiệm vụ học tập (có vừa sức không, có hiểu lời hướng dẫn không? ). • Hoạt động nào HS hứng thú/không hứng thú? Vì sao? • Giáo viên làm thế nào để cuốn hút HS tham gia? • Những HS nào chưa/không tham gia vào các hoạt động? • Chú ý đến HS rất tích cực và những HS chưa tích cực.
  36. SINH HOẠT CHUYÊN MÔN LẤY HỌC SINH LÀM TRUNG TÂM • Quan sát HS làm việc cá nhân/hoạt động nhóm. Khi HS làm việc trong nhóm: Thời gian có đủ để HS thực hiện nhiêm vụ hoặc nắm được nội dung bài học không? Có bao nhiêu HS tham gia? Có HS nào không tham gia? Vì sao? Trong trường hợp đó, chúng ta có thể làm gì để tất cả HS đều tham gia một cách có ý nghĩa? • Có HS nào không làm việc khi giáo viên giao nhiệm vụ cho cá nhân? Vì sao? • GV có biết khai thác kinh nghiệm/kiến thức của HS không? • Những kiến thức/kỹ năng mới nào mà HS học được thông qua hoạt động/ giờ học.
  37. SINH HOẠT CHUYÊN MÔN LẤY HỌC SINH LÀM TRUNG TÂM 3. Ghi chép theo phiếu quan sát Sử dụng phiếu quan sát để ghi chép nhanh các thông tin một cách ngắn gọn, cụ thể và dễ dàng đối chiếu tổng hợp thông tin một cách hệ thống, khoa học. Giáo viên dự giờ quan sát, suy ngẫm, phán đoán nhanh và ghi chép và sổ theo gợi ý sau: Diễn biến giờ học Nhận xét, phán đoán Hoạt động dạy - học, nội Học sinh nào? Lúc dung bài học, câu hỏi nào? Như thế nào? vì hoặc bài tập của GV - sao? Làm thế nào? HS, lời nói của GV - HS
  38. SINH HOẠT CHUYÊN MÔN LẤY HỌC SINH LÀM TRUNG TÂM Hoặc: Nội dung hoạt Biểu hiện của Nguyên động học sinh nhân, biện pháp Hoạt động 1. - Cảm xúc, Vì - Tên hoạt động thái độ, hành Nên - Nội dung của vi, trả lời câu Có thể là hoạt động, hỏi, nhiệm vụ, câu - Bài tập, sản hỏi, bài tập phẩm
  39. SINH HOẠT CHUYÊN MÔN LẤY HỌC SINH LÀM TRUNG TÂM Hoặc: Diễn biến nội Phản ứng của Nguyên nhân dung bài học, học sinh và cách xử lý hoạt động của (nếu cần) giáo viên dạy Hoạt động dạy Bài làm, sản Vì - học nội dung phẩm học, câu Nên bài học, câu hỏi trả lời, hành vi, Có thể hoặc bài tập của thái độ, cảm giáo xúc (cá nhân, Tự đặt câu trong nhóm) hỏi
  40. SINH HOẠT CHUYÊN MÔN LẤY HỌC SINH LÀM TRUNG TÂM 4. Vai trò của người chủ trì + Trong khi chuẩn bị bài dạy minh hoạ Trực tiếp giúp đỡ hoặc phân công các GV giúp đỡ người dạy minh hoạ chuẩn bị bài (nếu thấy cần thiết) + Trong khi dự giờ Tập cho GV biết cách quan sát. Nhắc nhở họ ngồi, đứng ở vị trí phù hợp. Người chủ trì phải gương mẫu khi dự giờ (có vị trí phù hợp, lắng nghe, có sự quan sát tập trung tinh tế nhạy cảm. Nhắc nhở GV không làm ảnh hưởng việc học của HS (không ngồi cùng ghế, mượn đồ dùng, sách giáo khoa của HS và không nói chuyện riêng)
  41. SINH HOẠT CHUYÊN MÔN LẤY HỌC SINH LÀM TRUNG TÂM + Trong khi thảo luận: Người chủ trì luôn kiểm soát tình hình thảo luận để duy trì và đảm bảo việc thảo luận đúng các nguyên tắc đã quy định, thống nhất. Định hướng ý kiến thảo luận có tính hợp tác, lời nói thể hiện chia sẻ thật lòng, cầu thị; tuyệt đối hạn chế lời nói có tính phê bình, chỉ trích và các ý thể hiện tính đánh giá, áp đặt ý kiến chủ quan. Người chủ trì phải định hướng để mọi người cố gắng tìm ra những điểm nổi trội và bài học trong các tình huống giáo viên dạy minh hoạ đáp lại học sinh.
  42. SINH HOẠT CHUYÊN MÔN LẤY HỌC SINH LÀM TRUNG TÂM Có thể khẳng định rằng: Sinh hoạt chuyên môn là hoạt động nhằm bồi dưỡng và phát triển chuyên môn cho GV tại trường rất hiệu quả. Sinh hoạt chuyên môn là hoạt động trong đó GV học tập lẫn nhau, học tập trong thực tế, là nơi thử nghiệm và trải nghiệm những cái mới, là nơi kết nối lý thuyết với thwucj hành, giữa ý định và thực tế
  43. SINH HOẠT CHUYÊN MÔN LẤY HỌC SINH LÀM TRUNG TÂM THẢO LUẬN NHÓM (15 phút) Lập kế hoạch sinh hoạt chuyên môn
  44. CHÚC QUÝ THẦY CÔ GIÁO MỘT NĂM HỌC MỚI VUI VẺ VÀ THÀNH CÔNG!