Bài hướng dẫn môn Tiếng Việt Lớp 3 - Tuần 21 - Trường tiểu học Trần Bình Trọng

Học sinh đọc bài “ Ông tổ nghề thêu ” trả lời câu hỏi sau đây:

Câu 1. Hồi nhỏ, Trần Quốc Khái ham học như thế nào? (Gợi ý: Em hãy đọc đoạn 1 của bài.)

Trả lời: Hồi nhỏ, Trần Quốc Khái rất ham học. Cậu học cả khi đi đốn củi, lúc kéo vó tôm. Tối đến, cậu bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng làm đèn để đọc sách.

Câu 2. Vua Trung Quốc nghĩ ra cách gì để thử tài sứ thần Việt Nam? (Gợi ý: Em hãy đọc đoạn 2 của truyện.)

Trả lời: Để thử tài sứ thần Việt Nam, vua Trung Quốc sai dựng một cái lầu cao, mời ông lên chơi, rồi cất thang đi và chờ xem ông xử trí ra sao với hai pho tượng Phật, hai cái lọng, một bức trướng thêu ba chữ "Phật trong lòng" và một vò nước.

Câu 3. Trần Quốc Khái đã làm thế nào? (Gợi ý: Em hãy đọc đoạn  và 4 của truyện.)

Trả lời: 

a)  Để sống?

-    Trần Quốc Khái đọc bức trướng và hiểu ra ý nghĩa của ba chữ "Phật trong lòng" là có thể ăn tượng Phật vào trong bụng. Bức tượng Phật bằng chè lam và vò nước đã giúp ông có thức ăn, thức uống khi ở trên lầu.

b)  Để không bỏ phí thời gian?

-   Để không bỏ phí thời gian, ông tìm tòi quan sát và học được cách thêu, cách làm lọng.

c)   Đế xuống đất bình an vô sự?

-   Ông quan sát thấy dơi xoè cánh chao đi chao lại như những chiếc lá bay, ông liền ôm lọng nhảy xuống bình an vô sự. 

doc 5 trang Hạnh Đào 13/12/2023 600
Bạn đang xem tài liệu "Bài hướng dẫn môn Tiếng Việt Lớp 3 - Tuần 21 - Trường tiểu học Trần Bình Trọng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbai_huong_dan_mon_tieng_viet_lop_3_tuan_21_truong_tieu_hoc_t.doc

Nội dung text: Bài hướng dẫn môn Tiếng Việt Lớp 3 - Tuần 21 - Trường tiểu học Trần Bình Trọng

  1. TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÀN BÌNH TRỌNG KHỐI BA HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC PHÂN MÔN TẬP ĐỌC – CHÍNH TẢ (TUẦN 21) TẬP ĐỌC (1) Bài đọc Ông tổ nghề thêu 1. Hồi còn nhỏ, cậu bé Trần Quốc Khái rất ham học. Cậu học khi đi đốn củi, lúc kéo tôm. Tối đến, nhà không có đèn, cậu bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng, lấy ánh sáng đọc sách. Chẳng bao lâu, Trần Quốc Khái đỗ tiến sĩ, rồi làm quan to trong triều đình nhà Lê. 2. Một lần, Trần Quốc Khái được triều đình cử đi sứ bên Trung Quốc. Vua Trung Quốc muốn thử tài sứ thần, sai dựng một cái lều cao, mời ông lên chơi rồi cất thang đi. Không còn lối xuống, ông ở lại trên lầu. Lầu chỉ có chỉ có hai pho tượng Phật, hai cái lọng, một bức trướng thêu ba chữ “Phật trong lòng” và một vò nước. 3. Bụng đói mà không có cơm ăn, Trần Quốc Khải lẩm nhẩm đọc ba chữ trên bức trướng, rồi mỉm cười. Ông bẻ tay pho tượng để nếm thử. Thì ra hai pho tượng ấy nặn bằng chè lam. Từ đó, ngày hai bữa, ông cứ ung dung bẻ dần tượng mà ăn. Nhân được nhàn rỗi, ông mày mò quan sát, nhớ nhập tâm cách thêu và làm lọng. 4. Học được cách thêu và làm lọng rồi, ông tìm đường xuống. Thấy những con dơi xòe cánh chao đi chao lại như chiếc lá bay, ông liền ôm lọng nhảy xuống đất bình an vô sự. Vua Trung Quốc khen ông là người tài, đặt tiệc to tiễn về nước. 5. Về đến nước nhà, Trần Quốc Khải truyền dạy cho dân nghề thêu và nghề làm lọng. Dần dần, nghề thêu lan rộng ra khắp nơi. Nhân dân vùng Thường Tín, quê ông, lập đền thờ và tộn ông là ông tổ nghề thêu. Theo NGỌC VŨ * Chú giải - Đi sứ : đi giao thiệp với nước nhà theo lệnh vua. - Lọng : vật làm bằng vải hoặc lụa căng trên khung tre, gỗ hay kim loại, thường dùng để che đầu tượng thần, tượng Phật hay vua, quan trong nghi lễ long trọng. - Bức trướng : bức lụa, vải, trên có thêu chữ hoặc hình, dùng làm lễ vật, tặng phẩm. - Chè lam : bánh ngọt làm từ bột bỏng nếp ngào mật, pha nước gừng. - Nhập tâm : nhớ kĩ, như thuộc lòng. - Bình an vô sự : bình yên, không có chuyện gì xấu xảy ra. - Thường Tín : một huyện thuộc tỉnh Hà Tây.
  2. Giọng đọc cả bài: Giọng đọc chậm rải, khoan thai; Nhấn giọng những từ ngữ thể hiện sự bình tĩnh, ung dung, tài trí của Trần Quốc Khái trước thử thách của vua Trung Quốc. Học sinh đọc bài “ Ông tổ nghề thêu ” trả lời câu hỏi sau đây: Câu 1. Hồi nhỏ, Trần Quốc Khái ham học như thế nào? (Gợi ý: Em hãy đọc đoạn 1 của bài.) Trả lời: Hồi nhỏ, Trần Quốc Khái rất ham học. Cậu học cả khi đi đốn củi, lúc kéo vó tôm. Tối đến, cậu bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng làm đèn để đọc sách. Câu 2. Vua Trung Quốc nghĩ ra cách gì để thử tài sứ thần Việt Nam? (Gợi ý: Em hãy đọc đoạn 2 của truyện.) Trả lời: Để thử tài sứ thần Việt Nam, vua Trung Quốc sai dựng một cái lầu cao, mời ông lên chơi, rồi cất thang đi và chờ xem ông xử trí ra sao với hai pho tượng Phật, hai cái lọng, một bức trướng thêu ba chữ "Phật trong lòng" và một vò nước. Câu 3. Trần Quốc Khái đã làm thế nào? (Gợi ý: Em hãy đọc đoạn và 4 của truyện.) Trả lời: a) Để sống? - Trần Quốc Khái đọc bức trướng và hiểu ra ý nghĩa của ba chữ "Phật trong lòng" là có thể ăn tượng Phật vào trong bụng. Bức tượng Phật bằng chè lam và vò nước đã giúp ông có thức ăn, thức uống khi ở trên lầu. b) Để không bỏ phí thời gian? - Để không bỏ phí thời gian, ông tìm tòi quan sát và học được cách thêu, cách làm lọng. c) Đế xuống đất bình an vô sự? - Ông quan sát thấy dơi xoè cánh chao đi chao lại như những chiếc lá bay, ông liền ôm lọng nhảy xuống bình an vô sự. Câu 4. Vì sao Trần Quốc Khái được suy tôn là ông tổ nghề thêu? (Gợi ý: Em hãy đọc đoạn 5 của truyện và nhận xét.) Trả lời: Trần Quốc Khái được suy tôn là ông tổ nghề thêu vì khi về nước ông đã truyền dạy nghề thêu cho dân ta, làm cho nghề này lan rộng ra khắp nơi trong đất nước. Nội dung bài: Câu chuyện ca ngợi Trần Quốc Khái là người thông minh, ham học hỏi, giàu trí sáng tạo; chỉ bằng quan sát và ghi nhớ nhập tâm đã học được nghề thêu của người Trung Quốc, và dạy lại cho dân ta.
  3. KỂ CHUYỆN: Câu 1. Đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện Ông tổ nghề thêu. Gợi ý: Em thâu tóm nội dung chính của mỗi đoạn và đặt tên. Đoạn 1: Cậu bé ham học / Tuổi nhỏ của Trần Quốc Khái. Đoạn 2: Vua Trung Quốc thử tài / Thử tài sứ thần Việt. Đoạn 3: Những ngày sống trên lầu cao / Tài trí của Trần Quốc Khái. Đoạn 4: Hạ cánh an toàn / Vượt qua thử thách. Đoạn 5: Truyền bá nghề thêu và nghề làm lọng / Truyền nghề. Câu 2. Kể lại một đoạn (mà em thích) của câu chuyện. - Ví dụ: Kể lại đoạn 2: Khi Trần Quốc Khái được cử làm sứ giả bên Trung Quốc, vua Trung Quốc nghe tin ông là người có tài, muốn thử thách ông nên đã mời ông lên một cái lầu cao rồi rút thang ra. Trên lầu không có thức ăn, chỉ có hai pho tượng Phật, hai cái lọng, một bức trướng thêu ba chữ "Phật trong lòng" và một vò nước 0 * 0 CHÍNH TẢ (1) Bài viết: Nghe - viết: Ông tổ nghề thêu Đoạn chính tả: (từ đầu đến . triều đình nhà Lê.) (Các em viết vào vở tự học ở nhà nhé!) Bài tập chính tả: (Sách Tiếng Việt trang 24) a) Điền vào chỗ trống tr hay ch? Trần Quốc Khái thông minh, .ăm chỉ học tập nên đã ở thành tiến sĩ, làm quan to .ong .iều đình nhà Lê. Được cử đi sứ Trung Quốc, ước thử thách của nhà vua láng giềng, ông đã xử í rất giỏi làm .o mọi người phải kính ọng. Ông còn nhanh í học được nghề thêu của người Trung Quốc để uyền lại o nhân dân. b) Đặt lên chữ in đậm dấu hỏi hay dấu ngã ? Lê Quý Đôn sống vào thời Lê. Từ nho, ông đa nôi tiếng thông minh. Năm 26 tuôi, ông đô tiến si. Ông đọc nhiều, hiêu rộng, làm việc rất cần mân. Nhờ vậy, ông viết được hàng chục cuốn sách nghiên cứu về lịch sử, địa lí, văn học, , sáng tác ca thơ lân văn xuôi, ông được coi là nhà bác học lớn cua nước ta thời xưa. 0 * 0
  4. TẬP ĐỌC (2) Bài đọc: Bàn tay cô giáo Một tờ giấy trắng Thêm tờ xanh nữa Cô gấp cong cong Cô cắt rất nhanh Thoắt cái đã xong Mặt nước dập dềnh Chiếc thuyền xinh quá! Quanh thuyền sóng lượn. Một tờ giấy đỏ Như phép mầu nhiệm Mềm mại tay cô Hiện trước mắt em: Mặt trời đã phô Biển biếc bình minh Nhiều tia nắng tỏa. Rì rào sóng vỗ Biết bao điều lạ Từ bàn tay cô. NGUYỄN TRỌNG HOÀN * Chú giải - Phô: bày ra, để lộ ra. Giọng đọc cả bài: Nhấn giọng những từ thể hiện sự nhanh nhẹn, khéo léo, mầu nhiệm của bàn tay cô giáo: thoắt cái, xinh quá, mềm mại, rất nhanh, điều lạ, bàn tay. Học sinh đọc bài “Bàn tay cô giáo” trả lời câu hỏi sau đây: Câu 1. Từ mỗi tờ giấy, cô giáo đã làm ra những gì? (Gợi ý: Em hãy đọc khổ thơ 1,2,3 của bài) Trả lời: Từ mỗi tờ giấy có màu khác nhau, cô giáo đã làm ra chiếc thuyền, mặt trời, mặt nước. Câu 2. Hãy tả bức tranh cắt dán giấy của cô giáo. (Gợi ý: Em đọc bài thơ, tưởng tượng ra các sự vật, màu sắc của chúng để tả lại bức tranh cô giáo cắt dán.) Trả lời: Cô giáo đã cắt dán bức tranh mô tả cảnh biển lúc bình minh có mặt trời hồng mới mọc, toả ra nhiều tia nắng mới, có mặt nước biển xanh đang dập dềnh vỗ sóng cùng con thuyền đang lướt sóng ra khơi. Câu 3. Em hiểu hai dòng thơ cuối bài như thế nào? Trả lời: Em hiểu hai dòng thơ cuối bài: Biết bao điều lạ Từ bàn tay cô.
  5. Có ý nghĩa như sau: Cô giáo có đôi bàn tay rất khéo léo, mềm mại và đầy sáng tạo. Hai bàn tay như có phép mầu nhiệm của cô giáo đã mang lại miềm vui và giúp các em biết thêm được nhiều điều mới lạ, bổ ích. Các em đang say sưa theo dõi cô gấp giấy, cắt dán giấy để tạo nên cả một quang cảnh biển thật đẹp lúc bình minh. Câu 4. Học thuộc lòng cả bài thơ. Nội dung bài: Bài thơ ca ngợi bàn tay kì diệu của cô giáo. Cô đã tạo ra biết bao điều lạ từ đôi bàn tay khéo léo của mình. 0 * 0 CHÍNH TẢ (2) Bài viết: Nhớ - viết: Bàn tay cô giáo (Các em viết cả bài thơ vào vở tự học ở nhà nhé!) Bài tập chính tả: (Sách Tiếng Việt trang 29) a) Điền vào chỗ trống tr hay ch ? .í thức là những người uyên làm các công việc í óc như dạy học, ữa bệnh, ế tạo máy móc, nghiên cứu khoa học. Cùng với những người lao động ân tay như công nhân, nông dân, đội ngũ í thức đang đem hết í tuệ và sức lực của mình xây dựng non sông gấm vóc của chúng ta. b) Đặt trên chữ in đậm dấu hỏi hay dấu ngã ? Trên đồng ruộng, trong nhà máy, trên lớp học hay trong bệnh viện, ơ đâu, ta cung gặp nhưng trí thức đang lao động quên mình. Các ki sư nông nghiệp nghiên cứu giống lúa mới, ki thuật trồng trọt, chăn nuôi mới. Các ki sư cơ khí cùng công nhân san xuất máy móc, ô tô. Các thầy giáo, cô giáo dạy ta thành người có ích cho xa hội. Các bác si chưa bệnh cho dân. 0 * 0