Bài hướng dẫn môn Tiếng Việt Lớp 3 - Tuần 24 - Trường tiểu học Trần Bình Trọng

Học sinh đọc bài tập đọc: “Đối đáp với vua”  và trả lời các câu hỏi sau đây:

Câu 1. Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở đâu?

Trả lời:Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở Hồ Tây, Thăng Long (Hà Nội).

Câu 2. Cao Bá Quát có mong muốn gì?

Trả lời: Cậu bé Cao Bá Quát có mong muốn được nhìn rõ mặt vua.

Câu 3. Cậu làm thế nào để thực hiện mong muốn đó?

Trả lời: Để thực hiện mong muốn đó, cậu bé Cao Bá Quát đã cởi quần áo nhảy xuống hồ tắm và khi bị bắt thì la hét, vùng vẫy làm náo động cả lên khiến nhà vua phải truyền lệnh dẫn cậu tới xét hỏi.

Câu 4. Vì sao vua bắt Cao Bá Quát đối?

Trả lời: Vua bắt Cao Bá Quát đối vì cậu đã tự xưng là học trò nên muốn thử tài cậu.

Câu 5. Cậu đối như thế nào?

Trả lời: Cậu đã đối lại vế đối của nhà vua rất nhanh và cũng rất hoàn chỉnh. Ta còn thấy trong vế đối của cậu có các từ "người trói người". Vế đối biểu lộ sự bất bình của ông (ngầm oán trách vua bắt trói người trong cảnh trời nắng chang chang, chẳng khác nào cảnh cá lớn đớp cá bé).

doc 7 trang Hạnh Đào 13/12/2023 3440
Bạn đang xem tài liệu "Bài hướng dẫn môn Tiếng Việt Lớp 3 - Tuần 24 - Trường tiểu học Trần Bình Trọng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbai_huong_dan_mon_tieng_viet_lop_3_tuan_24_truong_tieu_hoc_t.doc

Nội dung text: Bài hướng dẫn môn Tiếng Việt Lớp 3 - Tuần 24 - Trường tiểu học Trần Bình Trọng

  1. TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÀN BÌNH TRỌNG KHỐI BA HƯỚNG DẪN HỌC MÔN TIẾNG VIỆT - TUẦN 24 TẬP ĐỌC Bài đọc 1 Đối đáp với vua (Sách Tiếng Việt trang 49) 1. Một lần, vua Minh Mạng từ kinh đô Huế ngự giá ra Thăng Long (Hà Nội). Vua cho xa giá đến Hồ Tây ngắm cảnh. Xa giá đi đến đâu quân lính cũng thét đuổi tất cả mọi người, không cho ai đến gần. 2. Cao Bá Quát, khi ấy còn là một cậu bé, muốn nhìn rõ mặt vua. Cậu nảy ra một ý, liền cởi hết quần áo, nhảy xuống hồ tắm. Quân lính nhìn thấy, xúm vào bắt trói đứa trẻ táo tợn. Cậu bé không chịu, la hét, vùng vẫy, gây nên cảnh náo động ở hồ. Thấy thế, vua Minh Mạng truyền lệnh dẫn cậu tới hỏi. 3. Câu bé bị dẫn tới trước mặt nhà vua. Cậu từ xưng là học trò mới ở quê ra chơi. Thấy nói là học trò, vua ra lệnh cho cậu phải đối được một vế đối thì mới tha. Nhìn thấy trên mặt nước lúc đó có đàn cá đang đuổi nhau, vua tức cảnh đọc vế đối như sau : Nước trong leo lẻo cá đớp cá Chẳng cần nghĩ ngợi lâu la gì, Cao Bá Quát lấy cảnh mình đang bị trói, đối lại luôn : Trời nắng chang chang người trói người 4. Vế đối vừa cứng cỏi, vừa rất chỉnh, biểu lộ sự nhanh trí, thông minh. Vua nguôi giận, truyền lệnh cởi trói, tha cho cậu bé. Theo QUỐC CHẤN * Chú giải: - Minh Mạng (1791-1840) : vua thứ hai của triều Nguyễn. - Cao Bá Quát (1809-1855): Nhà thơ nổi tiếng văn hay chữ tốt, có tài đối đáp. - Ngự giá : (vua) ngồi xe hoặc ngồi kiệu đi các nơi. - Xa giá : xe của vua - Đối : + Thế văn cũ gồm 2 vế câu (hai câu) có số tiếng bằng nhau, đối chọi nhau về ý và lời. + làm vế đối lại. - Tức cảnh: thấy cảnh mà có cảm xúc, liền nảy ra thơ văn. - Chỉnh: theo đúng phép tắc chặt chẽ.
  2. Giọng đọc cả bài: Lưu ý nghỉ hơi rõ sau các dấu câu, cụm từ, thể hiện đúng cách nói của các nhân vật. Lưu ý: (đoạn 1) đọc với giọng trang nghiêm ; (đoạn 2) tinh nghịch; (đoạn 3) hồi hộp, nhấn giọng ở những từ ngữ: ra lệnh, tức cảnh, các đớp cá, chang chang, người trói người ; (đoạn 4) cảm xúc, khâm phục. Học sinh đọc bài tập đọc: “Đối đáp với vua” và trả lời các câu hỏi sau đây: Câu 1. Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở đâu? Trả lời: Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở Hồ Tây, Thăng Long (Hà Nội). Câu 2. Cao Bá Quát có mong muốn gì? Trả lời: Cậu bé Cao Bá Quát có mong muốn được nhìn rõ mặt vua. Câu 3. Cậu làm thế nào để thực hiện mong muốn đó? Trả lời: Để thực hiện mong muốn đó, cậu bé Cao Bá Quát đã cởi quần áo nhảy xuống hồ tắm và khi bị bắt thì la hét, vùng vẫy làm náo động cả lên khiến nhà vua phải truyền lệnh dẫn cậu tới xét hỏi. Câu 4. Vì sao vua bắt Cao Bá Quát đối? Trả lời: Vua bắt Cao Bá Quát đối vì cậu đã tự xưng là học trò nên muốn thử tài cậu. Câu 5. Cậu đối như thế nào? Trả lời: Cậu đã đối lại vế đối của nhà vua rất nhanh và cũng rất hoàn chỉnh. Ta còn thấy trong vế đối của cậu có các từ "người trói người". Vế đối biểu lộ sự bất bình của ông (ngầm oán trách vua bắt trói người trong cảnh trời nắng chang chang, chẳng khác nào cảnh cá lớn đớp cá bé). Nội dung bài: Câu chuyện ca ngợi tài năng của Cao Bá Quát. Ông là người thông minh, đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ.
  3. KỂ CHUYỆN: Câu 1 Sắp xếp lại các tranh theo thứ tự trong câu chuyện Đối đáp với vua. Gợi ý: Em quan sát kĩ 4 bức tranh, kết hợp nội dung truyện đã đọc và sắp xếp lại theo đúng trình tự. Thứ tự tranh được sắp xếp lại là: Câu 2 Kể lại toàn bộ câu chuyện Đối đáp với vua. Gợi ý: Dựa vào việc sắp xếp từng tranh đã làm ở bài tập 1 để kể lại.
  4. Gợi ý học sinh trả lời câu hỏi bài kể chuyện: “Đối đáp với vua” Kể lại toàn bộ câu chuyện Đối đáp với vua. Đoạn 1: Tranh 3: Vua Minh Mạng từ kinh đô Huế ngự giá ra Thăng Long và đến xem cảnh Tây Hồ. Quân lính rầm rầm rộ rộ đi theo xe bảo vệ nhà vua và bắt dân chúng phải tránh xa con đường của vua đi. Đoạn 2: Tranh 1: Cậu bé Cao Bá Quát chợt nảy ra một ý là phải nhìn rõ mặt nhà vua. Để thực hiện được ý muốn đó, cậu đã cởi bỏ quần áo nhảy ùm xuống hồ tắm. Quân lính tới lôi cậu lên. Cậu vùng vẫy, la hét làm náo động cả lên. Đoạn 3: Tranh 2: Thấy thế vua Minh Mạng bèn truyền lệnh dẫn cậu tới xét hỏi. Đến trước nhà vua, cậu tự xưng là học trò ở miền quê xa ra chơi nên chẳng hay biết điều gì. Vua thấy cậu là học trò liền ra vế đối : "Nước trong leo lẻo cá đớp cá" và buộc cậu phải đối lại. Đoạn 4: Tranh 4: Là người có tài, có trí thông mirh, cậu bé Quát đối ngay lại: "Trời nắng chang chang người trói người" . Vua thấy vế đối thật hay, thật hoàn chỉnh liền ra lệnh cởi trói tha cho cậu.
  5. CHÍNH TẢ 1. Nghe - viết: Đối đáp với vua (Sách Tiếng Việt trang 51, từ “Thấy nói là học trò đến người trói người.” (Các em viết đoạn chính tả vào vở ở nhà nhé!) 0 * 0 Bài tập chính tả: (Sách Tiếng Việt trang 51) 1. Tìm các từ: a) Chứa tiếng bắt đầu bằng s hoặc x, có nghĩa như sau: - Nhạc cụ hình ống, có nhiều lỗ nhỏ, thổi bằng: . - Môn nghệ thuật sân khấu trình diễn những động tác leo, nhảy, nhào,khéo léo của người và thú: b) Chứa tiếng có thanh hỏi hoặc thanh ngã, có nghĩa như sau : - Nhạc cụ bằng tre hoặc gỗ, lòng rỗng, gõ thành tiếng, hay dùng trong dàn nhạc dân tộc: . - Tạo ra hình ảnh trên giấy, vải, tường, bằng đường nét: . Gợi ý: Em đọc kĩ từng gợi ý rồi liên tưởng đến hình ảnh có liên quan và trả lời. 2. Thi tìm các từ ngữ chỉ hoạt động: a) - Chứa tiếng bắt đầu bằng s: san sẻ, - Chứa tiếng bắt đầu bằng x: xé, b) - Chứa tiếng có thanh hỏi: Nhổ cỏ, - Chứa tiếng có thanh ngã: gõ cửa, Gợi ý: Em đọc kĩ, phát âm đúng và tìm từ phù hợp
  6. TẬP ĐỌC (2) Bài đọc Tiếng đàn (Sách Tiếng Việt trang 54) Thủy nhận cây đàn vi-ô-lông, lên dây và kéo thử vài nốt nhạc. Ánh đèn hắt lên khuôn mặt trắng trẻo của em. Em nâng đàn đặt lên vai. Khi ắc-sê vừa khẽ chạm vào những dây đàn thì như có phép lạ, những âm thanh trong trẻo vút bay lên giữa yên lặng của gian phòng. Vầng trán cô bé hơi tái đi nhưng gò má ửng hồng, đôi mắt sẫm màu hơn, làn mi rậm cong dài khẽ rung động. Tiếng đàn bay ra vườn. Vài cánh ngọc lan êm ái rụng xuống nền đất mát rượi. Dưới đường, lũ trẻ rủ nhau thả những chiếc thuyền gấp bằng giấy trên những vũng nước mưa. Ngoài Hồ Tây, dân chài đang tung lưới bắt cá. Hoa mười giờ nở đỏ quanh các lối đi ven hồ. Bóng mấy con chim bồ câu lướt nhanh trên những mái nhà cao thấp. Theo LƯU QUANG VŨ * Chú giải: - Lên dây : chỉnh dây đàn cho đúng chuẩn - Ắc – sê : cái cần có căng dây để kéo đàn vi – ô – lông. - Dân chài : người làm nghề đánh cá. Giọng đọc cả bài: Lưu ý nghỉ hơi rõ sau các dấu câu, cụm từ. Giọng đọc nhẹ nhàng, chậm rãi, giàu cảm xúc, đọc đoạn văn tả âm thanh của tiếng đàn, nhấn giọng những từ ngữ: khẽ chạm, phép lạ, trong trẻo vút bay lên, tái đi, ửng hồng, sẫm màu, khẽ rung động. Học sinh đọc bài tập đọc “Tiếng đàn” và trả lời các câu hỏi sau đây: Câu 1. Thuỷ làm gì để chuẩn bị vào phòng thi? Trả lời: Thuỷ nhận cây đàn vi-ô-lông, lên dây và kéo thử vài nốt nhạc để chuẩn bị vào phòng thi. Câu 2. Tìm những từ ngữ miêu tả âm thanh của cây đàn. (Gợi ý: Em hãy đọc đoạn sau: Em nâng đàn giữa yên lặng của gian phòng.) Trả lời: Những từ ngữ miêu tả âm thanh của cây đàn là : những âm thanh trong trẻo vút bay lên giữa yên lặng của gian phòng. Câu 3. Cử chỉ, nét mặt của Thuỷ khi kéo đàn thể hiện điều gì? (Gợi ý: Em hãy đọc đoạn sau: Em nâng đàn khẽ rung động.)
  7. Trả lời: Cử chỉ, nét mặt của Thuỷ khi kéo đàn: nâng đàn đặt lên vai, vầng trán hơi tái đi nhưng gò má ứng hồng, đôi mắt sẫm màu hơn, đôi mi rậm cong dài khẽ rung động. Tất cả những điều đó nói lên: Thuỷ có phần thấy căng thẳng, nhưng rồi vẫn tự tin, tập trung vào sự thể hiện bản nhạc với sự rung động trong lòng, đã truyền tình cảm vào tiếng đàn của mình. Câu 4. Tìm các chi tiết miêu tả khung cảnh thanh bình ngoài gian phòng như hòa với tiếng đàn. (Gợi ý: Em hãy đọc đoạn sau: Tiếng đàn bay ra vườn đến hết.) Trả lời: Khung cảnh thanh bình bên ngoài như hoà với tiếng đàn: vài cành ngọc lan êm ái rụng xuống nền đất mát rượi, lũ trẻ thả những chiếc thuyền giấy trên các vũng nước mưa, dân chài tung lưới trên Hồ Tây, hoa mười giờ nở đỏ quanh ven hồ, bóng chim bồ câu lượn nhanh trên các mái nhà cao thấp. Nội dung bài: Tiếng đàn của Thủy trong trẻo, hồn nhiên như tuổi thơ của em. Nó hòa hợp với khung cảnh thiên nhiên và cuộc sống xung quanh. 0 * 0