Bài hướng dẫn môn Tiếng Việt Lớp 3 - Tuần 26 - Trường tiểu học Trần Bình Trọng
Học sinh đọc bài “ Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử ” trả lời câu hỏi sau đây:
Câu 1. Tìm những chi tiết cho thấy cảnh nhà Chử Đồng Tử rất nghèo khó ?
Gợi ý: Em hãy đọc đoạn 1 của truyện.
Câu 2. Cuộc gặp gỡ kì lạ giữa Chử Đồng Tử và Tiên Dung diễn ra như thế nào ?
Gợi ý: Em hãy đọc đoạn 2 của truyện.
Câu 3: Vì sao công chúa Tiên Dung kết duyên cùng Chử Đồng Tử ?
Gợi ý: Em hãy đọc đoạn sau: Công chúa rất đỗi bàng hoàng... kết duyên với chàng (cuối đoạn 2).
Câu 4: Chử Đồng Tử và Tiên Dung giúp dân làm những gì ?
Gợi ý: Em hãy đọc đoạn 3 của truyện.
Câu 5: Nhân dân làm gì để tưởng nhớ Chử Đồng Tử ?
Gợi ý: Em hãy đọc đoạn cuối bài.
Bạn đang xem tài liệu "Bài hướng dẫn môn Tiếng Việt Lớp 3 - Tuần 26 - Trường tiểu học Trần Bình Trọng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- bai_huong_dan_mon_tieng_viet_lop_3_tuan_26_truong_tieu_hoc_t.doc
Nội dung text: Bài hướng dẫn môn Tiếng Việt Lớp 3 - Tuần 26 - Trường tiểu học Trần Bình Trọng
- TRƯỜNG TIỂU HỌC TRẦN BÌNH TRỌNG KHỐI BA HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC PHÂN MÔN TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN CHÍNH TẢ (TUẦN 26) TẬP ĐỌC (1) Bài đọc Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử (Sách Tiếng Việt trang 65) 1. Đời Hùng vương thứ 18, ở làng Chử Xá bên bờ sông Hồng, có một chàng trai tên là Chử Đồng Tử. Nhà nghèo, mẹ mất sớm, hai cha con chàng chỉ có một chiếc khố mặc chung. Khi cha mất, chàng thương cha nên đã quấn khố chôn cha, còn mình đành ở không. 2. Một hôm, đang mò cá dưới sông, chàng thấy một chiếc thuyền lớn và sang trọng tiến dần đến. Đó là thuyền của công chúa Tiên Dung, con gái vua Hùng đang du ngoạn. Chàng hoảng hốt, chạy tới khóm lau thưa trên bãi, nằm xuống, bới cát phủ lên mình để ẩn trốn. Nào ngờ, công chúa thấy cảnh đẹp, ra lệnh cắm thuyền, lên bãi dạo rồi cho vây màn ở khóm lau mà tắm. Nước giội làm trôi cát đi, để lộ một chàng trai khỏe mạnh. Công chúa rất đỗi bàng hoàng. Nhưng khi biết rõ tình cảnh nhà chàng, nàng rất cảm động và cho là duyên trời sắp đặt, liền mở tiệc ăn mừng và kết duyên với chàng. 3. Sau đó, hai vợ chồng Chử Đồng Tử không về kinh mà tìm thầy học đạo và đi khắp nơi truyền cho dân cách trồng lúa nuôi tằm, dệt vải. Cuối cùng, cả hai đều hóa lên trời. Sau khi về trời, Chử Đồng Tử còn nhiều lần hiển linh giúp dân đánh giặc. 4. Nhân dân ghi nhớ công ơn Chử Đồng Tử, lập đền thờ ở nhiều nơi bên sông Hồng. Cũng từ đó hằng năm, suốt mấy tháng mùa xuân, cả một vùng bờ bãi sông Hồng lại nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ ông. Theo HOÀNG LÊ * Chú giải: - Chử Xá : tên một làng nay thuộc xã Văn Đức, huyện Gia Lâm, Hà Nội. - Du ngoạn : đi chơi, ngắm cảnh các nơi. - Bàng hoàng : sững sờ, không ngờ tới
- - Duyên trời : chuyện may mắn, hạnh phúc - Hóa lên trời : không chết mà trở thành thánh hoặc tiên trên trời. - Hiển linh : (thần thánh) hiện lên giúp người Giọng đọc cả bài: Lưu ý nghỉ hơi rõ sau các dấu câu, cụm từ, giọng chậm, trầm lắng gạch dưới các từ cần nhấn giọng thể hiện sự hiếu thảo của Chử Đồng Tử: thương cha, một chiếc khố, đành ở không, nhấn giọng các từ ngữ thể hiện sự hoảng hốt của Chử Đồng Tử khi thấy thuyền của công chúa: hoảng hốt, chạy tới khóm lau thưa, nằm xuống, bới cát, ẩn trốn, bàng hoàng 0 * 0 Học sinh đọc bài “ Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử ” trả lời câu hỏi sau đây: Câu 1. Tìm những chi tiết cho thấy cảnh nhà Chử Đồng Tử rất nghèo khó ? Gợi ý: Em hãy đọc đoạn 1 của truyện. Câu 2. Cuộc gặp gỡ kì lạ giữa Chử Đồng Tử và Tiên Dung diễn ra như thế nào ? Gợi ý: Em hãy đọc đoạn 2 của truyện. Câu 3: Vì sao công chúa Tiên Dung kết duyên cùng Chử Đồng Tử ? Gợi ý: Em hãy đọc đoạn sau: Công chúa rất đỗi bàng hoàng kết duyên với chàng (cuối đoạn 2). Câu 4: Chử Đồng Tử và Tiên Dung giúp dân làm những gì ? Gợi ý: Em hãy đọc đoạn 3 của truyện. Câu 5: Nhân dân làm gì để tưởng nhớ Chử Đồng Tử ? Gợi ý: Em hãy đọc đoạn cuối bài. Nội dung bài: 0 * 0
- Gợi ý học sinh trả lời câu hỏi bài tập đọc: “ Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử ” Câu 1. Tìm những chi tiết cho thấy cảnh nhà Chử Đồng Tử rất nghèo khó ? Gợi ý: Em hãy đọc đoạn 1 của truyện. Trả lời: Các chi tiết sau đây cho thấy cảnh nhà Chử Đồng Tử rất nghèo khó: hai cha con chỉ có một chiếc khố mặc chung. Khi cha mất, Chử Đồng Tử thương cha nên đã quấn khố chôn cha, còn mình đành ở không. Câu 2. Cuộc gặp gỡ kì lạ giữa Chử Đồng Tử và Tiên Dung diễn ra như thế nào ? Gợi ý: Em hãy đọc đoạn 2 của truyện. Trả lời: Cuộc gặp gỡ kì lạ giữa Chử Đồng Tử và Tiên Dung diễn ra như sau : Một hôm Chử Đồng Tử đang mò cá dưới sông thì thấy có thuyền của công chúa Tiên Dung đi tới. Chàng hoảng hốt chạy tới khóm lau thưa trên bãi cát rồi nằm xuống lấy cát phủ kín người. Nào ngờ, công chúa Tiên Dung thấy cảnh sông đẹp, cho thuyền dừng lại rồi lên bờ sai quây màn ở chỗ khóm lau mà tắm. Nàng dội nước làm cát trôi đi, để lộ ra một chàng trai khoẻ mạnh. Câu 3: Vì sao công chúa Tiên Dung kết duyên cùng Chử Đồng Tử ? Gợi ý: Em hãy đọc đoạn sau: Công chúa rất đỗi bàng hoàng kết duyên với chàng (cuối đoạn 2). Trả lời: Công chúa Tiên Dung quyết định kết duyên cùng Chử Đồng Tử vì nàng rất cảm động trước tình cảnh và tấm lòng hiếu thảo của Chử Đồng Tử. Công chúa cho rằng sự gặp gỡ này là do Trời sắp đặt. Câu 4: Chử Đồng Tử và Tiên Dung giúp dân làm những gì ? Gợi ý: Em hãy đọc đoạn 3 của truyện. Trả lời: Chử Đồng Tử và Tiên Dung giúp dân làm nhiều việc có ích như: dạy dân cách trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải. Sau này Chử Đồng Tử còn hiển linh giúp dân đánh giặc. Câu 5: Nhân dân làm gì để tưởng nhớ Chử Đồng Tử ? Gợi ý: Em hãy đọc đoạn cuối bài. Trả lời: Để tưởng nhớ Chử Đồng Tử, nhân dân ở nhiều nơi bên bờ sông Hồng đã lập đền thờ ông và cứ đến mùa xuân lại tổ chức lễ hội. Nội dung bài: Chử Đồng Tử là người có hiếu với cha mẹ, chăm chỉ làm việc, có công lớn với dân, với nước. Hàng năm, vào mùa xuân, nhân dân nhiều vùng ven sông Hồng lại nô nức làm lễ, mở hội để thể hiện lòng kính yêu và biết ơn ông. 0 * 0
- KỂ CHUYỆN: Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử Đề bài: Dựa vào các tranh, em hãy đặt tên và kể lại từng đoạn truyện Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử : Em hãy quan sát các bức tranh và kể lại từng đoạn câu chuyện. - Tranh 1 : Cảnh nhà Chử Đồng Tử. - Tranh 2 : Chử Đồng Tử gặp Tiên Dung. - Tranh 3 : Hai vợ chồng Chử Đồng Tử giúp nhân dân. - Tranh 4 : Nhân dân tổ chức lễ hội để tưởng nhớ ông. 0 * 0
- Gợi ý học sinh trả lời câu hỏi bài kể chuyện: “ Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử” - Tranh 1: Cảnh nhà Chử Đồng Tử. Hai cha con Chử Đồng Tử rất nghèo, trú ngụ trong một túp lều tranh ở ven sông. Hai người chỉ có một chiếc khố dùng chung. Khi cha mất, Chử Đồng Tử thương cha nên đã quấn khố chôn cha, còn mình đành ở không. - Tranh 2 : Chử Đồng Tử gặp Tiên Dung. Một hôm, như thường lệ, chàng đang mò lội ở ven sông thì chợt thấy một đoàn thuyền sang trọng đi tới. Đó là đoàn thuyền của công chúa Tiên Dung đi du ngoạn. Hoảng hốt, chàng chạy vào núp mình bên khóm lau rồi lấy cát phủ lên mình. Nào ngờ, công chúa lại chọn chỗ bãi sông đẹp làm nơi dừng chân và sai người quây màn nơi khóm lau mà tắm. Nàng dội nước tắm làm cát trôi đi, để lộ ra chàng trai khoẻ mạnh. Nàng bàng hoàng nhưng khi nghe chàng nói về gia cảnh của mình, nàng rất cảm động và cho rằng sự gặp gỡ này chính là duyên trời sắp đặt nên đã quyết định lấy Chử Đồng Tử làm chồng. - Tranh 3 : Hai vợ chồng Chử Đồng Tử giúp nhân dân. Hai vợ chồng không quay về kinh mà tìm thầy học đạo rồi đi khắp nơi truyền dạy cho dân nghề trồng lúa, trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa, dệt vải. Sau này cả hai cùng bay về trời. Tuy về trời, ông vẫn còn nhiều lần hiển linh giúp dân đánh giặc. - Tranh 4: Nhân dân tổ chức lễ hội để tưởng nhớ ông. Để tưởng nhớ tới công ơn của Chử Đồng Tử, nhân dân ở nhiều nơi bên sông Hồng đã lập đền thờ và mở lễ hội vào mùa xuân. Lễ hội có nhiều trò vui dân gian như chơi đu, thi đấu cờ, đấu vật rất tưng bừng, náo nhiệt, đông vui. 0 * 0
- CHÍNH TẢ Bài viết: Nghe - viết : Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử (Sách Tiếng Việt trang 67) (Viết đoạn từ Sau khi đã về trời đến tưởng nhớ ông.) Sau khi về trời, Chử Đồng Tử còn nhiều lần hiển linh giúp dân đánh giặc. Nhân dân ghi nhớ công ơn Chử Đồng Tử, lập đền thờ ở nhiều nơi bên sông Hồng. Cũng từ đó hằng năm, suốt mấy tháng mùa xuân, cả một vùng bờ bãi sông Hồng lại nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ ông. ( Các em viết đoạn chính tả vào vở nhé!) 0 * 0 Bài tập chính tả: (Sách Tiếng Việt trang 68) Điền vào chỗ trống : a) r, d hay gi ? Hoa ấy đẹp một cách ản ị. Mỗi cánh hoa ống hệt như một chiếc lá, chỉ có điều mong manh hơn và có màu sắc ực ỡ. Lớp lớp hoa ấy ải kín mặt sân, nhưng chỉ cần một làn ó thoảng, chúng tản mát bay đi mất. b) ên hay ênh ? Hội đua thuyền Mặt sông vẫn bập bềnh sóng vỗ. Đến giờ đua, l phát ra bằng ba hồi trống dõng dạc. Bốn chiếc thuyền đang dập d trên mặt nước lập tức lao l phía trước. B bờ sông, trống thúc tiếp, người xem la hét, cổ vũ. Các em nhỏ được bố công k trên vai cũng hò reo vui mừng. Bốn chiếc thuyền như bốn con rồng vươn dài, vút đi tr mặt nước m mông. ( Em đọc kĩ từ rồi liên tưởng đến các từ ngữ có liên quan và điền vào chỗ trống.)
- TẬP ĐỌC (2) Bài đọc Rước đèn ông sao (Sách Tiếng Việt trang 71) Tết Trung thu đã đến. Mẹ Tâm rất bận nhưng vẫn sắm cho Tâm một mâm cỗ nhỏ: Một quả bưởi có khía thành tám cánh hoa, mỗi cánh hoa bưởi cài một quả ổi chín, để bên cạnh một nải chuối ngự và bó mía tím. Tâm rất thích mâm cỗ. Em đem mấy thứ đồ chơi bày xung quanh, nom rất vui mắt. Chiều rồi đêm xuống, trẻ con bên hàng xóm bập bùng trống ếch rước đèn. Lúc đó, Tâm lại thấy không thích mâm cỗ của mình bằng đám rước đèn. Tâm bỏ mâm cỗ chạy đi xem. Tâm thích nhất cái đèn ông sao của bạn Hà bên hàng xóm. Cái đèn làm bằng giấy bóng kính đỏ, trong suốt, ngôi sao được gắn vào giữa vòng tròn có những tua giấy đủ màu sắc. Trên đỉnh ngôi sao cắm ba lá cờ con. Tâm thích cái đèn quá, cứ đi bên cạnh Hà, mắt không rời khỏi cái đèn. Hà cũng biết là bạn thích nên thỉnh thoảng lại đưa cho Tâm cầm một lúc. Có lúc cả hai bạn cùng cầm chung cái đèn, reo : “Tùng tùng tùng, dinh dinh ! " Theo NGUYỄN THỊ NGỌC TÚ * Chú giải: - Chuối ngự : chuối quả nhỏ, khi chín, ruột màu vàng, rất thơm, ngày xưa thường dùng để dâng vua. Giọng đọc cả bài: Lưu ý nghỉ hơi rõ sau các dấu câu, cụm từ, giọng vui tươi, thích thú thể hiện sự háo hức của các bạn nhỏ, đoạn 2, nhấn giọng ở các từ ngữ: bập bùng trống ếch, thích nhất, đỏ, trong suốt, đủ màu sắc, ba lá cờ. 0 * 0
- Học sinh đọc bài tập đọc: “ Rước đèn ông sao ” trả lời câu hỏi sau: Câu 1: Mâm cỗ Trung thu của Tâm được bày như thế nào ? Gợi ý: Em hãy đọc đoạn sau: Từ đầu đến nom rất vui mắt. Câu 2: Chiếc đèn ông sao của Hà có gì đẹp ? Gợi ý: Em hãy đọc đoạn sau, chú ý chi tiết miêu tả chiếc đèn ông sao của Hà: Chiều rồi đêm xuống mắt không rời cái đèn. Câu 3: Những chi tiết nào cho thấy Tâm và Hà rước đèn rất vui ? Gợi ý: Em hãy đọc đoạn cuối bài, chú ý chi tiết nói lên tâm trạng của hai bạn nhỏ trong đêm rước đèn. Nội dung bài: 0 * 0
- Gợi ý học sinh trả lời câu hỏi bài tập đọc: “ Rước đèn ông sao ” Câu 1: Mâm cỗ Trung thu của Tâm được bày như thế nào ? Gợi ý: Em hãy đọc đoạn sau: Từ đầu đến nom rất vui mắt. Trả lời: Mâm cỗ Trung thu của Tâm có một quả bưởi khía thành tám cánh hoa, mỗi cánh hoa cài một quả ối chín, để bên cạnh nải chuối ngự và bó mía tím. Xung quanh còn bày thêm nhiều thứ đồ chơi. Câu 2: Chiếc đèn ông sao của Hà có gì đẹp ? Gợi ý: Em hãy đọc đoạn sau, chú ý chi tiết miêu tả chiếc đèn ông sao của Hà: Chiều rồi đêm xuống mắt không rời cái đèn. Trả lời: Chiếc đèn ông sao của Hà rất đẹp. Đó là cái đèn hình ông sao, làm bằng giấy bóng kính đỏ, trong suốt, ngôi sao được gắn vào giữa một vòng tròn có những tua giấy đủ màu sắc. Trên đỉnh ngôi sao cắm ba lá cờ nhỏ. Câu 3: Những chi tiết nào cho thấy Tâm và Hà rước đèn rất vui ? Gợi ý: Em hãy đọc đoạn cuối bài, chú ý chi tiết nói lên tâm trạng của hai bạn nhỏ trong đêm rước đèn. Trả lời: Các chi tiết sau đây cho thấy Tâm và Hà rước đèn rất vui : Tâm thích cái đèn quá, cứ đi bên cạnh Hà, mắt không rời cái đèn. Thỉnh thoảng Hà lại đưa cho Tâm cầm đèn. Có lúc cả hai cùng cầm chung cái đèn và reo to : "Tùng tùng tùng, dinh dinh ! " Nội dung bài: Trẻ em Việt Nam rất thích cỗ Trung thu và đêm hội rước đèn. Trong cuộc vui ngày Tết Trung thu, các em thêm yêu quý và gắn bó với nhau hơn. 0 * 0