Bài thu hoạch đợt tập huấn sách giáo khoa lớp 1 chương trình giáo dục phổ thông 2018 bộ sách cách diều

Câu 1: Theo thầy, cô SGK Tiếng Việt 1(bộ sách Cánh Diều) kế thừa và đổi mới ở những điểm nào so với SGK Tiếng Việt 1 năm 2002? Những điểm kế thừa và đổi mới đó tạo điều kiện thuận lợi như thế nào cho công việc của thầy, cô?
docx 28 trang Tú Anh 21/03/2024 580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài thu hoạch đợt tập huấn sách giáo khoa lớp 1 chương trình giáo dục phổ thông 2018 bộ sách cách diều", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbai_thu_hoach_dot_tap_huan_sach_giao_khoa_lop_1_chuong_trinh.docx

Nội dung text: Bài thu hoạch đợt tập huấn sách giáo khoa lớp 1 chương trình giáo dục phổ thông 2018 bộ sách cách diều

  1. BÀI THU HOẠCH ĐỢT TÂP HUẤN SÁCH GIÁO KHOA LỚP 1 CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 BỘ SÁCH CÁCH DIỀU Họ và tên: Nguyễn Thị Ngọc Trâm Ngày sinh: 05 – 03 - 1978 Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Sơn Phúc – Hương Sơn – Hà Tĩnh. MÔN : TIẾNG VIỆT Câu 1: Theo thầy, cô SGK Tiếng Việt 1(bộ sách Cánh Diều) kế thừa và đổi mới ở những điểm nào so với SGK Tiếng Việt 1 năm 2002? Những điểm kế thừa và đổi mới đó tạo điều kiện thuận lợi như thế nào cho công việc của thầy, cô? Câu 2: Dựa theo hướng dẫn của sách giáo viên và của bộ tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy lớp 1 năm học 2020 - 2021, thầy, cô hãy chọn một bài trong SGK Tiếng Việt 1 (bộ sách Cánh Diều) và soạn giáo án để dạy bài đó. Trả lời: Câu 1: Nghị quyết 88 của Quốc hội xác định yêu cầu đổi mới chương trình, SGK GDPT là: “Kế thừa và phát triển những ưu điểm của chương trình, SGK GDPT hiện hành, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của nền văn hóa Việt Nam và phù hợp với xu thế quốc tế, đồng thời đổi mới toàn diện mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục, thi, kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục theo yêu cầu phát triển phẩm chất và năng lực học sinh; khắc phục tình trạng quá tải; tăng cường thực hành và gắn với thực tiễn cuộc sống.” Tính kế thừa của SGK Tiếng Việt 1 bộ sách Cánh Diều thể hiện ở những điểm sau: Về cấu trúc, SGK Cánh Diều cũng gồm hai phần Học vần và Luyện tập tổng hợp như SGK năm 2002. + Phần Học vần dạy chữ, dạy vần; + Phần Luyện tập tổng hợp củng cố, phát triển các kiến thức và kĩ năng đã hình thành từ phần Học vần thông qua các bài tập đọc, viết, nghe và nói được tổ chức theo 3 chủ điểm Gia đình, Trường học (Nhà trường), Thiên nhiên (Thiên nhiên – Đất nước). - Về dung lượng, mỗi bài ở phần Học vần thông thường chỉ dạy 2 chữ cái hoặc 2 vần, thậm chí có bài chỉ dạy 1 chữ cái hoặc 1 vần hay 1 dấu thanh. Thực tế sử dụng SGK năm 2002 trong gần 20 năm qua cho thấy dung lượng này vừa sức HS.
  2. - Về quy trình dạy và học: + Các bài học vần được triển khai với quy trình gồm 6 bước: (1) Làm quen với từ khóa chứa âm, vần cần học; (2) Đánh vần; (3) Mở rộng vốn từ và củng cố âm vần mới học; (4) Làm quen với chữ ghi âm, vần mới học; (5) Tập đọc; (6) Tập viết âm, vần mới học và từ ngữ ứng dụng. Điều này giúp GV không bỡ ngỡ với SGK mới và có thể phát huy những kinh nghiệm đã tích lũy được trong quá trình dạy học theo SGK năm 2002. Các bài tập đọc, tập viết, chính tả, kể chuyện về cơ bản được dạy theo quy trình GV đã quen thuộc. Tính kế thừa vừa bảo đảm phát huy kết quả của những ưu điểm đã được kiểm nghiệm qua thực tế sử dụng SGK năm 2002, vừa giúp GV tự tin, tạo thuận lợi cho GV triển khai công việc. Cùng với tính kế thừa, sự đổi mới của SGK Cánh Diều giúp GV thấy được triển vọng nâng cao chất lượng giáo dục của môn học, từ đó tạo niềm tin và cảm hứng cho GV sử dụng SGK đổi mới. Sự đổi mới của SGK Tiếng Việt 1 Cánh Diều so với SGK Tiếng Việt 1 năm 2002 được thể hiện ở những điểm sau: SGK Cánh Diều có rất nhiều điểm mới so với SGK năm 2002, cụ thể là: a) Các bài học chữ, học vần (phần Học vần) - Các bài dạy chữ được sắp xếp chủ yếu theo nhóm nét chữ để học sinh dễ học viết: Bắt đầu bằng nhóm nét cong, chuyển sang nhóm nét khuyết, nét móc, đồng thời kết hợp dạy theo thứ tự bảng chữ cái, kết hợp yêu cầu chính tả, Dưới chân trang mỗi bài dạy chữ, SGK giới thiệu cả chữ in hoa tương ứng với chữ cái mới học, giúp học sinh dễ dàng tiếp cận với bài đọc có chữ hoa. - SGK có mô hình đánh vần giúp GV dễ dạy, HS dễ học, phụ huynh HS cũng dễ dàng theo dõi và giúp đỡ con em trong việc học. - Mỗi bài học chữ, học vần đều có bài tập củng cố âm, vần mới học với các hình ảnh sinh động vừa có tác dụng củng cố âm, vần mới học vừa mở rộng vốn từ cho HS. - Ngay từ những tuần đầu tiên, sách đã tận dụng những chữ, những vần HS đã biết để tạo ra những bài tập đọc có nghĩa, giúp HS phát triển kĩ năng đọc nhanh và vững chắc. Các bài đọc tăng dần đều số chữ với tần suất lặp lại những chữ và vần đã học rất cao, giúp HS không cần mất nhiều thì giờ ôn tập mà vẫn không quên chữ, quên vần. - Nếu SGK hiện hành yêu cầu HS viết bảng con và viết vở ngay trong giờ học vần khiến HS gặp khó khăn vì phải thực hiện quá nhiều hoạt động trong cùng một tiết
  3. - Bài học hôm nay các em biết thêm được điều gì? - Từ ngữ toán học nào em cần phải chú ý? - Về nhà hãy tìm thêm các ví dụ sử dụng các số đã học trong cuộc sống để hôm sau chia sẻ với các bạn. Câu 3. Phân tích các phương pháp, kĩ thuật và hình thức tổ chức dạy học, cách đánh giá HS dự kiến sẽ sử dụng trong kế hoạch bài học đã thực hiện ở câu 2. Giáo viên cần vận dụng linh hoạt các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực. Khuyến khích sử dụng các phương tiện nghe nhìn, phương tiện kĩ thuật hiện đại hỗ trợ quá trình dạy học, đồng thời coi trọng việc sử dụng các phương tiện truyền thống. Tổ chức quá trình dạy học theo hướng kiến tạo, phù hợp với tiến trình nhận thức, năng lực nhận thức, cách thức học tập khác nhau của từng cá nhân HS, tạo điều kiện giúp người học phát huy tính tích cực, độc lập, phát triển các năng lực chung và năng lực toán học. Đối với bài dạy SỐ 10, GV sử dụng phương pháp trực quan (que tính, mô hình ) nhằm hình thành số 10 cho các em. Ngoài ra GV còn sử dụng phương pháp vấn đáp, thảo luận nhóm để khắc sâu kiến thức cho các em. Hình thức, kĩ thuật dạy học: GV cho HS sử dụng bộ đồ dùng học Toán, tự thao tác để tìm ra kiến thức mới; GV nêu câu hỏi, HS trả lời; GV tổ chức cho HS tự tìm và trả lời các câu hỏi theo cá nhân, nhóm để luyện tập, củng cố số 10. Đánh giá học sinh dự kiến sẽ sử dụng trong kế hoạch bài học như sau: Trong bài này, giáo viên kết hợp đánh giá quá trình và đánh giá kết quả học tập của học sinh qua các hoạt động. Cụ thể: - Giáo viên đánh giá học sinh: GV quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra, nhận xét bằng lời quá trình học tập của HS thông qua việc học sinh trả lời câu hỏi hoặc học sinh chia sẻ những điều em biết, em hiểu trong các hoạt động. Khen ngợi, động viên HS; nhận xét định tính về các câu trả lời cũng như việc hình thành và phát triển một số năng lực, phẩm chất của HS trong quá trình học tập. - Tổ chức cho học sinh đánh giá lẫn nhau. GV tổ chức cho HS được tham gia đánh giá và nhận xét lẫn nhau trong quá trình học nhóm nhằm hình thành và phát triển năng lực tự học, bồi dưỡng hứng thú học tập cho HS trong quá trình học môn Toán. - Học sinh tự đánh giá bản thân mình qua việc nghe giáo viên và các bạn trình bày chia sẻ kết quả, học sinh tự đánh giá được kết quả của mình, để tự điều chỉnh cách học của bản thân. Như vậy thông qua đánh giá GV rút kinh nghiệm, điều chỉnh HĐ dạy học ngay trong quá trình và kết thúc mỗi giai đoạn dạy học; kịp thời phát hiện những cố gắng,
  4. tiến bộ của HS để động viên, khích lệ; phát hiện những khó khăn của HS để hướng dẫn, giúp đỡ; đưa ra nhận định phù hợp về những ưu điểm nổi bật và những hạn chế của mỗi HS để có biện pháp khắc phục kịp thời nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập của học sinh. MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI Câu 1: Phân tích một số điểm mới trong SGK Tự nhiên và xã hội 1( Cánh Diều). Câu 2: Thầy (cô) hãy lựa chọn một đơn vị nội dung trong SGK Tự nhiên xã hội 1 (Cánh Diều) và thiết kế kế hoạch bài học cho nội dung đó? Câu 3: Phân tích các phương pháp, kĩ thuật và hình thức tổ chức dạy học cách đánh giá học sinh dự kiến sẽ sử dụng trong kế hoạch bài học đã thực hiện ở câu 2? Trả lời: Câu 1: Phân tích một số điểm mới trong SGK Tự nhiên và xã hội 1(Cánh diều). Sách giáo khoa môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1 thuộc bộ sách Cánh Diều được xây dựng trên cơ sở tuân thủ và cụ thể hoá Chương trình môn học. Đó là: Dựa vào các quan điểm xây dựng chương trình; Dựa vào mục tiêu chương trình; Dựa vào nội dung, yêu cầu cần đạt của Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1. Bên cạnh đó, Sách giáo khoa môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1 thuộc bộ sách Cánh Diều có những điểm mới cơ bản sau: Điểm mới về lựa chọn nội dung - Tích hợp Giáo dục giá trị và Kĩ năng sống cho học sinh: Phần khởi động có bài hát gắn với nội dung bài học. – Nội dung của các bài học không cung cấp quá nhiều kiến thức mô tả cần phải ghi nhớ. Nội dung các bài học trong SGK được thiết kế theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh. Vì vậy với việc khắc sâu kiến thức cốt lõi, những vấn đề liên quan đến giáo dục kĩ năng sống, giũ gìn sức khỏe, giữ gìn sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng, bảo vệ môi trường, đều được chú trọng. Đặc biệt các nội dung trong các bài học đều chú trọng đến việc mang cuộc sống vào bài học, đưa bài học vào cuộc sống. Một số nội dung bài học tích hợp giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống - Giáo dục sức khỏe. - Giáo dục an toàn cho học sinh. - Một số bài học có nội dung, hình ảnh gắn kết với các vùng, vùng miền của đất nước.
  5. Điểm mới về cấu trúc và cách trình bày cuốn sách, chủ đề bài học + Cấu trúc và cách trình bày cuốn sách Ngoài bìa gồm 3 phần chính: - Hướng dẫn sử dụng sách - Nội dung chính - Bảng tra cứu từ ngữ và mục lục * Phần hướng dẫn sử dụng sách: Giúp HS, GV nhận biết các kí hiệu, các dạng bài có trong sách. Phần này không chỉ hỗ trợ HS tự học, với cách trình bày kênh hình là chủ yếu, kết hợp với kênh chữ; tất cả đều có màu sắc tươi vui làm tăng tính hấp dẫn HS ngay khi các em mở ra những trang sách đầu tiên. * Phần nội dung chính: Trong phần này có các chủ đề và các bài học, bài ôn tập và đánh giá cuối mỗi chủ đề. Tất cả những nội dung này đều được trình bày kết hợp kênh chữ và kênh hình. – Sách thiết kế nhiều hoạt động học tập đa dạng nhằm tạo điều kiện cho giáo viên đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. – Sách có nhiều hoạt động thực hành, tạo điều kiện cho học sinh rèn luyện kĩ năng và vận dụng kiến thức. – Cách sử dụng ngôn ngữ: + Ngôn ngữ trong sáng + Diễn đạt một cách dễ hiểu, gần gũi, thân thiện tạo sự hưng phấn tìm tòi khám phá bài học. + Sử dụng nhiều hình ảnh, bảng biểu, sơ đồ hóa nội dung đối với những kiến thức khó, trừu tượng và nhiều logo/icon thay vì dùng các lệnh khô khan. + Để thể hiện tốt nội dung và cấu trúc SGK như đã nêu ở trên nên cuốn sách này đặc biệt coi trọng việc thiết kế, minh họa. + Trình bày rõ ràng, khoa học; kênh hình phong phú, đa dạng, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí học sinh lớp 1. - Nội dung bài học tường minh. Sau 1 hoặc 2 chủ đề có bài thực hành. + Cấu trúc và cách trình bày chủ đề Mỗi chủ đề gồm 3 phần: - Giới thiệu chủ đề - Các bài học * Phần Giới thiệu chủ đề được trình bày trên 2 trang mở với những hình ảnh thể hiện được nội dung cốt lõi của chủ đề. Ngay dưới tên chủ đề là tên các bài học có trong chủ đề đó. Giữa các chủ đề khác nhau được phân biệt bằng màu sắc và số thứ tự. Có 6 chủ đề là:
  6. * Các bài học: Số lượng các bài học trong mỗi chủ đề phụ thuộc vào nội dung và yêu cầu cần đạt của Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1 năm 2018. Mỗi chủ đề có từ 2 đến 6 bài học. Các bài học không thiết kế theo từng tiết một như SGK hiện hành mà được thiết kế từ 2 – 4 tiết tùy thuộc vào nội dung của chủ đề để có thể tích hợp các nội dung giáo dục phẩm chất, phát triển năng lực cho HS; tạo điều kiện thuận lợi cho GV và HS dạy và học một cách linh hoạt, phù hợp với trình độ của HS từng lớp, từng trường và từng địa phương mà GV có thể áp dụng. Cả cuốn sách có 21 bài học được dạy trong 58 tiết (xem gợi ý phân phối Chương trình ở phần Phụ lục). ￿ Bài Ôn tập và đánh giá chủ đề. Cuối mỗi chủ đề đều có bài Ôn tập và đánh giá, các bài này không đánh số thứ tự như các bài học khác. Có 6 bài Ôn tập và đánh giá chủ đề được dạy trong 12 tiết. + Cấu trúc và cách trình bày bài học: Mỗi bài học trong SGK đều hướng đến sự hình thành phẩm chất, các năng lực chung và năng lực khoa học cho HS với sự kết hợp hài hòa giữa kênh chữ và kênh hình. Các bài học trong SGK Tự nhiên và Xã hội 1 đều có cấu trúc gồm 3 phần: Tên bài học Mục “Hãy cùng tìm hiểu về” (Được viết ngắn gọn, trả lời cho câu hỏi: Học cái gì?) Nội dung chính của bài (Được viết theo tiến trình hoạt động, trả lời cho câu hỏi: Học như thế nào?) Trong SGK Tự nhiên và Xã hội 1 bao gồm 3 dạng bài học chủ yếu. Mỗi dạng bài học có thể bao gồm các hoạt động học tập khác nhau tùy thuộc vào mục tiêu, yêu cầu cần đạt của bài học đó. - Dạng bài học mới: Trong phần nội dung chính của bài thường có những nhóm hoạt động sau: + Hoạt động Gắn kết dẫn vào bài học được thể hiện bằng bài hát, trò chơi, + Hoạt động Khám phá kiến thức mới và hình thành kĩ năng thông qua Quan sát, Trả lời câu hỏi, Thảo luận, + Hoạt động Thực hành và Vận dụng kiến thức thông qua Xử lí tình huống; Chia sẻ với các bạn và người thân, + Hoạt động Đánh giá được thể hiện trong toàn bộ tiến trình của bài học thông qua các câu hỏi và bài tập từ bước gắn kết, khám phá kiến thức mới, luyện tập, thực hành và củng cố mà không tạo thành một mục riêng trong SGK. Kết thúc mỗi phần hoặc cả bài học được chốt lại bằng Kiến thức cốt lõi cần nhớ và (hoặc) lời hướng dẫn và nhắc nhở của con ong được rút ra từ bài học, góp phần phát triển phẩm chất của HS.
  7. Ở một số bài có mục Em có biết giúp HS tìm tòi mở rộng hiểu biết về các kiến thức liên quan; gây hứng thú học tập cho HS. Dạng bài thực hành Ngoài các yêu cầu HS thực hành để khám phá kiến thức, hình thành kĩ năng được tích hợp, lồng ghép ngay trong các bài học mới, SGK Tự nhiên và Xã hội lớp 1 có 2 bài thực hành: Quan sát cuộc sống xung quanh trường và Quan sát cây xanh và các con vật xung quanh. Phần nội dung chính của các bài học này bao gồm ba nhóm hoạt động: + Hoạt động chuẩn bị bao gồm việc yêu cầu HS chuẩn bị các đồ dùng cá nhân cần thiết để đảm bảo an toàn khi đi quan sát ngoài hiện trường và các đồ dùng để phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ quan sát; chỉ dẫn việc thực hiện các nhiệm vụ, yêu cầu quan sát, ghi chép (bằng cách đánh dấu vào phiếu quan sát, ). + Hoạt động quan sát ngoài hiện trường: Nhắc nhở HS thực hiện đúng nội quy khi đi quan sát để giữ an toàn và thực hiện các nhiệm vụ, yêu cầu quan sát đã được phân công. + Hoạt động báo cáo kết quả: Đưa ra gợi ý các hình thức tổ chức báo cáo và các sản phẩm cần báo cáo. Dạng bài ôn tập và đánh giá chủ đề Phần nội dung chính của bài ôn tập và đánh giá chủ đề bao gồm 2 nhóm hoạt động: + Hoạt động ôn lại và hệ thống hoá những kiến thức, kĩ năng đã học về chủ đề. Ở hoạt động này, thông qua các câu hỏi ôn tập mang tính tổng quát, yêu cầu HS hoàn thiện tiếp các sơ đồ hoặc biểu bảng trong SGK sẽ giúp HS phát triển tư duy logic, tư duy tổng hợp và khái quát hoá. + Hoạt động thực hành vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học vào cuộc sống. Ở nhóm hoạt động này thường đưa ra các tình huống đòi hỏi HS phải vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề, Câu 2: KẾ HOẠCH BÀI HỌC BÀI 16. ĂN UỐNG HẰNG NGÀY (2 tiết) I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS đạt được: * Về nhận thức khoa học: – Nêu được số bữa ăn trong ngày và tên một số thức ăn, đồ uống giúp cơ thể khoẻ mạnh và an toàn. * Về tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh: – Quan sát, so sánh một số hình ảnh, mẫu thức ăn và bao bì đựng thức ăn, đồ uống để lựa chọn thức ăn đồ uống tốt giúp cơ thể khoẻ mạnh và an toàn.
  8. * Về vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: – Tự nhận xét được thói quen ăn uống của bản thân. II. ĐỒ DÙNG, THIẾT BỊ DẠY HỌC: - Các hình trong SGK. - HS và GV cùng sưu tầm một số hình ảnh, một số mẫu thức ăn, một số rau, quả và bao bì đựng thức ăn. - VBT Tự nhiên và Xã hội 1. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Tiết 1 1. KHỞI ĐỘNG Hoạt động cả lớp HS thảo luận lời con ong ở trang 108 (SGK): “Tất cả chúng ta đều ăn uống hằng ngày. Vì sao?” HS đưa ra các ý kiến của mình có thể là: để chóng lớn, để vui chơi, để có sức khoẻ, để học tập, 2. KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI 1. Những thức ăn, đồ uống giúp cơ thể khoẻ mạnh và an toàn Hoạt động 1: Tìm hiểu về những thức ăn, đồ uống giúp cơ thể khoẻ mạnh *Mục tiêu: Nêu được tên một số thức ăn, đồ uống giúp cơ thể khoẻ mạnh * Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc nhóm HS quan sát hình trang 109 (SGK) và trả lời các câu hỏi: Hãy nói tên những thức ăn, đồ uống: + Cần ăn, uống để cơ thể khoẻ mạnh. + Nếu ăn, uống thường xuyên sẽ không tốt cho sức khoẻ. Bước 2: Làm việc cả lớp – Đại diện một số nhóm chỉ vào hình vẽ và nói tên những thức ăn, đổ uống cần được sử dụng để cơ thể khoẻ mạnh và những thức ăn, đổ uống không nên sử dụng thường xuyên. – Cả lớp phát biểu bổ sung thêm tên các thức ăn, đồ uống khác giúp cơ thể khoẻ mạnh. Hoạt động 2: Tìm hiểu về những thức ăn, đồ uống không an toàn với cơ thể *Mục tiêu: Xác định được những loại thức ăn không an toàn với cơ thể cần loại bỏ * Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc nhóm HS quan sát các hình vẽ ở cuối trang 109 (SGK) và thảo luận:
  9. Điều gì sẽ sảy ra nếu em ăn những thức ăn là bánh mì bị mốc, cam bị thối, bánh đã hết hạn sử dụng? HS trả lời: Em có thể bị đau bụng/bị tiêu chảy/bị ngộ độc Bước 2: Làm việc cả lớp – Đại diện một vài nhóm lên trình bày kết quả thảo luận trước lớp, các nhóm khác góp ý bổ sung. – Kết thúc hoạt động, GV giúp HS nêu được: Để cơ thể khoẻ mạnh và an toàn, tuyệt đối không sử dụng những thức ăn, đồ uống đã hết hạn hoặc ôi thiu hay đã bị mốc. Tiết 2 2. Các bữa ăn trong ngày Hoạt động 3: Xác định số bữa ăn và những thức ăn thường dùng hằng ngày *Mục tiêu: Nêu được số bữa ăn trong ngày và tên một số thức ăn, đồ uống được sử dụng trong mỗi bữa. * Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo cặp HS quan sát hình trang 100 (SGK), thay nhau hỏi và trả lời các câu hỏi tương tự câu hỏi của bạn trong hình. Bước 2: Làm việc cả lớp – Đại diện một cặp xung phong nói số bữa ăn mà em ăn trong ngày và tên một số thức ăn, đồ uống em thường sử dụng trong mỗi bữa. Kết thúc hoạt động này dẫn đến giá trị lời con ong trang 110 (SGK). Đồng thời GV cũng khuyên thêm HS: – Nên ăn đủ no tất cả các bữa, đặc biệt bữa sáng, để có đủ sức khoẻ học tập tốt và chóng lớn. – Trong mỗi bữa ăn cần ăn như cơm hoặc bánh mì hay bún, ; thịt hoặc tôm, cá, trứng, sữa, .; các loại rau xanh, quả chín, – Nước cũng rất cần cho cơ thể, vì vậy không nên chỉ uống khi khát. Mỗi ngày các em cần uống từ 4 - 6 cốc nước. 3. LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG Hoạt động 4. Chơi trò chơi “Đi chợ” * Mục tiêu – Tập lựa chọn những thức ăn, đồ uống giúp cơ thể khoẻ mạnh, an toàn cho mỗi bữa ăn trong ngày. – Quan sát, so sánh một số mẫu thức ăn và bao bì đựng thức ăn để lựa chọn thức ăn, đồ uống tốt giúp cơ thể khoẻ mạnh và an toàn.
  10. – Bước đầu hình thành kĩ năng ra quyết định. * Cách tiến hành Bước 1: Làm việc cả lớp Chuẩn bị: – GV tổ chức cho HS tham gia sắp xếp, bày những tranh ảnh, vỏ hộp, bao bì và các mẫu vật, vật thật (ví dụ một số rau củ quả sẵn có ở địa phương, một số vỏ hộp bánh) đã được HS và GV mang đến lớp thành các khu bán hàng trong “chợ”. – Một số HS xung phong làm người bán hàng. Những HS còn lại được chia thành các “gia đình”. Mỗi gia đình khoảng 3- 4 người. Mỗi gia đình cần có làn (giỏ) hoặc rổ để đi mua hàng (lưu ý: không sử dụng túi nilon dùng 1 lần). GV phổ biến cách chơi cho các nhóm: – Nhóm các “gia đình” sẽ bàn nhau nên mua thức ăn cho bữa nào trong ngày và dự kiến trước những thức ăn đồ uống sẽ mua trong “chợ”. – Nhóm “người bán hàng” cũng bàn xem nên quảng cáo giảm giá một số mặt hàng. Ví dụ: một số rau quả không còn tươi hoặc một số thức ăn, đồ uống, gia vị sắp hết hạn sử dụng, Bước 2: Làm việc theo nhóm – Các nhóm thực hiện theo hướng dẫn trên của GV. Bước 3: Làm việc cả lớp: Các “gia đình” sẽ đi quanh các gian hàng trong chợ để tìm đúng thứ cần mua. Lưu ý: Trong quá trình lựa chọn hàng các “gia đình” cần quan sát, so sánh để chọn ra thức ăn tươi ngon, đọc kĩ thời hạn ghi trên bao bì để tránh mua phải những thức ăn sắp hết hạn hoặc đã quá hạn sử dụng, Người bán hàng có thể dùng “loa” để giới thiệu một số mặt hàng giảm giá, Bước 4: Làm việc theo nhóm: Sau khi “mua hàng”, các “gia đình” về vị trí của mình để trình bày, giới thiệu những thứ của nhóm mình đã mua được với cả lớp. Đồng thời nói rõ những thức ăn này được mua cho bữa ăn nào trong ngày. Các nhóm có thể giới thiệu tên những thức ăn mà “gia đình” mình dự định mua nhưng trong “chợ” không có hoặc có nhưng không tươi ngon, khi đó các em đã quyết định thay thế bằng thức ăn nào. Hoặc một “gia đình” khác định không mua loại thức ăn này, nhưng thấy được giảm giá thì lại mua thức ăn đó, Bước 5: Làm việc cả lớp: GV tổ chức cho các nhóm trình bày những thực phẩm và rau quả nhóm mình đã mua được như gợi ý ở bước 4. Các nhóm nhận xét lẫn nhau xem đã chọn được thức ăn đảm bảo cho một bữa ăn hay chưa. GV: nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc lựa chọn những thức ăn tươi ngon, bổ dưỡng đối với sức khoẻ và sự an toàn của những người trong gia đình. Không nên
  11. vì tham rẻ mà sử dụng những thức ăn không đảm bảo chất lượng, không rõ nguồn gốc hoặc đã quá hạn sử dụng dễ sinh bệnh và có thể bị ngộ độc. Lợi ích của các thức ăn như cơm, bánh mì; thịt, cá, trứng, sữa; các loại rau. Câu 3: Phân tích các phương pháp, kĩ thuật và hình thức tổ chức dạy học cách đánh giá học sinh dự kiến sẽ sử dụng trong kế hoạch bài học đã thực hiện ở câu 2? BÀI: ĂN UỐNG HẰNG NGÀY 1.Phần khởi động: - GV sử dụng phương pháp đàm thoại nhằm đưa cuộc sống vào bài học. - Hình thức tổ chức: GV nêu câu hỏi, nhiều HS trả lời. - Kĩ thuật tổ chức: GV nâng cao kĩ năng đàm thoại, giao tiếp trước lớp. 2. Khám phá kiến thức mới: - GV sử dụng Phương pháp trực quan, đàm thoại: quan sát tranh ở sách giáo khoa để trả lời, nêu nhận xét về nội dung của mỗi tranh. - Hình thức, kĩ thuật tổ chức: GV tổ chức cho HS tự tìm và trả lời các câu hỏi theo cá nhân, nhóm để phát triển ngôn ngữ và tạo sự tự tin trong giao tiếp cho HS. 3. Bước Luyện tập vận dụng - GV kết hợp sử dụng phương pháp quan sát trực tiếp, gợi mở, đặt vấn đề cho HS lựa chọn được những sản phẩm đảm bảo an toàn cho sức khỏe khi sử dụng. Thông qua các hoạt động thực hành – luyện tập giúp HS nắm được các kiến thức và kĩ năng mới để vận dụng vào cuộc sống hằng ngày. - Hình thức, kĩ thuật tổ chức: + Hình thức, kĩ thuật tổ chức: Cho HS tham gia theo nhóm thảo luận, thực hành. Sau đó cho các nhóm lần lượt trình bày trước lớp theo yêu cầu của GV. 4. Cách đánh giá: Trong bài học này, GV kết hợp đánh giá quá trình và kết quả học tập của HS qua việc quan sát cách HS lựa chọn thức ăn, trình bày trước lớp và nhận xét lẫn nhau trong hoạt động 3. ___