Đề thi chọn đội tuyển dự thi học sinh giỏi quốc gia năm 2021 môn Lịch sử - Sở GD&ĐT Bắc Ninh (Có đáp án)

Câu 5 (3,0 điểm)

Phát biểu ý kiến về nhận định: Kế hoạch quân sự Nava của Pháp – Mĩ trong chiến tranh Đông Dương (1946 - 1954) là một kế hoạch phiêu lưu, mạo hiểm nên quân đội và nhân dân Việt Nam có thể phá được một cách dễ dàng.

doc 6 trang Tú Anh 20/03/2024 2960
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn đội tuyển dự thi học sinh giỏi quốc gia năm 2021 môn Lịch sử - Sở GD&ĐT Bắc Ninh (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_doi_tuyen_du_thi_hoc_sinh_gioi_quoc_gia_nam_2021.doc

Nội dung text: Đề thi chọn đội tuyển dự thi học sinh giỏi quốc gia năm 2021 môn Lịch sử - Sở GD&ĐT Bắc Ninh (Có đáp án)

  1. UBND TỈNH BẮC NINH ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO DỰ THI HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA NĂM 2021 Môn thi: Lịch sử ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 6 tháng 10 năm 2020 (Đề thi có 01 trang) Câu 1 (2,5 điểm) Trên cơ sở nhiệm vụ, hình thức đấu tranh, tính chất và kết quả của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, hãy rút ra những điểm giống nhau cơ bản giữa Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 với Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam. Câu 2 (2,5 điểm) Tóm tắt điều kiện lịch sử của phong trào yêu nước Việt Nam cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. Yếu tố nào quyết định khuynh hướng của mỗi phong trào? Câu 3 (3,0 điểm) Có đúng hay không khi khẳng định: Hoạt động của tư sản Việt Nam trong những năm 1919-1925 mang nặng tính chất cải lương? Giải thích. Câu 4 (3,0 điểm) Vì sao năm 1941 Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh? Nêu vai trò của Mặt trận Việt Minh đối với Cách mạng Việt Nam. Câu 5 (3,0 điểm) Phát biểu ý kiến về nhận định: Kế hoạch quân sự Nava của Pháp – Mĩ trong chiến tranh Đông Dương (1946 - 1954) là một kế hoạch phiêu lưu, mạo hiểm nên quân đội và nhân dân Việt Nam có thể phá được một cách dễ dàng. Câu 6 (3,0 điểm) Lập bảng thống kê theo nội dung sau đây về những thắng lợi của quân dân Việt Nam ở hai miền Nam – Bắc trong cuộc kháng chiến chống Mĩ thời kì 1954 – 1973. Giai đoạn Quân dân miền Bắc Quân dân miền Nam 1954 – 1960 1961 – 1965 1965 – 1968 1969 - 1973 Câu 7 (3,0 điểm) Nêu những nguyên nhân chung dẫn đến sự phát triển kinh tế của Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Anh/ chị hãy đề xuất một số biện pháp nhằm xây dựng và phát triển kinh tế của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. Hết Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị coi thị không giải thích gì thêm.
  2. UBND TỈNH BẮC NINH HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO DỰ THI HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA NĂM 2021 Môn thi: Lịch sử Ngày thi: 6 tháng 10 năm 2020 (Hướng dẫn chấm có 05 trang) Câu Nội dung Điểm Câu Trên cơ sở nhiệm vụ, hình thức đấu tranh, tính chất và kết quả của cuộc cách Điểm 1 mạng tháng Mười Nga năm 1917, hãy rút ra những điểm giống nhau cơ bản 2,5 giữa cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 với cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam. * Nhiệm vụ, hình thức tính chất và kết quả - Nhiệm vụ: lật đổ chính phủ lâm thời tư sản, giải phóng giai cấp vô sản, nhân 0,25 dân lao động Nga thực hiện giải phóng các dân tộc thuộc địa trong đế quốc Nga - Hình thức đấu tranh: 0,25 + Từ tháng 4 đến tháng10: đấu tranh hòa bình + Sau đó chuyển sang thời kì khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền - Tính chất: là Cuộc cách mạng Vô sản (CMXHCN) và giải phóng dân tộc 0,25 - Kết quả: Chính phủ tư sản lâm thời bị lật đổ, giành chính quyền về tay giai cấp 0,25 Xô Viết thực hiện các biện pháp thủ tiêu những tàn tích của chế độ phong kiến * Điểm giống cơ bản . - Giai cấp lãnh đạo: giai cấp vô sản 0,25 - Khuynh hướng phát triển: xây dựng nền chuyên chính vô sản 0,25 - Đều có tính chất giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp 0,25 - Đều kết hợp giữa 2 lực lượng: lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang 0,25 - Hình thức đấu tranh: khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. Kết hợp hình thức 0,25 đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang - Hình thái: kết hợp nổi dậy ở nông thôn và thành thị, giành thắng lợi ở thành thị 0,25 đóng vai trò quyết định. Câu Tóm tắt điều kiện lịch sử của phong trào yêu nước Việt Nam cuối thế kỉ XIX, Điểm 2 đầu thế kỉ XX. Yếu tố nào quyết định khuynh hướng của mỗi phong trào? 2,5 * Điều kiện lịch sử - Phong trào yêu nước cuối XIX 1,0 + Chính trị: thực dân Pháp căn bản hoàn thành xâm lược Việt Nam + Kinh tế: vẫn là một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu + Xã hội: chưa có sự phân hóa, chỉ có hai giai cấp nông dân và địa chủ + Tư tưởng: phong kiến - Phong trào yêu nước đầu XX 1,0 + Chính trị: Pháp căn bản hoàn thành bình định Việt Nam + Kinh tế: có sự chuyển biến về tính chất và cơ cấu kinh tế + Xã hội: có sự phân hóa, xuất hiện giai cấp, tầng lớp mới + Tư tưởng: dân chủ tư sản * Yếu tố quyết định: Tư tưởng - Tư tưởng là yếu tố quyết định khuynh hướng của mỗi phong trào cũng như 0,25 lãnh đạo phong trào - Tư tưởng quyết định phương hướng tiến lên sau khi giành độc lập sẽ phát triển 0,25 theo con đường phong kiến hay con đường TBCN
  3. Câu Có đúng hay không khi khẳng định: Hoạt động của tư sản Việt Nam trong Điểm 3 những năm 1919-1925 mang nặng tính chất cải lương? Giải thích. 3,0 * Khẳng định: Đây là nhận định Đúng 0,5 * Giải thích - Tư sản Việt Nam ra đời từ trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp, giai cấp tư sản Việt Nam sớm bị tư sản Pháp và tư sản nước ngoài cạnh tranh, 0,25 chèn ép. Họ có ý thức dân tộc, sớm tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản nên đã sớm đứng lên đấu tranh nhằm giành lấy một vị trí khá hơn trong nền kinh tế Việt Nam. - Hoạt động tiêu biểu : + Năm 1919, tư sản Việt Nam đã tổ chức cuộc tẩy chay tư sản Hoa kiều « chấn 0,25 hưng nội hóa », « bài trừ ngoại hóa » + Năm 1923, địa chủ và tư sản Việt Nam đấu tranh chống tư bản Pháp độc 0,25 quyền một số tư sản và địa chủ lớn ở Nam Kì lập ra Đảng Lập hiến - Kết quả: + Buộc Pháp phải nhượng bộ một số quyền lợi: tham gia Hội đồng quản hạt Nam kì, Viện dân biểu Bắc Kì, Trung Kì. Tuy nhiên, khi được một số quyền lợi thì 0,25 quay sang thỏa hiệp với Pháp. + Có tác dụng cổ vũ tinh thần yêu nước của nhân dân ta và góp phần chuẩn bị 0,25 điều kiện cho những phong trào đấu tranh sau. + Phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản ở Việt Nam trong những năm 1919- 1925 mang tính chất dân chủ công khai với những hình thức tổ chức và hoạt 0,25 động phong phú song còn mang tính cải lương, thoả hiệp. - Nhận xét: + Mục tiêu: không hướng tới lật đổ chế độ thực dân phong kiến, không nhằm chuẩn bị lực lượng để tiến lên làm cách mạng giải phóng dân tộc, coi những mục 0,25 tiêu trước mắt cũng là mục tiêu cuối cùng. + Phương pháp: chỉ đấu tranh bằng những hình thức công khai, hợp pháp 0,25 + Tổ chức: Đảng Lập hiến chỉ tập hợp tư sản và địa chủ lớp trên. Mặc dù có đưa ra một số khẩu hiệu đòi tự do dân chủ để lôi kéo quần chúng, nhưng khi bị Pháp 0,25 đàn áp hoặc nhân nhượng một vài quyền lợi thì họ lại đi vào con đường đầu hàng, thỏa hiệp. + Phong trào chỉ giới hạn trong khuôn khổ của chế độ thực dân phong kiến, phục vụ quyền lợi của các tầng lớp trên nên nhanh chóng bị phong trào quần chúng 0,25 vượt qua. Câu Vì sao năm 1941 Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương thành lập Mặt Điểm 4 trận Việt Nam độc lập đồng minh? Nêu vai trò của Mặt trận Việt Minh đối 3,0 với Cách mạng Việt Nam. * Vì sao - Do yêu cầu của sự nghiệp giải phóng dân tộc 0,5 + Tháng 9/ 1939, Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ + Tháng 9/ 1940, phát xít Nhật vào Đông Dương Pháp - Nhật câu kết với nhau mâu thuẫn dân tộc gay gắt - Do yêu cầu phải giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương 0,5 + Nhân dân ba nước Đông Dương: Việt Nam, Lào, Campuchia có chung kẻ thù, có điều kiện lịch sử, truyền thống + Việc giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương sẽ phát huy được tinh thần và sức mạnh nội lực của mỗi dân tộc cũng như sức mạnh đoàn kết của ba dân tộc Đông Dương
  4. - Do yêu cầu phải phối hợp với lực lượng đồng minh chống phát xít trong Chiến 0,5 tranh thế giới thứ hai * Vai trò - Mặt trận Việt Minh tập hợp lực lượng toàn dân tộc có tác dụng cô lập và phân hóa cao độ kẻ thù chĩa mũi nhọn đấu tranh vào chúng 0,25 - Mặt trận Việt Minh có vai trò xây dựng lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, 0,25 căn cứ địa cách mạng - Mặt trận Việt Minh thực hiện chức năng của một chính quyền 0,25 - Trong những ngày Tổng khởi nghĩa, MTVM cùng với Trung ương Đảng 0,25 trực tiếp lãnh đạo toàn dân chớp thời cơ giành chính quyền - Trong hơn một năm đầu tiên sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công, Mặt 0,25 trận Việt Minh đã cùng với Trung ương Đảng, chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo nhân dân xây dựng và bảo vệ chính quyền mới - Năm 1951, Mặt trận Việt Minh đã hòa mình vào Mặt trận Liên Việt 0,25 Câu Phát biểu ý kiến về nhận định: Kế hoạch quân sự Nava của Pháp – Mĩ trong Điểm 5 chiến tranh Đông Dương (1946 - 1954) là một kế hoạch phiêu lưu, mạo hiểm 3,0 nên quân đội và nhân dân Việt Nam có thể phá được một cách dễ dàng. * Khẳng định: nhận định trên không chính xác 0,5 * Kế hoạch Nava là sự chuẩn bị chu đáo của Pháp – Mĩ. - Ngày 7/5/1953, được sự thoả thuận của Mĩ, chính phủ Pháp cử tướng Nava làm tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương. Nava đề ra một kế 0,25 hoạch quân sự được cả hai chính phủ Pháp- Mĩ chấp thuận. - Mục tiêu: giành lại quyền chủ động chiến lược trên chiến trường với hi vọng trong 18 tháng giành thắng lợi quyết định để “kết thúc chiến tranh trong danh 0,25 dự”. - Kế hoạch Nava được chia thành 2 bước tiến công chiến lược: + Bước 1: từ thu đông 1953 – xuân 1954: giữ thế phòng ngự chiến lược ở Bắc 0,25 Bộ, tiến công chiến lược để bình định Trung Bộ và Nam Đông Dương tập trung binh lực xây dựng quân đội cơ động chiến lược mạnh. + Bước 2: từ thu – đông 1954, chuyển lực lượng ra chiến trường Bắc Bộ, thực hiện tiến công chiến lược, cố giành thắng lợi quân sự quyết định buộc ta phải 0,25 đàm phán nhằm kết thúc chiến tranh. => Như vậy, đây là kế hoạch do một tướng lĩnh nổi tiếng trong giới quân sự Pháp - Mĩ vạch ra: Đại tướng Nava - Tổng chỉ huy trưởng được Hội đồng quốc phòng và Hội đồng Chính phủ Pháp thông qua, được Chính phủ Mĩ ủng hộ và chi phí để thực hiện kế hoạch. Cả Pháp và Mĩ đều tin tưởng kế hoạch này sẽ 0,25 hoàn thành trong 18 tháng. * Bộ Chính trị Trung ương Đảng đề ra chủ trương đúng đắn, sáng tạo - Tháng 9/1953, Bộ Chính trị trung ương Đảng họp và đề ra kế hoạch tác chiến đông – xuân 1953 – 1954: + Nắm vững nhiệm vụ tiêu diệt địch là chính 0,25 + Phương hướng chiến lược: Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công lớn vào những hướng quan trọng mà địch tương đối yếu tạo điều kiện thuận lợi 0,25 cho ta tiêu diệt từng bộ phận sinh lực của chúng. + Phương châm chiến lược: “Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt”, “đánh ăn chắc, tiến ăn chắc, chắc thắng thì đánh cho kì thắng, không chắc thắng kiên quyết 0,25 không đánh”. - Dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân dân ta đã mở cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953- 1954 với đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ giành thắng lợi đã 0,25 đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava, giáng một đòn quyết định , làm xoay chuyển cục diện chiến tranh
  5. => Như vậy, việc làm phá sản kế hoạch Nava không phải đơn giản, dễ dàng, mà phải dựa trên sự lãnh đạo sáng tạo, đúng đắn của Đảng, khoét sâu mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán binh lực của địch, đánh vào bản chất của kế hoạch 0,25 quân sự Nava, thực hiện kế sách “điều địch để đánh địch”. Đó là kết quả của việc đánh địch bằng mưu kế, phản ánh trí tuệ đánh giặc của dân tộc, của Đảng và của quân đội nhân dân Việt Nam. Câu Lập bảng thống kê theo nội dung sau đây về những thắng lợi của quân dân Điểm 6 Việt Nam ở hai miền Nam – Bắc trong cuộc kháng chiến chống Mĩ thời kì 3,0 1954 – 1973. Giai đoạn Quân dân miền Bắc Quân dân miền Nam 1954 – 1960 - Hoàn thành cải cách ruộng - Thắng lợi trong phong đât. trào Đồng Khởi 1959 – - Tổ chức thắng lợi Đại hội đại 1960. 0,75 biểu toàn quốc lần ba của Đảng 9/1960. 1961 – 1965 Hoàn thành thắng lợi kế hoạch - Từng bước làm phá sản Nhà nước 5 năm lần thứ nhất. chiến lược Chiến tranh đặc biệt với những chiến thắng lớn: Chiến thắng Ấp Bắc (2/1/1963); chiến thắng Bình Giã 0,75 (1/12/1964); chiến thắng An Lão, Đồng Xoài, Ba Gia (đông xuân 1964 – 1965). 1965 – 1968 Cuộc đấu tranh chống chiến Từng bước làm phá sản tranh phá hoại lần thứ nhất của chiến lược Chiến tranh Mĩ (1964 – 1968) giành thắng Cục bộ với những chiến lợi. thắng lớn: Chiến thắng 0,75 Vạn tường (8/1965); Chiến thắng trong cuộc Tổng tiến công và nổi dạy xuân 1968. 1969 – 1973 Quân dân miền Bắc chống chiến Chiến thắng của quân dân tranh phá hoại lần hai của Mĩ. miền Nam trong cuộc tiến Với đỉnh cao là chiến thắng công chiến lược Xuân hè trong trận “Điện Biên Phủ trên 1972. 0,75 không” cuối năm 1972. Hiệp định Pari kí kết ngày 27 – 1 – 1973 chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam Câu Nêu những nguyên nhân chung dẫn đến sự phát triển kinh tế của Mĩ, Nhật Điểm 7 Bản, Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Anh/ chị hãy đề xuất một số 3,0 biện pháp nhằm xây dựng và phát triển kinh tế của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. * Nguyên nhân chung - Vai trò điều tiết, quản lí của nhà nước 0,5 - Áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại 0,5 - Tận dụng những yếu tố từ bên ngoài 0,5 * Đề xuất biện pháp Thí sinh có thể trình bày những ý kiến khác nhau về những biện pháp Mỗi ý đúng được 0,25 điểm nhưng không quá 1,5 điểm.
  6. - Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, Việt Nam tham gia một một sân chơi mà luật chơi đã được định sẵn, lợi ích không được chia đều cho các bên tham gia 0,25 đòi hỏi Việt Nam phải tranh thủ thời cơ, vượt qua thách thức - Tăng cường sự quản lí của nhà nước bằng những chủ trương, chính sách phù 0,25 hợp , chủ động hội nhập - Áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại vào 0,25 sản xuất, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm - Tranh thủ nguồn vốn đầu tư, kĩ thuật từ bên ngoài, học hỏi trình độ quản lí 0,25 của các nước sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đi đôi với xây dựng đất nước, phát triển nội lực Kết hợp sức mạnh nội lực với nguồn lực bên ngoài - Đầu tư cho giáo dục, coi giáo dục là quốc sách, chú trọng nhân tố con người 0,25 đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu sản xuất và phát triển kinh tế - Đi đôi với quá trình hội nhập, phát triển kinh tế, cần chú trọng vấn đề an ninh quốc 0,25 gia, bảo vệ chủ quyền, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc