Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 27 đến 30 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Phan Ngọc Hiển

BÀI 30. VAI TRÒ VÀ NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI

I. MỤC TIÊU: Sau bài học này HS có khả năng về kiến thức, kĩ năng, thái độ như sau 

1. Kiến thức

- Biết được vai trò của ngành chăn nuôi trong nền kinh tế quốc dân.

- Biết được một số nhiệm vụ phát triển chăn nuôi của nước ta trong thời gian tới. 

2. Kỹ năng: có thể thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển chăn nuôi 

3. Thái độ: có thái độ và ý thức học tập tốt nội dung kiến thức về kĩ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và vận dụng vào công việc chăn nuôi tại gia đình.

4. Năng lực: hình thành và phát triển cho học sinh năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, hợp tác, năng lực thể chất.

II. CHUẨN BỊ 

1. Giáo viên: Giáo án, SGK, SGV, một số tài liệu minh hoạ về sản lượng sản phẩm chăn nuôi phục vụ cho tiêu dùng  và xuất khẩu.

2. Học sinh: Đọc trước bài mới

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC

1. Khởi động: (5 phút)

doc 9 trang BaiGiang.com.vn 31/03/2023 4340
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 27 đến 30 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Phan Ngọc Hiển", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_tiet_27_den_30_nam_hoc_2020_2021_tru.doc

Nội dung text: Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 27 đến 30 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Phan Ngọc Hiển

  1. Công Nghệ 7 Năm học: 2020 – 2021 === Ngày soạn: 24 / 11 / 2020 Tuần dạy: 14 - Tiết: 27 Phần 3. CHĂN NUÔI Chủ đề 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ KĨ THUẬT CHĂN NUÔI BÀI 30. VAI TRÒ VÀ NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI I. MỤC TIÊU: Sau bài học này HS có khả năng về kiến thức, kĩ năng, thái độ như sau 1. Kiến thức - Biết được vai trò của ngành chăn nuôi trong nền kinh tế quốc dân. - Biết được một số nhiệm vụ phát triển chăn nuôi của nước ta trong thời gian tới. 2. Kỹ năng: có thể thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển chăn nuôi 3. Thái độ: có thái độ và ý thức học tập tốt nội dung kiến thức về kĩ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và vận dụng vào công việc chăn nuôi tại gia đình. 4. Năng lực: hình thành và phát triển cho học sinh năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, hợp tác, năng lực thể chất. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Giáo án, SGK, SGV, một số tài liệu minh hoạ về sản lượng sản phẩm chăn nuôi phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu. 2. Học sinh: Đọc trước bài mới III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Khởi động: (5 phút) Mục tiêu: Tạo sự hứng thú, say mê học tập của học sinh trước khi bước vào bài mới - Yêu cầu Hs trình bày: + Việc bảo vệ và khoanh nuôi rừng có ý nghĩa như thế nào? + Em hiểu biết gì về ngành chăn nuôi ở nước ta? - HS hoạt động cá nhân - GV nhận xét và đặt vấn đề: Chăn nuôi là 1 trong 2 ngành sản xuất chính trong nông nghiệp. Chăn nuôi và trồng trọt luôn hỗ trợ nhau phát triển. Phát triển chăn nuôi toàn diện trên cơ sở đẩy mạnh chăn nuôi trang trại và gia đình để đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng thực phẩm ngày càng lớn của nhân dân và xuất khẩu. Chăn nuôi là một ngành sản xuất nông nghiệp có chức năng chuyển hoá những sản phẩm của trồng trọt và phế, phụ phẩm một số ngành công nghiệp chế biến thực phẩm thành sản phẩm vật nuôi có giá trị cao. Vậy sản phẩm của ngành chăn nuôi bao gồm những gì? Trong chăn nuôi người ta thường nuôi những con vật nào? Nhằm mục đích gì? Liên hệ với địa phương? Trong thời gian tới, nhiệm vụ của ngành chắn nuôi nước ta phải làm những việc gì?Để trả lời cho các câu hỏi đó, ta cùng nhau tìm hiểu bài hôm nay. 2. Hình thành kiến thức: (35 phút) HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT *Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của chăn nuôi.(20 phút) Mục tiêu: Biết được vai trò của ngành chăn nuôi trong nền kinh tế quốc dân. I. Vai trò của chăn nuôi. - GV tổ chức hoạt động cá nhân === Trường THCS Phan Ngọc Hiển Tổ: Sinh – Hóa – Địa – Công nghệ
  2. Công Nghệ 7 Năm học: 2020 – 2021 === - HS tìm hiểu nội dung thông tin và trả lời câu hỏi. + Chăn nuôi cung cấp những loại thực phẩm gì? + Các sản phẩm này có vai trò gì trong đời sống? + Hiện nay có còn cần sức kéo từ vật nuôi không? + Em biết những loại vật nuôi nào có thể cho sức kéo? + Ngoài vai trò về cung cấp thực phẩm, sức kéo thì chăn nuôi còn có vài trò gì khác nữa? *Giới thiệu thêm: Con thỏ, chuột bạch là những vật nuôi có giá trị trong nghiên cứu khoa học, tạo vắc xin, huyết thanh phục vụ cho ngành thú y và y tế + Tóm lại chăn nuôi có các vai trò gì? - Cung cấp thực phẩm có giá trị dinh + Giữa ngành chăn nuôi và trồng trọt có mối quan dưỡng cao, phục vụ nhu cầu trong hệ với nhau như thế nào? Hỗ trợ nhau như thế nào? nước và xuất khẩu. + Làm thế nào để giữ vệ sinh môi trường khi sử - Cung cấp nguyên liệu cho ngành dụng phân chuồng bón ruộng? công nghiệp nhẹ, chế biến vắc xin, - HS trả lời huyết thanh phục vụ cho ngành thúy - HS khác nhận xét bổ sung và y tế. - GV nhận xét và chốt kiến thức - Cung cấp phân bón cho ngành trồng trọt, lâm nghiệp và chăn nuôi một số ngành thủy sản. *Hoạt động 2. Tìm hiểu nhiệm vụ của ngành chăn nuôi ở nước ta.(15 phút) Mục tiêu: Biết được một số nhiệm vụ phát triển chăn nuôi của nước ta trong thời gian tới. II. Nhiệm vụ của ngành chăn nuôi - GV tổ chức cho học sinh hoạt động cặp đôi 3 phút ở nước ta - HS hoạt động cặp đôi trả lời câu hỏi. + Ngành chăn nuôi nước ta có mấy nhiệm vụ? Đó là những nhiệm vụ gì? + Theo em phát triển chăn nuôi toàn diện là như thế - Phát triển chăn nuôi toàn diện. nào? - Chuyển giao tiến bộ kĩ thuật cho + Gia đình em nuôi con nào? Địa phương em có người dân những quy mô chăn nuôi nào? - Tăng cường đầu tư, nghiên cứu và - HS đại diện nhóm trả lời câu hỏi quản lí. - HS nhóm khác nhận xét, bổ sung - Mục tiêu chung: Tăng nhanh số - GV nhận xét và chốt kiến thức lượng và chất lượng sản phẩm. 3. Luyện tập (4 phút) Mục tiêu: Dựa vào những kiến thức đã học, học sinh trả lời các câu hỏi. - HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi. Cho biết nhiệm vụ phát triển chăn nuôi ở - HS trả lời. nước ta trong thời gian tới. - GV nhận xét. === Trường THCS Phan Ngọc Hiển Tổ: Sinh – Hóa – Địa – Công nghệ
  3. Công Nghệ 7 Năm học: 2020 – 2021 === 4. Hướng dẫn về nhà (1 phút) - Học bài, trả lời theo câu hỏi cuối SGK - Đọc kĩ phần ghi nhớ - Đọc trước bài 31: Giống vật nuôi. IV. RÚT KINH NGHIỆM === Ngày soạn: 24 / 11 / 2020 Tuần dạy: 14 - Tiết: 28 BÀI 31: GIỐNG VẬT NUÔI I. MỤC TIÊU: Sau bài học này HS có khả năng về kiến thức, kĩ năng, thái độ như sau 1. Kiến thức: - Biết được khái niệm về giống vật nuôi. - Biết được vai trò của giống vật nuôi trong chăn nuôi. 2. Kỹ năng: biết cách phân loại giống vật nuôi. 3. Thái độ: liên hệ thực tế để thấy được sự đa dạng của giống vật nuôi ở địa phương và vai trò của con người trong quá trình hình thành giống vật nuôi. 4. Năng lực: hình thành và phát triển cho học sinh năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, hợp tác, năng lực thể chất. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Giáo án, SGK, SGV. Tìm hiểu về các giống vật nuôi đang có trong địa bàn dân cư xung quanh trường học hoặc đang có trong huyện, tỉnh. 2. Học sinh: Đọc trước bài mới, tìm hiểu về các giống vật nuôi ở địa phương. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Khởi động (5 phút) Mục tiêu: Tạo sự hứng thú, say mê học tập của học sinh trước khi bước vào bài mới - Yêu cầu Hs trình bày: + Nêu vai trò và nhiệm vụ của ngành chăn nuôi nước ta trong thời gian tới + Em hiểu biết gì về giống vật nuôi? - HS hoạt động cá nhân - GV nhận xét và đặt vấn đề: Ca dao tục ngữ có câu: “Tốt giống, tốt má, tốt mạ, tốt lúa”, điều này nói lên mối quan hệ chặt chẽ giữa giống với năng suất và chất lượng sản phẩm. Trong bài học này chúng ta sẽ biết thế nào là giống vật nuôi và vai trò quan trọng của giống vật nuôi đối với ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm như thế nào? Để trả lời cho các câu hỏi đó, ta cùng nhau tìm hiểu bài hôm nay. 2. Hình thành kiến thức (35 phút) === Trường THCS Phan Ngọc Hiển Tổ: Sinh – Hóa – Địa – Công nghệ
  4. Công Nghệ 7 Năm học: 2020 – 2021 === HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT *Hoạt động 1. Tìm hiểu khái niệm về giống vật nuôi (20 phút) Mục tiêu: Biết được khái niệm về giống vật nuôi. I. Khái niệm về giống vật nuôi - GV tổ chức cho HS hoạt động cặp đôi 1. Thế nào là giống vật nuôi? - HS hoạt động cặp đôi trả lời câu hỏi. - Giống vật nuôi là sản phẩm do con người + Muốn chăn nuôi trước hết phải có điều tạo ra, mỗi giống vật nuôi đều có đặc điểm kiện gì? ngoại hình giống nhau, có năng suất và + Để nhận biết vật nuôi của một giống cần chất lượng sản phẩm như nhau, có tính di chú ý điều gì? truyền ổn định, có số lượng cá thể nhất + Theo em hiểu thế nào là giống vật nuôi? định + Để nhận biết vật nuôi của 1 giống cần chú - Để biết vật nuôi của một giống ta cần chú ý những gì? ý -HS đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận + Đặc điểm về ngoại hình (màu sắc, lông, xét và bổ sung. da, các bộ phận cơ thể) - GV nhận xét và chốt lại + Các số liệu về năng suất, sản lượng. + Sự ổn định về di truyền các đặc điểm của giống về đời sau. - GV tổ chức cho HS hoạt động cá nhân 2. Phân loại giống vật nuôi + Có mấy cách phân loại giống vật nuôi? + Phân loại theo địa lí là như thế nào? Ví dụ? + Phân loại theo hình thái ngoại hình là như thế nào? Ví dụ? + Phân loại theo mức độ hoàn thiện của giống là như thế nào? Ví dụ? + Phân loại theo hướng sản xuất là như thế nào? Ví dụ? - Theo địa lí. - HS trả lời được giống vật nuôi và phận loại - Theo hình thái ngoại hình. được giống vật nuôi - Theo mức độ hoàn thiện của giống. - HS khác nhận xét bổ sung - Theo hướng sản xuất. - GV nhận xét và chốt kiến thức *Hoạt động 2. Tìm hiểu vai trò của giống vật nuôi trong chăn nuôi (15 phút) Mục tiêu: Biết được vai trò của giống vật nuôi trong chăn nuôi. II. Vai trò của giống vật nuôi trong chăn - GV tổ chức hoạt động cá nhân nuôi + Giống vật nuôi có vai trò như thế nào 1. Giống vật nuôi quyết định đến năng trong chăn nuôi? suất chăn nuôi + Giống quyết định đến năng suất là như thế Trong cùng điều kiện nuôi dưỡng và chăm nào? sóc thì các giống khác nhau sẽ cho năng + Năng suất sữa và trứng của 2 loại gà logo suất chăn nuôi khác nhau với gà ri và 2 loại bò hà lan với bò sin là do 2. Giống vật nuôi quyết định đến chất yếu tố nào quyết định? lượng sản phẩm chăn nuôi === Trường THCS Phan Ngọc Hiển Tổ: Sinh – Hóa – Địa – Công nghệ
  5. Công Nghệ 7 Năm học: 2020 – 2021 === + Ngoài giống thì yếu tố nào quan trọng ảnh Để nâng cao hiệu quả chăn nuôi, con hưởng đến năng suất và chất lượng sản người không ngừng chọn lọc và nhân phẩm? giống để tạo ra các giống vật nuôi ngày + Chất lượng sữa dựa vào yếu tố nào? càng tốt hơn. + Hiện nay người ta làm gì để tăng hiệu quả chăn nuôi? - HS trả lời được vai trò của giống trong chăn nuôi. - HS khác nhận xét bổ sung - GV nhận xét và chốt kiến thức 3. Luyện tập: (4 phút) Mục tiêu: Dựa vào những kiến thức đã học, học sinh trả lời các câu hỏi. - HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi. Giống vật nuôi có vai trò như thế nào - HS trả lời. trong chăn nuôi? - GV nhận xét. 4. Hướng dẫn về nhà: (1 phút) - Học bài, trả lời theo câu hỏi cuối SGK - Đọc trước bài 32: sự sinh trưởng và phát dục vật nuôi” IV. RÚT KINH NGHIỆM Ngày soạn: 01 / 12 / 2020 Tuần dạy: 15 - Tiết: 29 Bài 32: SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT DỤC CỦA VẬT NUÔI I. MỤC TIÊU: Sau bài học này HS có khả năng về kiến thức, kĩ năng, thái độ như sau 1. Kiến thức: - Biết được định nghĩa về sự sinh trưởng và sự phát dục của vật nuôi - Biết được các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát dục. 2. Kỹ năng: học sinh am hiểu về vật nuôi áp dụng trong chăn nuôi. 3. Thái độ: - Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn chăn nuôi gia đình. - HS có thể gần gủi với vật nuôi. 4. Năng lực: hình thành và phát triển cho học sinh năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, hợp tác, năng lực thể chất. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Giáo án, SGK, SGV. === Trường THCS Phan Ngọc Hiển Tổ: Sinh – Hóa – Địa – Công nghệ
  6. Công Nghệ 7 Năm học: 2020 – 2021 === - Bảng phụ bảng số liệu về cân nặng, chiều cao, chiều dài của 1 số loài vật nuôi kèm theo hình vẽ con vật hoặc ảnh phóng to của loài vật nuôi đó. 2. Học sinh: Đọc trước bài mới, tìm hiểu về các giống vật nuôi ở địa phương. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Khởi động: (5 phút) Mục tiêu: Tạo sự hứng thú, say mê học tập của học sinh trước khi bước vào bài mới - GV đặt câu hỏi: + Thế nào là giống vật nuôi? Cho biết vai trò của giống vật nuôi trong chăn nuôi. + Trước khi sinh sản vật nuôi phải trãi qua các giai đoạn nào? - GV đặt vấn đề: Sự phát triển của vật nuôi từ lúc còn là hợp tử đến lúc thành cá thể non đến trưởng thành rồi già cỗi diễn ra rất phức tạp nhưng tuân theo những quy định nhất định. Trong giờ học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu những kiến thức cơ bản về quá trình sinh trưởng phát dục của vật nuôi và mối quan hệ khăng khít giữa sinh trưởng và phát dục, thông qua đó hiểu được vai trò nuôi dưỡng và điều kiện sống trong mối quan hệ với yếu tố di truyền để tạo nên năng suất, hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gia súc, gia cầm. 2. Hình thành kiến thức (35 phút) HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT *Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi (20 phút) Mục tiêu: Biết được định nghĩa về sự sinh trưởng và sự phát dục của vật nuôi I. Khái niệm về sự sinh trưởng và phát - GV tổ chức cho HS hoạt động cá nhân dục ở vật nuôi. + Quan sát hình ảnh 3 con ngan (H.54) Em 1. Sự sinh trưởng. có nhận xét gì về khối lượng, hình dạng, kích thước cơ thể? + Người ta gọi sự tăng khối lượng (Tăng cân) của con ngan trong quá trình nuôi dưỡng là gì? + Theo em hiểu sinh trưởng nghĩa là gì? Là sự tăng lên về khối lượng, kích thước và - HS trả lời các bộ phận của cơ thể - HS khác nhận xét - GV nhận xét và chốt kiến thức - GV tổ chức hoạt động nhóm (3 phút) + Quan sát hình 54: Mào ở con ngan trưởng thành nhất có đặc điểm gì nổi bật? + Ngan trưởng thành có đặc điểm gì mà ngan con không có được? + Con gà trống thành thục sinh dục khác con gà trống nhỏ ở những đặc điểm nào? - HS thảo luận đại diện nhóm trả lời 2. Sự phát dục - HS khác nhận xét Là sự thay đổi về chất của các bộ phận - GV nhận xét và chốt kiến thức (có thể ghi trong cơ thể === Trường THCS Phan Ngọc Hiển Tổ: Sinh – Hóa – Địa – Công nghệ
  7. Công Nghệ 7 Năm học: 2020 – 2021 === điểm cho HS) *Hoạt động 2:Tìm hiểu các yếu tố tác động đến sinh trưởng và phát dục của vật nuôi (15 phút) Mục tiêu: Biết được các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát dục. II. Các yếu tố tác động đến sinh trưởng - GV tổ chức hoạt động cá nhân và phát dục của vật nuôi. + Gà ri đẻ từ 70 – 90 trứng/năm. Gà lơgo đẻ từ 250 – 270 trứng /năm. Vậy nuôi thật tốt gà ri có thể tăng sản lượng trứng như gà lơgo không? Tại sao? + Muốn chăn nuôi đạt năng suất cao ta phải - Năng suất chăn nuôi là kết quả của quá làm gì? trình sinh trưởng và phát dục của vật nuôi. - HS trả lời được các yếu tố tác động đến - Năng suất chăn nuôi = giống (yếu tố di sinh trưởng và phát dục của vật nuôi truyền) + yếu tố ngoại cảnh(thức ăn, nuôi - HS khác nhận xét dưỡng, chăm sóc) - GV nhận xét và chốt kiến thức 3. Luyện tập: (4 phút) Mục tiêu: Dựa vào những kiến thức đã học, học sinh trả lời các câu hỏi. - HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi. * Đúng hay sai những câu sau đây? - HS trả lời. a. Sinh trưởng là sự thay đổi về chất các bộ - GV nhận xét. phận trong cơ thể b. Sinh trưởng, phát dục có 3 đặc điểm: không đồng đều, theo giai đoạn, theo chu kì.(đ) c. Phát dục là sự tăng về kích thước, số lượng các bộ phận trong cơ thể d. Yếu tố di truyền và ngoại cảnh ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát dục của vật nuôi.(đ) 4. Hướng dẫn về nhà: (1 phút) - Học bài, trả lời theo câu hỏi cuối SGK - Chuẩn bị nội dung tiết sau ôn tập IV. RÚT KINH NGHIỆM === Ngày soạn: 01 / 12 / 2020 Tuần dạy: 15 - Tiết: 30 === Trường THCS Phan Ngọc Hiển Tổ: Sinh – Hóa – Địa – Công nghệ
  8. Công Nghệ 7 Năm học: 2020 – 2021 === Bài 33: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHỌN LỌC VÀ QUẢN LÍGIỐNG VẬT NUÔI I. MỤC TIÊU: Sau bài học này HS có khả năng về kiến thức, kĩ năng, thái độ như sau 1. Kiến thức: - Biết được khái niệm về chọn giống vật nuôi. - Biết được một số phương pháp chọn, quản lí giống vật nuôi thông thườg. - Biết cách quản lý giống vật nuôi. 2. Kỹ năng: vận dụng chọn một số vật nuôi ở địa phương để gia đình chăn nuôi. 3. Thái độ: - Nghiêm túc, từ đó có thể vận dụng vào thực tiễn chăn nuôi gia đình. - Có ý thức trong việc chọn và quản lí giống vật nuôi. 4. Năng lực: hình thành và phát triển cho học sinh năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, hợp tác, năng lực thể chất. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Giáo án, SGK, SGV, một số tư liệu về cân nặng, độ dày mỡ lưng của lợn, sản lượng trứng của gia cầm 2. Học sinh: Đọc trước bài mới, tìm hiểu về các giống vật nuôi ở địa phương. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Khởi động: (5 phút) Mục tiêu: Tạo sự hứng thú, say mê học tập của học sinh trước khi bước vào bài mới - GV đặt câu hỏi: + Thế nào là sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi? + Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi. - GV đặt vấn đề: Muốn chăn nuôi đạt hiệu quả cao, người chăn nuôi phải duy trì công tác chọn lọc để giữ lại những con giống tốt nhất đóng góp tối đa cho thế hệ sau và loại bỏ những con có nhược điểm, việc đó gọi là chọn giống. Khi chọn lọc giống xong phải biết cách quản lí giống. Vậy làm thế nào để chọn lọc và quản lí giống vật nuôi? Ta cùng nhau tìm hiểu bài hôm nay. 2. Hình thành kiến thức: (35 phút) HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT *Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm về chọn giống vật nuôi (10 phút) Mục tiêu: Biết được khái niệm về chọn giống vật nuôi I. Khái niệm về chọn giống vật nuôi - GV tổ chức hoạt động cá nhân + Tại sao phải chọn giống vật nuôi? + Thế nào là chọn giống vật nuôi? + Lấy ví dụ về chọn giống vật nuôi. - HS trả lời được khái niệm về giống vật nuôi Căn cứ vào mục đích chăn nuôi để chọn - HS trả lời, nhận xét những vật nuôi đực và cái giữ lại làm giống === Trường THCS Phan Ngọc Hiển Tổ: Sinh – Hóa – Địa – Công nghệ
  9. Công Nghệ 7 Năm học: 2020 – 2021 === - GV nhận xét và chốt kiến thức gọi là chọn giống vật nuôi. *Hoạt động 2: Tìm hiểu một số phương pháp chọn giống vật nuôi (25 phút) Mục tiêu: Biết được một số phương pháp chọn, quản lí giống vật nuôi thông thườg II. Một số phương pháp chọn giống vật - GV tổ chức hoạt động nhóm(4 phút) nuôi + Để chọn giống vật nuôi cần sử dụng những 1. Chọn lọc hàng loạt phương pháp nào? Là phương pháp dựa vào các tiêu chuẩn đã + Thế nào là chọn lọc hàng loạt? định trước và sức sản xuất của từng vật + Cho ví dụ về chọn lọc hàng loạt? nuôi trong đàn để chọn ra những cá thể tốt nhất làm giống. + Phương pháp kiểm tra năng suất nghĩa là 2. Kiểm tra năng suất làm như thế nào? Các vật nuôi được nuôi dưỡng trong cùng - HS thảo luận nhóm đại diện nhóm trả lời một điều kiện chuẩn, trong cùng một thời - HS nhóm khác nhận xét, bổ sung gian rồi dựa vào kết quả đã đạt được đem - GV nhận xét và chốt kiến thức so sánh với những tiêu chuẩn đã định trước, lựa những con tốt nhất giữ lại làm giống. 3. Luyện tập (4 phút) Mục tiêu: Dựa vào những kiến thức đã học, học sinh trả lời các câu hỏi. - HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi. - Thế nào là chọn giống vật nuôi? - HS trả lời. - Quản lí giống vật nuôi nhằm mục đích gì? - GV nhận xét. 4. Hướng dẫn về nhà: (1 phút) - Học bài, trả lời theo câu hỏi cuối SGK - Chuẩn bị nội dung bài: Nhân giống vật nuôi IV. RÚT KINH NGHIỆM Năm Căn, ngày tháng . năm 2020 KÝ DUYỆT === Trường THCS Phan Ngọc Hiển Tổ: Sinh – Hóa – Địa – Công nghệ